Wednesday, February 28, 2007

Lịch sử một gương mặt đá

Công trình chạm khắc núi đá nổi tiếng Crazy Horse. (Ảnh: crazyhorse.org).

Crazy Horse Memorial là dự án nhân đạo giáo dục và văn hóa phi lợi nhuận nhằm tôn vinh những người Mỹ bản địa sống trên vùng Bắc Mỹ đặt ra 3 mục tiêu: điêu khắc núi đá, xây dựng Bảo tàng Anh Điêng và xây dựng trường ĐH Anh Điêng của Bắc Mỹ.

Nhà điêu khắc huyền thoại Korczak Ziolkowski - người khởi xướng dự án và kêu gọi lòng hảo tâm từ các quỹ từ thiện tư - đã chọn hình tượng anh hùng dân tộc Crazy Horse làm nguồn cảm hứng sáng tạo công trình khắc núi hùng vĩ. Sau hơn 10 năm miệt mài, cuối cùng gương mặt Crazy Horse đã dần lộ diện.

Dự tính khi hoàn thành, tượng đài Crazy Horse sẽ cao 170m, dài 192m và hoàn toàn được chạm khắc từ núi đá, trong đó khuôn mặt Crazy Horse chiếm chiều cao 26,7m.

1987 - Ruth Ziolkowski trước vách núi vô tri cao 21 mét

Tháng 4/1990 - hoàn tất việc “đánh bóng” phần trán

Tháng 2/1991 - bắt đầu tạo hốc mắt và dựng mũi

Tháng 6/1991 - vầng trán lớn đã đi vào “khuôn khổ”,
mắt phải cũng dần “lên hình”

Tháng 8/1993 - mũi, mí mắt rõ nét dần,
mắt gắn thêm đồng tử giả

Tháng 7/1994 - tạo đường nét má trái bằng thuốc nổ

Tháng 8/1996 - công đoạn tiến dần xuống phía cằm và môi

Ngày 3/6/1998 - khai trương “Khuôn mặt Crazy Horse”

H.Minh

Theo crazyhorse.or

Tiếu lâm mà !

Thổ già hỏi chị Thắm:

- Tại sao mọi người thích làm "chuyện ấy" thế ?
-Thì cũng giống như mày thích ngoáy mũi mà
-Thế con trai sướng hơn, hay con gái sướng hơn
-Thế mày ngoáy mũi thì mũi sướng hay ngón tay mày sướng ?
-Thế tại sao khi con gái bị cưỡng.....thì sao lại không sướng ?
-Thế có kẻ chọc tay vào mũi mày thì mày có sướng nổi không ?
-Thế tại sao con gái đến tháng thì không làm chuyện đấy ?
-Mày chảy máu cam thì có muốn ngoáy mũi nữa không ?
-Tại sao con trai không thích đeo BCS khi làm chuyện đấy ?
-Thế mày ngoáy mũi thì có thích đeo găng tay không?

Tuesday, February 27, 2007

Sài Gòn giàu - nghèo chấm phá

Thu nhập bình quân của dân Việt Nam năm 2006 theo ước tính khoảng trên 700 USD/người/năm (chính xác là 715 USD). Mặt bằng chung là vậy, tuy nhiên trên thực tế, ở nước ta, số người có thu nhập hàng năm dưới 200 USD cũng không ít.

Thời gian gần đây, người ta nói nhiều đến chuyện giàu nghèo. Nhưng giàu đến mức nào và nghèo ra sao thì ít người nắm chính xác, chỉ mơ hồ thấy rằng khoảng cách giàu - nghèo ngày càng lớn.

Trong bài viết này, chúng tôi cố gắng phác thảo vài mảnh sáng - tối, giàu - nghèo trong một số bộ phận người dân Sài Gòn, để nhìn được rõ hơn mặt trái của quá trình chuyển đổi nền kinh tế và hiểu hơn về đời sống người dân qua các mảng thu nhập, nhà ở và chi tiêu của họ.

Giàu “nứt đố đổ vách”?

Bạn tôi bảo: “Ở Hà Nội có câu lạc bộ (không chính thức, họp tự phát) mà tên gọi đi đôi với thu nhập: “Câu lạc bộ bốn mươi triệu”. Điều kiện để là thành viên của câu lạc bộ này là những người làm ăn chân chính. Buôn bán, sản xuất hay viên chức khoa học..., mặc kệ, chỉ cần có thu nhập hàng tháng là 40 triệu đồng trở lên (bằng 40 lần thu nhập bình quân đầu người Việt Nam hiện tại).

Nhóm này nghe nói chơi với nhau không phải theo dạng nhà giàu tập hợp ăn chơi, mà là chia sẻ công việc, kinh nghiệm để nhắm tới việc đổi tên nhóm theo hướng... tăng số (50 triệu, 60 triệu, chẳng hạn)”.

Thấy tôi còn nghi ngờ trước thông tin này, tay bạn kỹ sư xây dựng thuộc tuýp “1 triệu một ngày” (thu nhập trên dưới 30 triệu đồng/tháng) này cười ruồi : “Chuyện đó nhỏ, ở ngay thành phố mình, chỉ không có câu lạc bộ thôi chứ khối đứa có thu nhập cả trăm triệu đồng/tháng, làm ăn chân chính!”. Tôi hỏi ngay: “Ca sĩ ? “. Trả lời : “Không, đó chỉ là thiểu số... sao xẹc và không bền”. “Vậy thì mấy doanh nhân cỡ... gạch, bánh ngọt, gỗ...? “. “Cũng không, ai lại lấy đại gia làm ăn lớn ra mà ví dụ, những người bình thường thôi”.

Thấy tôi vẫn còn... ngớ người, tên bạn nối khố đã giúp tôi, một đứa chỉ có thể gia nhập câu lạc bộ...triệu rưỡi/tháng, làm quen với một số người ăn nên làm ra là bạn hắn.

C. (vì để giữ cho người được đề cập trong bài thuận lợi trong làm ăn, theo yêu cầu của họ, chúng tôi tạm viết tắt tên) là một thợ bạc có thâm niên 12 năm, C. chỉ mới 32 tuổi, chưa vợ, hiện là chủ một cơ sở gia công đồ nữ trang, chủ yếu là vàng 18K , vàng trắng và bạc. Cơ sở của C. nằm trong một con hẻm nhỏ ở Gò Vấp, có 20 thợ làm công nhật. Hiện sản phẩm của anh phần lớn gia công theo đơn đặt hàng của các chành (dân buôn sỉ ở các tỉnh).

Thu nhập hàng ngày C. không nói chính xác nhưng “trừ chi phí cũng còn đôi ba triệu anh ạ!”. C. làm việc quần quật, chạy ngoài đường suốt ngày để liên hệ mối lái, rồi trông coi thợ, nhiều đêm làm hàng gấp, anh cũng ngồi vào bàn làm với thợ.

Nói chung, như nhận xét của anh bạn kỹ sư : “Nó giàu bởi chịu khó, có tiền nhưng rất cực. Làm ăn cực kỳ uy tín và tất nhiên rất chân chính !”.

So với C., K. có thu nhập không thua kém nhưng ít vất vả hơn. Anh này vừa là chuyên viên kiểm toán của một công ty tài chính, lương không dưới 2.000 USD/tháng, lại vừa là chủ của khoảng chục cái đại lý bưu điện. Như vậy, theo K. tiết lộ, chỉ riêng thu nhập hàng tháng từ các đại lý bưu điện đã có thể giúp anh gia nhập vào “Câu lạc bộ sang trọng gì đó ngoài Hà Nội”. Bạn có thể tính ra thu nhập của một cử nhân kinh tế mới 30 tuổi này rồi chứ?

C. và K. là các ví dụ về việc tự thân vận động, một mình gột bột nên hồ. Có những gia đình, việc tổ chức kinh tế trong nhà được cả nhà bắt tay cùng làm và đã gặt hái nhiều thành quả.

Ông V., chủ một nhà máy xay xát gạo ở Bình Chánh, có các cơ sơ khác ở Tiền Giang, Đồng Tháp là điển hình. Vợ chồng ông và ba người con trai, hai người con gái chia ra quản lý các cơ sở này. Thu nhập tổng cộng, theo người trong giới, không dưới 50 ngàn USD /tháng. Coi như mỗi thành viên trong nhà đều có thể tham gia “CLB 100 triệu”, nếu có và nếu thích.

Có một lớp người ở nước ta mới giàu lên sau giai đoạn mở cửa kinh tế, đây là thực tế. Những người này được Nhà nước khuyến khích và hỗ trợ làm giàu chân chính, chuyện này không ai than phiền và có ý kiến. Nhưng song song đó, cũng có một bộ phận không nhỏ những người dân vì kinh tế thị trường, vì áp lực phát triển xã hội mà không ngóc đầu lên được. Họ vô tình bị gạt ra khỏi guồng máy kinh tế, đúng hơn là bị đào thải để tạo lối bước cho những người có điều kiện đi qua theo các quy luật khắc nghiệt của kinh tế thị trường. Nói cách khác, họ bị loại trừ bởi chính những người hôm qua còn là đồng nghiệp, là bạn hàng, là anh em... của họ bởi các yếu tố kinh tế tác động.

Trớ trêu thay, những người đẩy người khác ra ngoài vòng chu chuyển phát triển đôi lúc cũng không hay biết hoặc không ngờ đến, và đôi lúc, lại tới lượt họ bị loại trừ ngay ngày mai.

Nghèo “tận cùng tận số”

Chủ tịch UBND một phường ở Tp.HCM nói với tôi: “Anh có tin là hiện nay vẫn còn chuyện có gia đình đến bữa vẫn xách rá đi mượn gạo không?”. Trả lời : “Tin”.

Người bạn làm công tác phong trào ở Cần Giờ kể: “Có nhà hiện nay mỗi ngày vẫn còn trông chờ vào con cá, mớ ốc mà người cha, người chồng đi câu, đi chài mang về đổi gạo”. “Cũng tin”.

Ở “Xóm Việt kiều” (Bình Chánh, Tp.HCM), có những cảnh nhà, hai bà cháu mỗi ngày chỉ sống dựa vào 5-10 ngàn đồng đi lượm ve chai kiếm được. ở “Xóm mù” Bình Hưng Hòa, hiện vẫn có vài bà lão không đi làm (bán vé số) nổi, sống dựa vào lòng hảo tâm của những người đồng cảnh ngộ trong xóm.

Ở “Xóm thuê nhà” mé sau ga Bình Triệu, nơi người ta sống nhờ khai thác “mỏ”... sắt vụn ở mé chân cầu Bình Triệu (nơi đây ngày trước là nơi sửa chữa tàu, có nhiều gỉ sắt đóng lớp dày dưới lòng đất theo năm tháng). Đây là vài “điểm nhấn” của cuộc sống bà con trong những xóm nghèo còn tồn tại ở thành phố lớn nhất nước này.

Đi sâu vào từng hoàn cảnh của người nghèo Sài Gòn, dễ dàng nhận ra, phía sau những phồn hoa, đô hội..., vẫn còn nhiều các cuộc đánh vật giữa mồ hôi và cái bao tử hàng ngày để mưu sinh, để đổi miếng cơm, để không bị đào thải bởi sự phát triển lạnh lùng của kinh tế thị trường.

Chị Xuân, bán xe đẩy trái cây trên đường Pasteur bảo: “Chỉ cần có 1 triệu làm vốn, tui sẽ có thu nhập tăng gấp 2-3 lần bây giờ và làm... bà chủ”. “Vậy là thế nào? “, tôi thắc mắc và đã tìm được ngay câu trả lời : chị đang đi bán thuê cho một ông chủ của hơn chục xe trái cây thế này, vốn liếng của người ta, công nhật 15 ngàn đồng/ngày. Chỉ cần 1 triệu, chị có thể tự thân vận động làm chủ công việc của mình.

Ra thế, cái giá của sự đổi đời quá thấp nhưng đã ngoài vòng tay với của không ít người nghèo. Tương tự chị Xuân là bà cụ 73 tuổi không con cháu bán xôi dạo trên đường Nguyễn Kiệm, bà mơ ước có được 500 ngàn “thế chân” cho một chủ nhà mặt tiền, để thuê được một chỗ ngồi buổi sáng bán xôi, giá 100 ngàn đồng/tháng.

Mà cũng phải, quy luật mạnh được yếu thua đang len lỏi vào tận từng ngóc ngách của cuộc sống người nghèo. Trở lại chuyện chị Xuân mơ làm bà chủ xe đẩy trái cây ở đường Pasteur kể trên, một “đồng nghiệp” cũng bán thuê như chị nói nhỏ với tôi sau khi nghe câu chuyện: “Nói vậy chứ chị ấy ra bán riêng là ... chết chắc. Người ta vốn mạnh, mua sỉ cho mình bán lẻ, cò con mà ra, không cạnh tranh nổi giá thì có nước... ăn cho hết. Đó là chưa nói, lơ mơ không biết “đường đi nước bước” thì vài ngày là bị hốt xe ngay...”.

Sống bình thường nhưng đừng biến động

Chúng ta vừa điểm qua một số hình ảnh của hai lớp người có khoảng cách xa nhất (nói về thu nhập) ở thành phố, đó là những người có thu nhập hàng chục ngàn USD và những người có thu nhập chỉ chừng 1-2 trăm USD mỗi năm. Thế thì lớp người ở khoảng giữa, lớp người “thường thường bậc trung” đang sống thế nào?

Anh L. và chị H. ở Gò Vấp. Anh là công nhân cơ khí, chị cũng công nhân nhưng ngành dệt. Tổng thu nhập của cả hai người khoảng 5 triệu đồng/tháng. Anh chị có 2 con nhỏ, đứa lớn học lớp 3, đứa nhỏ 4 tuổi gửi nhà trẻ. Vị chi, thu nhập bình quân đầu người của gia đình anh chị là gần 1.000 USD/năm, lớn hơn con số bình quân đầu người cả nước nhưng nhỏ hơn con số bình quân đầu người thành phố.

Chi tiêu mỗi tháng của anh chị gồm tiền ăn: 2,5 triệu đồng; tiền học cho 2 con: 1 triệu đồng; tiền điện, gas, nước, điện thoại, rác: 500 ngàn; tiền xăng: 300 ngàn, còn lại 700 ngàn để lo áo quần, giày dép, lễ nghĩa..., nói chung là phải chắt bóp và... "cấm bệnh nặng". Những tháng cuối năm có đám tiệc nhiều là khoảng thời gian chật vật của anh chị, lúc này trong kế hoạch chi tiêu bị bỏ đi phần mua sắm quần áo, nón mũ cho cả nhà.

Trong kế hoạch chi tiêu khít khao của một gia đình được coi là có thu nhập tương đối và công việc ổn định này, chúng ta không thấy phần của các nhu cầu bình thường khác như mua sữa cho con, giải trí cuối tuần, mua sách báo... Gay go hơn là không có khoảng ngân quỹ dự phòng để xoay xở lúc ốm đau, bệnh tật, tai nạn. Và cũng chẳng tìm ra kế hoạch mua nhà, mua xe, sắm tiện nghi...

Với ngân sách gia đình này, chỉ cần một đột biến hay thay đổi nhỏ trong chính sách quản lý nhà nước là có thể tạo khủng hoảng kinh tế cho họ. Ví dụ tăng giá xăng dầu, tăng giá điện, giá gas, giá nước...hay buộc mua phí bảo hiểm, mua nón bảo hiểm.

Nói như vậy để thấy rằng, trong các điều tiết xã hội để quản lý, để tạo sự phát triển..., Nhà nước phải tính toán đến tình hình chung này. Bởi, các mẫu gia đình thu nhập ổn định dạng như vừa kể là rất phổ biến ở các đô thị hiện nay.

Theo Lê Hữu Tuấn

Wednesday, February 14, 2007

Giấy chứng nhận "người"

Trên đoàn tàu, cô soát vé hết sức xinh đẹp cứ nhìn chằm chằm vào người đàn ông lớn tuổi áng chừng đi làm thuê, hạch sách: -Vé tàu!

Người đàn ông lớn tuổi lục khắp người từ trên xuống dưới một thôi một hồi, cuối cùng tìm thấy vé, nhưng cứ cầm trong tay không muốn chìa ra.

Cô soát vé liếc nhìn vào tay anh, cười trách móc:

- Đây là vé trẻ em.

Người đàn ông đứng tuổi đỏ bằng mặt, nhỏ nhẹ đáp:

-Vé trẻ em chẳng phải ngang giá vé người tàn tật hay sao?

Giá vé trẻ em và người tàn tật đều bằng một nửa vé, đương nhiên cô soát vé biết. Cô nhìn kỹ người đàn ông một lúc rồi hỏi:

-Anh là người tàn tật?

-Vâng, tôi là người tàn tật.

-Vậy anh cho tôi xem giấy chứng nhận tàn tật.

Người đàn ông tỏ ra căng thẳng. Anh đáp:

-Tôi... không có giấy tờ. Khi mua vé cô bán vé bảo tôi đưa giấy chứng nhận tàn tật, không biết làm thế nào, tôi đã mua vé trẻ em

Cô soát vé cười gằn:

-Không có giấy chứng nhận tàn tật, làm sao chứng minh được anh là người tàn tật?

Người đàn ông đứng tuổi im lặng, khe khẽ tháo giầy, rồi vén ống quần lên - Anh chỉ còn một nửa bàn chân.

Cô soát vé liếc nhìn, bảo:

- Tôi cần xem chừng từ, tức là quyển sổ có in mấy chữ "Giấy chứng nhận tàn tật", có đóng con dấu bằng thép của Hội người tàn tật!

Người đàn ông đứng tuổi có khuôn mặt quả dưa đắng, giải thích:

- Tôi không có hộ khẩu của địa phương, người ta không cấp sổ tàn tật cho tôi. Hơn nữa, tôi làm việc trên công trường của tư nhân. Sau khi xảy ra sự cố ông chủ bỏ chạy, tôi cũng không có tiền đến bệnh viện giám định...

tauhoa.jpg
Trưởng tàu nghe tin, đến hỏi tình hình.

Người đàn ông đứng tuổi một lần nữa trình bày với trưởng tàu, mình là người tàn tật, đã mua một chiếc vé có giá trị bằng vé của người tàn tật ...

Trưởng tàu cũng hỏi:

- Giấy chứng nhận tàn tật của anh đâu?

Người đàn ông đứng tuổi trả lời anh không có giấy chứng nhận tàn tật, sau đó anh cho Trưởng tàu xem nửa bàn chân của mình.

Trưởng tàu ngay đến nhìn cũng không thèm nhìn, cứ nhất quyết nói:

- Chúng tôi chỉ xem giấy chứng nhận, không xem người. Có giấy chứng nhận tàn tật chính là người tàn tật, có giấy chứng nhận tàn tật mới được hưởng chế độ ưu đãi vé người tàn tật. Anh mau mau mua vé bổ sung.

Người đứng tuổi bỗng thẫn thờ. Anh lục khắp lượt các túi trên người và hành lý, chỉ có bốn đồng, hoàn toàn không đủ mua vé bổ sung. Anh nhăn nhó và nói với trưởng tàu như khóc:

- Sau khi bàn chân tôi bị máy cán đứt một nửa, không bao giờ còn đi làm được nữa. Không có tiền, ngay đến về quê cũng không về nổi. Nửa vé này cũng do bà con đồng hương góp mỗi người một ít để mua giùm, xin ông mở lượng hải hà, giơ cao đánh khẽ, nương bàn tay cao quý, tha cho tôi.

Trưởng tàu nói kiên quyết:

- Không được.

Thừa dịp, cô soát vé nói với Trưởng tàu:

- Bắt anh ta lên đầu tàu xúc than, coi như làm lao động nghĩa vụ.

Nghĩ một lát, trưởng tàu đồng ý:

- Cũng được.

Một đồng chí lão thành ngồi đối diện với người đàn ông đứng tuổi tỏ ra chướng tai gai mắt, đứng phắt lên nhìn chằm chằm vào mắt vị trưởng tàu, hỏi:

- Anh có phải đàn ông không?

Vị trưởng tàu không hiểu, hỏi lại:

- Chuyện này có liên quan gì đến tôi có là đàn ông hay không?

- Anh hãy trả lời tôi, anh có phải đàn ông hay không?

- Đương nhiên tôi là đàn ông!

- Anh dùng cái gì để chứng minh anh là đàn ông? Anh đưa giấy chứng nhận đàn ông của mình cho mọi người xem xem?

Mọi người chung quanh cười rộ lên.

Thừ người ra một lát, vị truởng tàu nói:

- Một người đàn ông to lớn như tôi đang đứng đây, lẽ nào lại là đàn ông giả?

Đồng chí lão thành lắc lắc đầu, nói:

- Tôi cũng giống anh chị, chỉ xem chứng từ, không xem người, có giấy chứng nhận đàn ông sẽ là đàn ông, không có giấy chứng nhận đàn ông không phải đàn ông.

Vị trưởng tàu tịt ngóp, ngay một lúc không biết ứng phó ra sao.

Cô soát vé đứng ra giải vây cho Trưởng tàu. Cô nói với đồng chí lão thành:

- Tôi không phải đàn ông, có chuyện gì ông cứ nói với tôi.

Đồng chí lão thành chỉ vào mặt chị ta, nói thẳng thừng:

- Cô hoàn toàn không phải người!

- Cô soát vé bỗng nổi cơn tam bành, nói the thé:

- Ông ăn nói sạch sẽ một chút. Tôi không là người thì là gì?

Đồng chí lão thành vẫn bình tĩnh, cười ranh mãnh, ông nói:

Cô là người ư? Cô đưa giấy chứng nhận "người" của cô ra xem nào...

Mọi hành khách chung quanh lại cười ầm lên một lần nữa.

Chỉ có một người không cười. Đó là người đàn ông trung niên bị cụt chân. Anh cứ nhìn chân chân vào mọi thứ trước mặt. Không biết tự bao giờ, mắt anh đẫm lệ, không rõ anh tủi thân, xúc động, hay thù hận.

Thắng để làm gì ?

Mẹ Ngơ viết thư ra bảo: Tết nhất rồi, vợ chồng con cái về quê chơi, nhân thể góp tiền xây mộ tổ.

Thị Mẹt đang bận hội nghị công tác ngành, thằng cu lớn phải ở nhà lo thủ tục đi học đi học nước ngoài, Ngơ chỉ đem bé Nhím về thăm quê. Vừa bước chân đến cổng làng, ông trưởng họ trợn mắt hỏi:

- Sao không cho vợ mày về. Mày không nhớ vợ mày là giáo sư tiến sĩ à?

Ngơ tròn mắt:

- Giáo sư tiến sĩ thì sao ạ?

Ông trưởng họ lừ mắt:

- Mày bỏ quê ra phố lâu ngày, quên hết họ mạc rồi!

Nó rồi ồng chắp tay sau lưng bỏ đi. Ngơ ngớ ra, chạy như bay về nhà, hết toáng lên:

- Mẹ ơi mẹ! Tại sao giáo sư tiến sĩ thì phải về quê ăn tết, còn người thường thì không!

- Tất nhiên! Có thế mà cũng hỏi! Tưởng mày là báo cáo trung ương cái gì cũng biết. Bẻ óc ra, nghe mẹ nói đây này…

thangdelamgi.jpg

Ra là mỗi kỳ tết nhất sắp đến là mỗi kỳ các họ làng Ngơ tổng duyệt lực lượng. Họ mình có tám chục kĩ sư, ăn đứt họ chúng nó nhưng nó những bốn kĩ sư. Nhưng họ chúng nó có đến sáu chục trưởng phòng, mười một giám đốc, hơn họ mình những chín trưởng phòng, hai giám đốc. Bù lại, họ mình có ba sáu thạc sĩ, chín tiến sĩ. Tuy nhiên họ chúng cũng vừa không vừa, hai chục nhà báo trung ương lận, trong khi họ mình có chín ông nhà báo địa phương.

Ngơ kêu lên:

- Của đâu ra một họ làng có lắm người oách thế?

- Phải vét chứ! Phải vét hết ngược xuôi trong Nam ngoài Bắc, con cháu tha hương làm ăn, sinh con đẻ cái, đến đời thứ năm mới được thế.

- Trời, công sức đâu mà đi vét kiểu đó mẹ ơi!

- Họ người ta vét, họ mình ngu gì mà không vét! Phải lập ra ban bệ, cho người đi khắp nơi điều ra chứ.

A hiểu, mỗi họ lập ra một ban vét, vét cho sạch sành sanh bao nhiêu vinh dự tự hào đem về chất đống trong gia phả để lấy oai với họ khác.

- Nhưng họ mình oách thế còn gì nữa mẹ?

Mẹ Ngơ buồn rầu:

- Khổ nỗi, họ chúng nó vừa rồi kiểm kê lại cũng chỉ thua họ mình có mấy tiến sĩ thôi.

- Nhưng vợ con về thì cũng chỉ thêm một tiến sĩ, ăn nhằm gì?

- Khổ lắm! về đây người ta tính một giáo sư ăn đứt năm tiến sĩ, bằng cả chục trưởng phòng. Hơn nữa vợ mày còn giám đốc trung tâm trung ương. Một giám đốc trung ương bằng hai chục giám đốc huyện!

Ngơ phì cười. Mẹ Ngơ trừng mắt:

- Liệu mà gọi điện cho vợ mày về ngay không thì mẹ mày không sống với họ mạc đâu con!

Ngơ vội vàng gọi điện cho Thị Mẹt:

- Em về ngay! Cấp cứu!

Thị Mẹt giãy đành đạch:

- Em phải chủ trì hội nghị.

- Hoãn hội nghị ra tết có chết ai, nếu không về thì mẹ chết với họ mạc đấy!

Tất nhiên Thị Mẹt phải đi vội về làng. Họ chúng nó có sáu cái xe con đậu chật ngõ làng. Họ mình vét hết cũng chỉ bốn chiếc thôi.

Ngơ nhanh nhẩu đem vợ đến trình ông trưởng họ.

Trưởng ông vui vẻ nhưng ông xua tay:

- Mày ra ngay Hà Nội đánh xe con về!

- Vợ con có xe con đây rồi. Hai vợ chồng đi hai xe có mà điên.

- Điên là điên thế nào. Mày xem họ chúng nó có sáu cái xe con đó kìa. Liệu hồn mau ra Hà Nội đánh xe con về!

Ngơ đành cắn răng đi tàu hỏa ra Hà Nội đánh xe con về. Xe mới láng cóng Ngơ đi thuê đây, ngon lành chưa. Họ chúng nó lắc mắt nhé!

- Khẩn cấp điệu thằng cu lớn! - Ông trưởng họ quát.

- Sao ạ? Thằng cu lớn nhà con giá trị bằng cái lốp xe máy, ăn thua chi mà mang về?

- Nói xàm! Nó có giá lắm đó.

Té ra, họ mình vẫn thua họ chúng nó cả chục đứa trẻ con đậu đại học. Tính toán con cháu năm đời khắp cả nước, họ mình chỉ chín chục đứa đậu đại học, trong khi họ chúng nó chẵn một trăm. Ông trưởng họ phát hiện thằng cu lớn nhà Ngơ được đi đại học Anh quốc. Một đại học nước người bằng hai chục đại học trong nước.

- Xách cổ nó về đây!

Ngơ sởn tóc gáy gọi điện cho thằng cu lớn:

- Mau về ! Mau về con ơi! Con không về bà nội, bà ngoại không sống nổi đâu!

Con Ngơ hộc tộc chạy về. Hoan hô! Họ mình hơn họ chúng nó rồi.

- Bố ơi - cu lớn mếu máo - Con bỏ đi thế này chắc không kịp làm thủ tục nhập học.

Thôi con ạ, không học năm nay thì năm sau, vấn đề là họ chúng mình thắng được học chúng nó.

- Thắng để làm gì hả bố?

- Chỉ biết thắng thôi, chứ thắng để làm gì thì bố của bố cũng không biết nữa là.

Hơ hơ!

Nguyễn Ngu Ngơ

TS Trần Văn Thọ

Chân dung một trí thức
Cập nhật cách đây 4 giờ 37 phút
Hoàng Hải Vân

Sống ở Nhật gần 40 năm, giảng dạy tại Đại học Waseda (Tokyo) danh tiếng, từng là thành viên Hội đồng Tư vấn kinh tế của nhiều đời Thủ tướng Nhật, nhưng giáo sư tiến sĩ Trần Văn Thọ vẫn giữ quốc tịch Việt Nam và ông tự hào về điều đó...

1. Cái giọng Quảng Nam gần như "nguyên chất" của ông nghe quá đã. Ông nói chuyện chính trị, chuyện kinh tế thế giới, chuyện lịch sử và chuyện ở vùng quê nghèo của ông, chuyện gì cũng bình dị, mạch lạc và sâu sắc. Ở đời nhiều khi có những ngẫu nhiên rồi trở thành một bước ngoặt khiến cho ta trở thành một ai đó.

Ông Trần Văn Thọ cũng vậy. Ông bảo nếu hồi đó Trường Nguyễn Duy Hiệu (Điện Bàn, Quảng Nam) không ra đời, không mở lớp trung học (cấp 2) thì có thể bây giờ ông chỉ là một anh nông dân hoặc anh thợ may thôi, mặc dù nông dân hay thợ may cũng là nghề không có gì là không tốt. Trong một lần gặp ở TP.HCM mới đây, ông kể tôi nghe chuyện “hồi xưa” của ông như một lời tâm tình của người đồng hương. Ông hoàn toàn không muốn ai viết về ông trên báo. Tôi ghi lại câu chuyện này và mong rằng nó sẽ thú vị đối với các bạn trẻ.

40 năm trước ở quê ông, phần lớn học sinh chỉ học hết tiểu học, muốn học tiếp phải xuống Hội An hoặc ra Đà Nẵng, chỉ một ít gia đình khá giả mới làm được như vậy. "Lúc đó tôi rất ốm yếu, ông nội tôi bảo làm nông dân cũng khó. May mà Trường Nguyễn Duy Hiệu mở lớp trung học đúng lúc tôi học xong tiểu học, nhưng là trường bán công nên phải nộp học phí, mà có tiền nộp học phí cũng khó khăn lắm. Cả nhà họp bàn có nên cho tôi đi học chữ nữa không hay là đi học thợ may, vì làm thợ may thì nhẹ nhàng hơn làm đồng áng. Nhưng ông nội thấy tôi không khéo tay, không thích hợp với nghề dùng chân tay, còn học hành thì được nên chủ trương bằng mọi cách phải cho tôi đi học tiếp. Ông nội tuần nào cũng mua vé số, tiền mấy cô chú cho ông uống rượu, ông nhịn rượu dành hết mua vé số, phải đi bộ 5 km xuống quận lỵ Vĩnh Điện mua, rồi tuần sau lại đi bộ xuống dò, rồi mua tiếp, mong được trúng để có tiền cho cháu đi học, nhưng không bao giờ trúng cả. Tôi vào trường đó học, mỗi ngày phải đi bộ 10 km, vừa đi vừa về mất 2 tiếng, mang theo cơm nắm trong lá chuối để ăn trưa, hai năm sau mới mua được chiếc xe đạp. Trường này có quy định hay, là mỗi tháng cộng điểm, ai đứng từ 1 đến 5 thì miễn học phí. Nhà nghèo nên tôi phải ráng học, để được xếp vào hạng đó, tuy thỉnh thoảng cũng có rớt xuống dưới một chút, vì vậy mới học đến đệ tứ (lớp 9), thi trung học đệ nhất cấp (phổ thông cơ sở) đỗ cao, được Trường Trần Quý Cáp (Hội An) tuyển thẳng vào đệ tam. Từ nhà xuống Hội An rất xa, đi xe đạp hằng ngày không được, phải ở trọ. Tiền không có, phải đi dạy kèm, nhưng nhờ vậy mà tôi học xong trung học. Đỗ tú tài 1, rồi tú tài 2, thấy tự hào lắm. Ở miền Trung hồi đó, ai đỗ tú tài 2 cũng thấy mình thượng lưu trí thức lắm!

Xong tú tài, mấy người bạn vào Sài Gòn trước viết thư về bảo vào đó vừa đi dạy vừa đi học đại học được. Hồi đó đỗ tú tài 2 có thể dạy được cấp 2. Đó là cuối năm 1967, chiến tranh đang ác liệt. Từ Quảng Nam mà vào Sài Gòn còn hơn là bây giờ đi du học nước ngoài. Tôi vào, và kiếm được một chân dạy trường tư. Vừa dạy học vừa đi học lớp dự bị ở Trường đại học Văn khoa, định năm sau thi vào Đại học Sư phạm để ra dạy văn chương cấp 3, đó là ước mơ tột đỉnh của tôi".

Ông kể chuyện thiệt thà và xúc động, đến mức tôi có cảm giác ngồi trước mặt tôi mà ông như mơ màng về kỷ niệm cũ, về giấc mơ cũ. Con người này đến giờ vẫn thích văn chương. Nhưng cuộc đời lại tình cờ thay đổi. Ông kể tiếp: "Một ngày kia, tôi đạp xe ngang qua cơ quan Bộ Giáo dục Sài Gòn, nếu lúc đó không tình cờ qua đây thì tôi đã không phải là tôi bây giờ nữa. Nhìn thấy một tờ thông báo, tôi dừng lại xem. Đó là thông báo tuyển học sinh sang Nhật du học với học bổng của Chính phủ Nhật. Tôi thấy mình đủ tiêu chuẩn: dưới 20 tuổi, đỗ tú tài hạng bình trở lên. Đã sao sẵn giấy tờ, tôi liền nộp đơn. Đơn dự tuyển nộp nhiều lắm. Qua phỏng vấn và xét thành tích học ở trung học, sơ tuyển được 20 người đưa lên Đại sứ quán Nhật thi, đề thi thống nhất toàn thế giới. Tôi đỗ và sang Nhật du học. Giờ nghĩ lại, mình nghèo, một thân một mình, không thân thế, không quen biết ai mà được đi du học là do họ tổ chức thi cử đàng hoàng".

2. Sang Nhật, vẫn ôm giấc mộng văn chương, nhưng ông nghĩ đã sang đây thì phải học cái gì là ưu việt của họ. "Năm 1968, Nhật Bản lần đầu tiên trở thành cường quốc kinh tế thứ hai trên thế giới, bởi vậy tôi chuyển sang học kinh tế, mong hòa bình trở về góp phần xây dựng đất nước Việt Nam".

Ông học cho đến khi lấy được bằng tiến sĩ (Đại học Hitotsubashi, Tokyo). Ở lại Nhật, ông vào làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu kinh tế Nhật Bản, sau đó làm phó giáo sư, rồi giáo sư Đại học Obirin (Tokyo). Từ năm 2000 đến nay, ông làm Giáo sư kinh tế Đại học Waseda (Tokyo). Năm 1990, báo chí Nhật đưa tin: Lần đầu tiên có ba người nước ngoài được mời làm thành viên chuyên môn trong Hội đồng Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Nhật, ông là một trong ba người đó. Ông ở cương vị này trong gần 10 năm, qua nhiều đời Thủ tướng Nhật.

Khi ông học xong tiến sĩ, lúc đó Việt Nam đang có chiến tranh bảo vệ biên giới phía tây nam và phía bắc. Nhưng ông bảo ông không về nước được một phần vì ông học "kinh tế thị trường", lãnh vực mà trong nước lúc đó chưa chấp nhận.

Ông không về hẳn Việt Nam nhưng luôn luôn gắn bó với quê hương, đất nước. Năm 1992, cuốn sách Phát triển công nghiệp trong tương quan với các công ty đa quốc gia: Kiểm chứng tính năng động tại vùng châu Á - Thái Bình Dương (tiếng Nhật) của ông được giải thưởng châu Á - Thái Bình Dương của Báo Mainichi... Ông kể hồi ông học cấp 3 trường Trần Quý Cáp, nhiều thầy thương ông nhà nghèo học giỏi nên thỉnh thoảng có giúp ông tiền mua sách vở. Nhớ ơn trường cũ, ông dành số tiền 3.000 USD của giải thưởng trên tặng cho quỹ học bổng trường này. Lại nghĩ đến trường Nguyễn Duy Hiệu, nơi ông học cấp 2. Nhưng 3.000 USD chia đôi thì không hay, ông định bụng trong tương lai gần sẽ kiếm món tiền khác. Sang Nhật, ông kể lại chuyện với một người bạn, ông này là cháu bốn đời của nhà doanh nghiệp vĩ đại nhất Nhật Bản Shibusawa Eiichi. Bạn ông nghe chuyện thấy cảm động nên gửi luôn 3.000 USD để ông mang về làm quỹ học bổng cho trường Nguyễn Duy Hiệu...

Sau khi Việt Nam đổi mới, chuyển sang kinh tế thị trường, giáo sư Trần Văn Thọ mới có điều kiện đem kiến thức của mình giúp ích nước nhà. Ông đã có những công trình nghiên cứu rất có giá trị về kinh tế Việt Nam trong giai đoạn chuyển đổi và hội nhập. Năm 1997, ông xuất bản cuốn Công nghiệp hóa Việt Nam trong thời đại châu Á - Thái Bình Dương (NXB TP.HCM) và mới đây, cuối năm 2005, ông lại xuất bản cuốn Biến động kinh tế Đông Á và con đường công nghiệp hóa Việt Nam (NXB Chính trị quốc gia). Cuốn sách này được NXB Trẻ tái bản năm 2006. Năm 1993, ông được mời làm thành viên Tổ Tư vấn cải cách kinh tế của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, tiếp đó ông cộng tác trong Ban Nghiên cứu chính

sách của Thủ tướng Phan Văn Khải.

3. Một cách trực tiếp với các nhà lãnh đạo hoặc gián tiếp qua các cuộc hội thảo và các bài báo, ông đã tham gia nhiều ý kiến góp phần hoạch định chiến lược kinh tế, cải cách hành chính và giáo dục với những kiến giải khoa học sâu sắc. Ông phân tích đầy đủ, có hệ thống thực trạng quá trình công nghiệp hóa ở Việt Nam trong tương quan với các nước trong khu vực và thế giới, chỉ ra những bất cập, khiếm khuyết trong chính sách, dự báo xu hướng phát triển và kiến nghị những giải pháp quan trọng nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững của nền kinh tế. Ông là người đầu tiên nói một cách có hệ thống tầm quan trọng của công nghiệp phụ trợ (linh kiện, bộ phận...) và đưa ra các đề nghị thúc đẩy phát triển lãnh vực này. Đối với những vấn đề bức xúc, ông thẳng thắn nhưng không "đao to búa lớn", ông hiểu rõ những vấn đề thực tế của nước nhà nên ông biết cách đóng góp sao cho có hiệu quả và ông tin tưởng vào quá trình phát triển của đất nước. 14 năm trước, để xóa bỏ cơ chế "xin-cho", ông đề nghị Chính phủ nên lập danh mục những điều cấm làm (nagative list) và thực hiện nguyên tắc: Người dân được phép làm tất cả những gì mà luật pháp không cấm. Điều này gần đây đã thực hiện nhưng vào thời điểm 14 năm trước, đây là những điều rất mới mẻ đối với nhiều người. Về quan chức, cũng từ 13, 14 năm trước ông đã kiến nghị phải tổ chức thi tuyển nghiêm minh để cho người tài giỏi, đức độ ra làm việc nước và tạo cơ hội bình đẳng để mọi người có năng lực có thể thi thố tài năng. Ông kiến nghị chọn một ngày trong năm làm ngày tuyển chọn người tài giỏi ra làm việc nước và như vậy sẽ giúp cho giới trẻ hăng hái học tập hơn.

Ông cũng đã đề nghị không những phải đối xử bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong nước mà còn không nên phân biệt giữa đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Ông nói từ mấy mươi năm trước, Thái Lan làm rất tốt điều này, họ lập những danh mục ưu tiên, ai muốn đầu tư vào ngành nào cũng được, ai đầu tư vào danh mục ưu tiên thì được ưu đãi, bất kể trong nước hay ngoài nước. Những đề nghị đó sau này đã được áp dụng, lần đầu tiên thể hiện trong Luật Doanh nghiệp. Ông cũng là một trong những người đầu tiên kiến nghị nêu cao tinh thần doanh nghiệp và vai trò của doanh nhân trong phát triển đất nước.

Từ hơn 10 năm trước, ông đã chỉ trích sự "lạm phát" của bằng tiến sĩ và những bất cập trong cơ chế đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam. Ông nhận xét: "Ít nhất là trong bộ máy Nhà nước và trong giới doanh nghiệp, số người có bằng tiến sĩ ở Việt Nam nhiều hơn hẳn ở Nhật Bản là nước đông dân hơn nhiều và có thu nhập đầu người gấp 75 lần Việt Nam. Đó là hiện tượng dị thường" (VietNamNet, ngày 17.1.2006). Trước đó, trên tờ Tia Sáng tháng 9.2003, ông đặt vấn đề: "Việt Nam phải đứng trước một sự chọn lựa giữa hai con đường: (1) Duy trì cơ chế hiện tại, tiếp tục sản xuất bằng tiến sĩ theo tiêu chuẩn của riêng mình, và văn bằng này xem như hàng nội địa chỉ tiêu thụ tại nước mình. (2) Xem học vị tiến sĩ sản xuất trong nước phải tương đương hoặc gần như tương đương với văn bằng ở nước ngoài". (Tia Sáng, tháng 9.2003). Dĩ nhiên Việt Nam phải chọn con đường thứ hai, vì "không thể cho rằng trình độ phát triển kinh tế, xã hội Việt Nam còn thấp thì phải chấp nhận văn bằng giá trị thấp". Ông đã đưa ra nhiều kiến nghị rà soát, thẩm định, cải cách việc đào tạo bậc tiến sĩ. Ông cho rằng cần tạm ngưng việc đào tạo tiến sĩ tại các viện, trường để đánh giá, thẩm định chặt chẽ, sau đó công bố danh sách các trường, viện và giáo sư đủ tiêu chuẩn đào tạo tiến sĩ, lúc đó các cơ sở này mới được phép đào tạo. Ông cũng đề nghị "không xem văn bằng tiến sĩ là một trong những tiêu chuẩn để đề bạt ở các cơ quan quản lý của Nhà nước hoặc các cơ quan khác" và "không cấp kinh phí và không tạo các điều kiện khác cho cán bộ đi học tại chức bậc tiến sĩ". Ông bảo ở Nhật Bản và nhiều nước khác, học vị tiến sĩ chỉ dành cho những người làm giảng dạy và nghiên cứu, còn quan chức nhà nước chỉ cần có bằng đại học thôi, không cần phải là tiến sĩ. 10 năm trước, những kiến nghị về vấn đề này của ông cũng đã được đăng trên Báo Nhân Dân.

4. Với tư cách là một trí thức, ông đã làm tất cả những gì ông có thể làm được để góp phần xây dựng đất nước và bao giờ ông cũng tự đặt mình là người trong cuộc. Tuy sống và làm việc ở nước ngoài, ông vẫn không ngần ngại tham gia vào những vấn đề "nhạy cảm" trong nước. Trước Đại hội 10 của Đảng Cộng sản Việt Nam, ông đã gửi đến Thanh Niên bài viết Đảng viên làm kinh tế tư bản tư nhân, tại sao không?. Ông cho rằng chủ trương cho phép đảng viên làm kinh tế tư bản tư nhân không giới hạn quy mô là chủ trương đúng của Đảng, mặc dù trong Đảng còn không ít người phản đối chủ trương này. Ông lập luận: "Nếu cho rằng kinh tế tư bản tư nhân là thành phần không đáng để đảng viên tham gia, thậm chí cho đó là thành phần thuộc giai cấp khác mà lý tưởng của người Cộng sản là trước sau cũng phải xóa bỏ giai cấp đó, thì chẳng những mâu thuẫn với đường lối đổi mới, xóa bỏ thành quả của đổi mới mà nguy hiểm hơn, còn làm mất lòng tin của người dân trong nước và cộng đồng quốc tế, đặc biệt là những nhà đầu tư nước ngoài".

Ông vẫn giữ quốc tịch Việt Nam cho đến bây giờ. Ngay cả thời kỳ đất nước khó khăn khốn đốn nhất ông vẫn không có ý định nhập quốc tịch nước ngoài. Thời đó, mang hộ chiếu Việt Nam đi lại không dễ dàng. Có lần, một nước châu Âu mời ba giáo sư từ Nhật sang dự hội nghị, trong đó có ông. Tại Nhật, trong khi hai ông giáo sư kia không phải mất công gì thì ông phải đến sứ quán nước nọ đợi lên đợi xuống mất mấy tuần mới lấy được visa. Đến sân bay, hai ông giáo sư người Nhật được nhập cảnh ngay, còn ông mang hộ chiếu Việt Nam nên bị bắt buộc phải vào phòng đợi rất lâu cho người ta kiểm tra và thẩm vấn. Nhưng ông không hề xấu hổ khi mang quốc tịch Việt Nam, dù trong hoàn cảnh nào. Kể tôi nghe chuyện đó, ông chỉ nói: "Nước mình phải phát triển thì người ta mới nể".

Tiến sĩ Trần Văn Thọ sinh năm 1949 tại Quảng Nam, sang Nhật du học năm 1968. Tại Nhật Bản, ngoài việc là thành viên chuyên môn trong Hội đồng Tư vấn kinh tế của nhiều đời Thủ tướng Nhật, ông còn làm cố vấn cho nhiều cơ quan của Chính phủ Nhật như Viện Nghiên cứu đầu tư quốc tế và phát triển kinh tế thuộc Ngân hàng Xuất nhập khẩu nhà nước, Viện Nghiên cứu tài chính và phát triển kinh tế thuộc Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC)... Từ năm 1998, ông được mời làm Ủy viên nghiên cứu chính sách của diễn đàn Nhật Bản về quan hệ quốc tế, và được bầu làm Chủ nhiệm nhóm nghiên cứu chính sách cho năm 1999 của diễn đàn này. Bản báo cáo Kiến nghị về sự chọn lựa chiến lược tại Á châu trong thời đại toàn cầu hóa (kết quả của nhóm nghiên cứu này) đã được trình Thủ tướng Mori Yoshiro vào tháng 5.2000. Năm 2003, ông được JBIC mời làm Chủ nhiệm Ủy ban đánh giá dự án viện trợ của Nhật (ODA) xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông khu Bắc Bộ Việt Nam.

Tại Việt Nam, ngoài việc là thành viên Tổ Tư vấn cải cách kinh tế của Thủ tướng Võ Văn Kiệt (1993 - 1997), cộng tác trong Ban Nghiên cứu chính sách của Thủ tướng Phan Văn Khải (1998 - 2004), ông còn khởi xướng và vận động thành lập Trung tâm kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (VAPEC) đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM (hiện ông là Chủ tịch Hội đồng điều hành của tổ chức này). Ông nhiều lần được mời làm giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP.HCM và Đại học Đà Nẵng... Đặc biệt, theo sự hướng dẫn của ông, nhiều sinh viên năm thứ ba trong Seminar Trần Văn Thọ tại Đại học Waseda (Tokyo) hằng năm đã sang Việt Nam hội thảo và giao lưu với sinh viên khoa Kinh tế và khoa Đông phương của Đại học Quốc gia Hà Nội. Ông thường xuyên viết bài cộng tác cho các báo: Thời báo Kinh tế Saigon, Tuổi Trẻ, Thanh Niên... về lĩnh vực kinh tế, đặc biệt về các vấn đề công nghiệp hóa và hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam.

H.H.V

Từ ghi chép của một ông Hàn Quốc

Xem ở đây : http://www6.dantri.com.vn/chuyenla/2007/2/166729.vip

"
Cho đến ngày kỉ niệm sinh nhật lần thứ 70, tổng cộng giáo sư Kim đã viết 25 cuốn sách, thực hiện 780 đề tài nghiên cứu, giảng dạy cho 18.327 sinh viên, hút 21.098 bao thuốc lá, uống 21.194 chai soju, đọc 227.423 trang bản thảo..."

Hóa ra người ta uống rượu còn nhiều hơn hút thuốc à ? Dzụ này mới à nha !

Friday, February 09, 2007

Dum luck - Unbelievable !

This is a case of photographer photographs photographer. The following photographs were taken by photographer Hans van de Vorst at the Grand Canyon, Arizona. The descriptions are his own. The identity of the photographer IN the photos is unknown.

I was simply stunned seeing this guy standing on this solitary rock IN the Grand Canyon.
The canyon’s depth is 900 meters here. The rock on the right is next to the canyon and safe.

Watching this guy on his thong sandals, with a camera and a tripod I asked myself 3 questions:

  1. How did he climb that rock?
  2. Why not taking that sunset picture on that rock to the right, which is perfectly safe?
  3. How will he get back?

This is the point of no return.

After the sun set behind the canyon’s horizon he packed his things (having only one hand available) and prepared himself for the jump. This took about 2 minutes.At that point he had the full attention of the crowd.

After that, he jumped on his thong sandals…

Now you can see that the adjacent rock is higher so he tried to land lower, which is quite steep and tried to use his one hand to grab the rock.

We’ve come to the end of this little story. Look carefully at the photographer. He has a camera, a tripod and also a plastic bag, all on his shoulder or in his left hand. Only his right hand is available to grab the rock and the weight of his stuff is a problem.

He lands low on this flip flops both his right hand and right foot slips away…

At that moment I take this shot. He pushes his body against the rock. He waits for a few seconds, throws his stuff on the rock, climbs and walks away.

Thursday, February 08, 2007

Chết cười

Cái này là ... ăn trộm từ cái chỗ ... ấy đấy !

- Sau này,anh thích đặt tên gì cho con?
- Tên bồ cũ của em
- Nhất định phải đẻ nhiều thế hả anh?

Gái A: Mày mày, cơ quan tao đang vận động hiến máu nhân đạo. Có khi tao cũng đăng ký.
Gái B: Thế hiến thế có giảm cân không? Giảm thì tao hiến mà ko thì thôi.

Tuesday, February 06, 2007

Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng 3

Những ngày ấy tôi làm việc hết sức khó khăn. Để nói chuyện được cũng không đơn giản. Lúc đầu tôi không biết nói chuyện, chỉ nhìn thấy người, hình dáng họ như thế nào, họ già, họ trẻ, họ đen, họ trắng, họ béo, họ gầy. Có trường hợp nhìn giống nhau dẫn đến sự nhầm lẫn. Tôi có tìm cho một gia đình bác ấy là liệt sĩ chống Pháp, chết ở trận Chùa Cao - Ninh Bình. Tôi tìm thấy bác ở một bờ ruộng gần bốt Chùa Cao. Ừ đây mặt vuông chữ điền này, râu quai nón này, giống anh con trai duy nhất của bác, đúng ngôi mộ này rồi. Gia đình đắp đất lên, để đấy chuẩn bị về chôn vào nghĩa trang. Tôi rất phấn khởi vì thành tích của mình đạt được, đến tối ngủ tự nhiên thấy có một bác bộ đội giật giật chân dậy và ở đó có 2 người. “Này này, dậy! Cậu dậy đây tớ bảo cái này. Hôm nay cậu làm thế là cậu làm không được nhé. Cậu nhầm. Cậu chỉ mộ cậu liên lạc của tớ. May mà vợ con tớ chưa đem về đấy. Nếu mà đem về có phải tớ vẫn còn nằm lại mà cậu liên lạc lại được cả nhà tớ kêu bằng bố.” Tôi bảo: “Cháu không hiểu” Bác ấy nói:” Đây này nhìn đây này, cậu liên lạc nó mới chỉ 23 tuổi, còn bác đã ba mấy tuổi rồi. Bác có cái mụn ruồi ở mũi, cháu nhìn thấy chưa, rất là to. Ngày xưa bố vợ suýt không đồng ý vì báo cái mụn ruồi đấy là chết yểu, chết non, con gái ông ý sẽ góa chồng sớm. Dù mụn ruồi nhưng tớ vẫn đẹp giai nên tớ vẫn lấy được. Đây này, bây giờ nhìn nhé. Ở cái chỗ đất đây này, bác ném cành hoa vạn thọ ở chỗ này nhé. Mai cháu nhớ phải lên sớm không trẻ con nó nghịch nó làm mất.” Hôm sau, sáng dậy sớm, một mình tôi đi xe xuống chỗ mô đất nhà người ta đắp, vẫn còn thấy chân hương, hoa cắm, đồ cúng thì trẻ con lấy hết rồi. Tôi nhìn ra cách đấy khoảng 5 mét. Mặc dù là mùa đông nhưng tôi vã mồ hôi. Trên nền cỏ ướt đâm sương muối, một cành cúc vạn thọ nằm ngay thẳng. Đầu hoa thì vào đầu ống ấy còn cuống hoa thì vào chân. Tôi về báo tin cho gia đình ngay. Thật ra lúc ấy rất khó nói. Tôi phải mạnh dạn xin lỗi gia đình là tôi nhầm. “Như thế là thế nào? Lấy gì làm bằng chứng? Hôm qua đã cả hình cả dáng đúng như thế rồi…” “Cháu nhìn thấy ông ấy có cái mụn ruồi trước cửa mũi này này, cái mụn ruồi cảm giác nó che lấp cả lỗ mũi ấy.” Bà cụ òa lên khóc: “Đúng chồng tôi rồi”. Gia đình họ lại chuẩn bị xe pháo đi cùng tôi xuống vị trí để nhận. Chỉ có từng này đất đã đến hài cốt của bác dưới ruộng hàng ngày vẫn chồng cấy lúa mà người ta không biết. Sau đó, bác được gia đình đưa về quê, còn cậu liên lạc được đưa vào nằm trong nghĩa trang Chùa Cao. Phải 5 năm sau, khoảng 1995, khi tôi bắt đầu khả năng nói chuyện, tôi quay trở lại đúng địa điểm đó, hỏi chú tên là gì, quê quán ở đâu để tôi về báo cho gia đình chú. Chú trả lời:” Lúc ấy chú nói nhiều lắm mà cháu không nghe thấy. Chú tên là Đỗ Viết Định, ở làng Vũ Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình. Bây giờ nhà chú chẳng có ai đâu, vì nhà chuyển đi ra ở thị xã Ninh Bình rồi. ” Làng Vũ Lâm có hành cung Vũ Lâm của nhà Trần. Tôi lần mò về, người ta bảo ông này liệt sĩ từ lâu rồi, giờ hỏi ông ấy làm gì. Người ta chỉ tôi ra thị xã Ninh Bình tìm người thân xuống nhận. Lúc ấy chỉ có bố mẹ chú thôi, chú chưa có vợ có con, anh em thì mỗi người đi làm ăn một nơi.

Trường hợp đầu tiên để tôi phát hiện ra khả năng nghe nói là trường hợp của mẹ giáo sư Mai Hữu Khuê, trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân. Khi tôi đi tìm, thấy có một bà cụ, nghe như có tiếng nói, cái miệng lắp bắp mà không hiểu nói gì. Chỗ đấy là một vũng nước rất bẩn. “Cụ ơi cụ, cụ nói cái gì đấy”. Tôi nghe thấy cụ gọi “Cháu ơi!”, tim tôi muốn vỡ ra. Tôi sướng quá, tôi nghe được rồi. “Bà tên là Kình, nhắn hộ cho bà, mộ bà ở đây mà các con bà về tìm mãi không thấy”. Con bà là Khuê. Tôi quay ra nói với dân làng. Dân làng bảo con bà ấy làm to lắm. Đúng rồi, bà Kình mẹ ông Khuê. Nhà bác Tạ Thị Thược ở làng Thành Mỹ, Hoa Lư, Ninh Bình nói biết ông Khuê mà hình như còn là họ hàng gọi là cậu, nhắn tin cho gia đình về nhận ngôi mộ của bà cụ.

Từ đấy chuyển sang một giai đoạn dở hơi tiếp. Tôi đi hỏi hết các ngôi mộ xem họ nói gì. Về hỏi người nhà mình thì chuyện gì mình cũng biết rồi, cứ ba đời bốn đời nhà người ta lôi ra kể, nói chuyện. Nhưng tôi vẫn chưa tin khả năng nghe của mình. Mãi đến đợt tôi giúp gia đình đại tá Tạ Doãn Địch ở 24A Tăng Bạt Hổ tìm được mười mấy ngôi mộ. Sau khi giúp xong cũng nói chuyện với các cụ nhưng rất ít, bởi tôi chỉ nói mình tôi hay chứ không dám cho mọi người biết rằng mình biết nói. Đêm hôm ấy, một cô bé chạy về, ôm mặt khóc: “Tại sao lại không tìm tôi, tìm hết mọi người thiếu mỗi mình tôi?”. “Cô là ai?”. Cô dắt tay ra chỉ vào đống đá :”Đây này, cháu lên cháu sẽ nhìn thấy đống đá hộc (?). Cô tên là Đóa”. “Cô người nhà ai?”. Cô bảo: “Người nhà mà hôm qua cháu vừa đi tìm mộ xong”. Hôm qua tôi chỉ tìm đúng cho nhà bác Tạ Doãn Địch. Tôi viết thư lên, nhà bác nói đấy chính là bà cô chết lúc hơn mười tuổi. Gia đình về khai quật, vứt hết đá ra, dưới lớp đất lấy được hài cốt của một cô bé hơn mười tuổi, bây giờ xấy mộ lại rồi. Tôi phát hiện thêm một điều, khi mình làm nhầm cho người ta, lập tức người ta phản hồi lại ngay. Tôi rất mừng, có sự phản hồi mới biết mình đúng hay không, nếu không thì cứ u u mê mê thế thôi. Chí ít đến lúc đấy có 2 trường hợp người ta phản hồi lại là sai. Một người là nhầm lẫn, một người là thiếu sót. Ở cõi âm là như thế, người ta rất rõ ràng, ranh giới giữa sự thật và không thật không bị mập mờ. Tôi cảm thấy họ rất trọng tình nghĩa, chỉ có một chút quan hệ dây mơ rễ má, họ sẵn sàng nhắn nhủ cho nhau. Ví dụ, cháu gặp người này cháu nói chuyện, tìm mộ xong rồi ông lại bảo: “Này, cho bác nhắn này, nhà bác còn một bà…” họ như này như này mất mộ nằm ở chỗ này chỗ này. Nói đùa, như thế đâm ra tôi bị vạ lây, đáng lẽ chỉ phải tìm mỗi một người, tự nhiên phải tìm bao nhiêu người. Những ngày đầu tiên tôi chưa có kinh nghiệm, người ta nói đến lúc nào tôi phải nói đến lúc đấy, người ta nhắn gì tôi cũng phải nghe, nhất là đi ra nghĩa trang liệt sĩ thì cứ ngồi mấy tiếng đồng hồ không bao giờ ghi hết nổi. Đến giờ, tôi biết cách ngắt vì sức khỏe mình đến mức độ nào thôi. Không nói được nữa thì cháu xin lỗi cụ, hôm khác cháu sẽ gặp lại. Những năm tháng đầu tiên ấy, tôi tìm được rất nhiều liệt sĩ nhắn nhủ như vậy, có khi họ là đồng đội. Ví dụ, “Chú có thằng bạn chết trong Bình Dương”, về gặp chú bảo mộ nó đang nằm ở chỗ đấy, lô cao su số mấy, ai là người phụ trách lô cao su ấy, hàng ngày đi cạo mụ cao su. Tôi báo cho gia đình về tìm được. Đó là trường hợp tìm cho liệt sĩ Nguyễn Văn Nhợi ở Vĩnh Phúc. Tôi được cho biết, đi lên lô cao su ấy, của nông trường ấy, có một chị đang cạo mủ cao su, có đặc điểm là bao giờ cũng đi cùng con, mẹ đi trước con theo sau. Gia đình họ vào tìm, bảo cả nông trường có cô này không có chồng nhưng có một đứa con, đi đấu cũng dắt theo lẽo đẽo. Bác bảo ở lô cao su ấy, cái bát cạo mủ gần gốc cây bác nằm bị mẻ…

Năm ngoái, bộ môn chúng tôi nghiên cứu đề tài TK06, có nghĩa là “Tìm ngược”, người chết tìm người sống. Bình thường thì người sống chúng ta đi tìm lại ông bà cha mẹ, anh em ruột thịt bị mất. Vừa rồi, đề tài TK06 làm ngược lại. Chúng tôi đã tìm, bước đầu có kết quả khả quan đáng vui mừng. Người âm nhắn đi đến địa chỉ này, địa chỉ kia, tìm cho tôi cháu này, con này, cuối cùng đều tìm được tất cả, thậm chí thân nhân của những người chết đói, chết bom ở Hợp Thiện, nhất là tìm liệt sĩ thì khá nhiều, về các vùng quê tìm mộ cho các gia đình cụ nọ nhắn cho cụ kia cũng tương đối nhiều.

Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng 2

Khi nhìn mặt những người xung quanh mình, tự nhiên tôi cảm giác cuộc sống của họ còn được bao nhiêu. Vài tháng, tôi đi lăng nhăng, thấy ai sắp chết là tôi nói cho họ biết, không ít lần bị ăn đòn, ăn chửi. Trong làng có ông Vũ Văn Trác nhà ở gần trường học, mới hơn 50 tuổi, khỏe mạnh, quý tôi, đi đâu về nhìn thấy cũng bảo “Chào cô giáo ạ!”, cái gì có cũng cho tôi. Tôi là con nhà giáo, ngày nhỏ học rất giỏi. Một hôm, tôi nhìn ông bảo: “Ông ơi, chắc là ông sắp chết rồi. Thôi ông đừng đi làm nữa cho khổ! Ông về đi!”. Ông sững sờ:” Cô giáo nói tôi cái gì đấy?”. “Cháu bảo là ông sắp mất rồi, đừng đi làm nữa!”. Sẵn cái roi đánh trâu đi cày về, ông quay lại:” À, tưởng là con cô giáo mà tao không dám đánh à? Bố mày có là đại tá, chứ là đại tướng thì hôm nay tao cũng phải cho mày một trận, láo toét!”. Tất cả mọi người ở làng hai bên đường chứng kiến ông này rất quý con bé này sao hôm nay lại đuổi đánh nó dữ dằn thế. Tôi vừa chạy vừa quay lại bảo: ”Không, ông chết thật mà.” Đến nhà, ông nội tôi chắp tay: ”Tôi lạy ông! Cháu nó bị dở dở ương ương, nhà tôi đã khổ lắm rồi. Thôi, ông đừng làm cháu khổ thêm nữa, ông đừng đánh nó, ông biết nó hâm rồi mà.” Ông kia quyết không tha: “Tại sao nó rủa tôi sắp chết? Tôi không tha cho con này, tôi phải đánh cho nó một trận.” Ông đánh được mấy cái, tôi đau, tức, khóc những vẫn bảo: “Cháu bảo ông chết thật rồi ông không tin cháu à? Thử mấy ngày nữa thì sẽ biết, chỉ từ nay đến 15 tháng 7 thôi…”. Cuộc sống cứ như thế trôi qua, đến ngày truyền thanh 3 cấp của xã đọc tin cáo phó cụ Vũ Văn Trác chết hồi 2 giờ chiều ngày 15/7, cả làng ngã ngửa ra. Thời gian tôi nói và thời gian ông mất quá gần.

Tiếp đến là chú Bùi Văn Chai (Trai?), chủ nhiệm hợp tác xã thêu xuất khẩu xã Khánh Hòa nơi tôi sống, bạn rất thân của mẹ tôi. Đó là năm 1989. Tôi bảo chú, giữa hội trường ủy ban nhân dân xã, rất nhiều người chứng kiên, đến tháng giêng là chú chết đấy, có bao nhiêu hợp đồng xuất khẩu chú bàn giao lại hết đi, nếu không đến lúc đấy chết lại không kịp. Chú nói: “Anh chị phải về dạy bảo con. Cứ để nó luyên thuyên như thế là không được.” Đầu tháng giêng, chú bị đau bụng, đi khám bệnh và được phát hiện bị hoại tử đường ruột. 24 tháng giêng chú mất. Người ta bảo tôi bị ma ám, nói ai là người ấy chết, tốt nhất là tránh đi.

Bố mẹ tôi, ông tôi, tất cả người thân trong gia đình đều đau khổ. Mẹ tôi là giáo viên dạy giỏi nhiều năm, các phụ huynh học sinh trước đây rất tin tưởng phấn khởi cho con học lớp mẹ tôi, giờ lại tự động chuyển con sang lớp khác. Tôi ra sức thuyết phục gia đình, tôi hoàn toàn bình thường, những cái đó là tôi nhìn thấy thật, nhưng không ai tin, kể cả bố mẹ. Sau đó, tôi được đưa đi hết bệnh viện này bệnh viện khác, khám thần kinh rồi đủ thứ, đưa đi ông thầy nọ bà thầy kia cúng bái, chuyển mộ.

Tôi phán đoán được tình trạng sức khỏe người ta như thế nào, rồi phán đoán được suy nghĩ của người ta. Tôi ước gì một ngày nào đấy ngủ một giấc dậy quên khả năng ấy đi. Nhiều người suy nghĩ rất tốt, nhưng những suy nghĩ xấu xa lại nhiều hơn.

Tôi ao ước nhìn thấy bà nội và bà ngoại, những người tôi yêu quý. Bà nội tôi mất lúc tôi mới 10 tuổi, hình dáng tôi vẫn nhớ. Đúng ngày giỗ bà nội mồng 6 tháng 10, tôi thấy bà nội về, mang theo 2 đứa trẻ, một đứa đang bế, một đứa dắt tay. Ông nội tôi bảo đó là 2 đứa con của ông, đã mất lúc 8 tháng và 3 tuổi, thế này thì không thể không tin lời tôi. Có lẽ trời cho ăn lộc hay thế nào đây?

Làng tôi có ngôi chùa bà Huyền Trân Công Chúa đã tu. Ở Chiêm Thành về, bà không lấy chồng nữa mà về tu ở đấy. Gia tộc họ Trần, ông Trần Thái Tông và một số công thần nhà Trần cũng về đấy. Cả một bãi rộng mênh mông mà bây giờ là sân vận động bóng đá từng gọi là Mả Nhà Trần. Tôn thất nhà Trần chết đi đều chôn ở khu vực này. Nhà ông chú ruột tôi ai cũng bị bệnh kỳ lạ, teo một bên chân, ngoẹo một bên đầu, hoàn toàn về bên phải. Tôi bảo chú, ngày xưa tôi chơi ú tim trẻ con buổi tối rất hay nhìn thấy bóng người trong vườn nhà chú. Hai chú cháu ra đào bới, thấy một lớp ngói, như ngói lợp của một cái lăng lâu năm đã mục, gạt ra thấy một lớp đất đỏ, gạt lớp đất đỏ thấy một cỗ quan tài đồ sộ. Người ta nghiên cứu lớp vỏ bên ngoài là vỏ hến, vôi, mật trộn lẫn với nhau, không phải bê tông nhưng vô cùng rắn. Bên trong có một quan tài chạm trổ óng ánh rất đẹp, bật nắp ra thấy hình một người đàn ông nằm dọc, nước vàng khánh. Tôi là người đầu tiên nhảy xuống thò tay sờ thấy tan hết ra toàn xương người với những đồng tiền, một vài vật dụng linh tinh. Ủy ban xã vào lập biên bản, cán bộ văn hóa đến làm việc. Ở cơ quan cấp huyện, cấp xã, họ cũng chỉ dừng lại ở mức độ đó. Ngôi mộ được xác định là của một ông tướng đời Trần, có thể cách đó khoảng 700 năm. Tôi rất tiếc, nếu ngày ấy nhận thức của tôi sâu hơn, rộng hơn một chút, báo cho cơ quan văn hóa tỉnh, khảo cổ ngôi mộ sẽ thu lại rất nhiều di vật. Rốt cục, những con chó đá, những vật nhỏ xíu trong quan tài, mỗi người đến xem lấy một thứ. Những đồng tiền bị bốc đi, mài, bẻ vì tưởng là vàng, nhưng nó là hợp chất gì đó, chẳng phải đồng, chẳng phải vàng, hình tròn, đục lỗ xuyên vào nhau.

Sau sự kiện trên, đến nhà nào tôi cũng hỏi có mất mộ không, hễ mất tôi xin tìm giúp. Dân làng cũng thử nhờ tôi xem sao. Sau vài lần tìm thấy, người ta gọi tôi là “cô”, thấy tôi đi qua bèn chắp tay “Lạy cô ạ”, “Xin cô”.

Chính bản thân gia đình tôi cũng mất mộ cụ tứ đời, bao nhiêu lần bố tôi đưa cả đại đội bộ đội về đào mà không thấy. Đúng ngày giỗ cụ 12 tháng tư, tôi thử đi tìm. Trớ trêu, ngôi mộ nằm trên đường đi, tôi rủ thêm người anh trai ra đào. Mấy chú bảo vệ ở xã nhìn thấy bảo: Con ông bộ đội đi ra phá đường. “Không, cháu nhìn thấy có mộ ở đây”. “À, thế thì đem xẻng cuốc ra đây thử đào xem con dở hơi này nó nói có đúng không?”. Sâu gần 2 met, tôi với tay lên mới tới mặt đất thì thấy một tấm bên trên khảm chữ không đọc được. Hai anh em đem rửa, cả họ đang ăn cỗ. Ông nội tôi hơn 80 tuổi được gọi, chạy ra đến nơi, đọc một bên là “Ẩm thủy quy nguyên”, một bên là “Vinh quy bái tổ”. “Đúng mộ ông nội tôi đây rồi”, ông lăn ra khóc.

Hồi đó, rất đông người đến nhờ tôi nhưng bị bố tôi đuổi. Bố tôi thậm chí xin nghỉ công tác ở nhà canh con gái, sợ nó làm việc gì không phải với bà con làng xóm. Từ đây tôi bớt bị sự kìm kẹp của bố tôi.

Đấy cũng chỉ là một phần rất nhỏ những ngày đầu tiên tôi có khả năng. Tâm trạng gia đình, bản thân tôi, của thầy cô bạn bè khó tả lắm, cho đến vài năm sau còn chưa hết ngỡ ngàng. Khi tôi tìm thấy cụ tứ đời, tìm cho bà con trong làng, mọi người xác nhận đây là khả năng có thật, không phải luyên thuyên, không phải hoang tưởng di chứng bị chó dại cắn.

Trước đấy, mọi người còn bảo tôi học chuyên, học nhiều nên bị ngộ chữ. Tôi xin bố mạnh dạn cho tôi đi thi, xem con có học được không, nếu con quên hết kiến thức văn hóa, bảo con thần kinh thì con chịu, nếu không bố phải cho con học, không được giữ con ở nhà. Bố tôi đồng ý. Là dân khối xã hội, nhưng cố tình chứng minh cho bố, tôi quay ngoắt sang thi khối A, Đại học kinh tế quốc dân. Tôi chỉ có 15 ngày, từ lúc thuyết phục được bố cho đến khi tôi thi. Quá quyết tâm, tôi đỗ với kết quả không ngờ, gần 24 điểm.

Trong thời gian đi học, tôi cũng có làm cho rất nhiều người, ví dụ các thầy các cô ở các trường đại học biết. Bố tôi ra điều kiện, ai đến nhờ, để lại cho ông chứng minh thư hoặc sổ hộ khẩu, đưa tôi đi, phải có một người đi theo, làm việc xong đưa tôi về nhà báo cáo kết quả xong ông trả lại. Sau khi xin nghỉ hưu, bố tôi được bầu làm bí thư đảng ủy xã, chủ tịch hội cựu chiến binh. Nhà tôi đông khách kinh khủng, xã bực mình, đem bố tôi ra kiểm điểm, kỷ luật, định khai trừ khỏi đảng. Trong một năm ở nhà, tôi cũng làm trưởng ban tổ chức thiếu niên nhi đồng, phó bí thư xã đoàn, sau đó lên bí thư xã đoàn. Tôi học đối tượng đảng, thi rất xuất sắc được 10 điểm, nhưng không ai cho kết nạp đảng vì mê tín dị đoan. Khi đưa bố tôi ra kỷ luật, tôi xin gặp ủy ban kiểm tra đảng, những người làm quyết định kỷ luật, nói: Tôi đã 18 tuổi, đủ tư cách pháp nhân và năng lực hành vi để chịu mọi trách nhiệm về hành động của mình. Không có lý do nào việc tôi làm bố tôi phải chịu. Mà tôi là quần chúng trong đoàn thể thôi, không phải đảng viên. Nếu tôi là đảng viên, bố tôi là bí thư chi bộ thì rõ rang kỷ luật bố tôi. Thế là người ta yêu cầu tôi làm gì đó để chứng minh tôi có khả năng thực sự đem lại lợi ích cho quê hương làng xã.

Hồi đó, tôi đang cộng tác với Viện Khoa học thể dục thể thao, do bác Nguyễn Văn Cừ làm viện trưởng. Bác Cừ, một số anh trong ban quản lý di tích lịch sử, nhất là anh Nguyễn Văn Chiến, trợ lý của bác Cừ,cầm máy ghi âm theo tôi nhiều lần để nghiên cứu. Anh Chiến rất giỏi tử vi, một chân hơi tập tễnh vì bị tật từ nhỏ. Ở Bộ văn hóa có chú Phí Đình Thiệm, cô Hoàng Thị Vân và nhiều người ủng hộ nhiệt liệt, về động viên bố mẹ tôi. Bố tôi bảo, nếu các bác các chú tin cháu nó có khả năng thì cứ việc nghiên cứu nhưng phải lưu lại trên báo cáo giấy tờ để sau này có cái trình bày với các cơ quan đoàn thể.

Tôi đi cộng tác trong thời gian khá dài, khoảng 6 tháng. Tôi xin các bác các chú cho người giúp tôi về khảo sát lại di tích lịch sử chùa Dầu quê tôi từ đời nhà Trần, 700 năm nay. Tôi về khám phá, kiểm nghiệm thông tin, nói chuyện, tiếp xúc với những nhân vật đã xây dựng chùa, tất nhiên là chết cách đây 700 năm rồi, trong đó có cả bà Phan Thị Vinh, nhũ mẫu của Huyền Trân Công Chúa, họ nhiều đời của nhà tôi. Chùa bị giặc Pháp đốt, phá tan tành, những bát hương đá bị vùi xuống đất. Người xưa cho tôi biết tòa sen như thế nào, bát hương ra sao, có bao nhiêu sắc phong chứng chỉ từ các đời vua. Những gì tôi thu thập được xác nhận hoàn toàn đúng bởi ban văn hóa. Huyện trình lên tỉnh, tỉnh trình lên bộ. Chùa được công nhận là di tích lịch sử văn hóa. Kết quả để bố tôi không bị kỷ luật đảng chính là những thông tin tôi mò mẫm lấy được từ cõi âm.

Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng 1

(mượn từ blog của Demento)

Chú thích:

  • Chị Phan Thị Bích Hằng (PTBH) hiện cộng tác với bộ môn “Cận tâm lý” của Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người
  • Mở đầu cuộc nói chuyện là lời chào và chúc sức khỏe của nhà ngoại cảm PTBH, do nội dung không quan trọng và phần này có quá nhiều tiếng ồn nên Demento® xin lược bỏ.
  • Buổi nói chuyện của chị PTBH có sự tham gia của nhiều người lớn tuổi nên chị dùng đại từ nhân xưng “cháu”, Demento® xin được đổi sang ngôi “tôi” cho phù hợp với tất cả những người đọc blog.

(...)

Thật ra đến dự buổi nói chuyện hôm nay, tôi cũng không biết bắt đầu từ đâu, bởi vì quá trình làm việc của tôi đã 14 năm, rất nhiều lần trong các hội nghị, tôi đã phát biểu và nói chuyện về những việc tôi đã làm. Năm 1989, sau một tai nạn hy hữu, tôi đã vượt qua được cõi chết trở về và tự nhiên có những khả năng đặc biệt. Sau quá trình tìm hiểu gần 1 năm, đến năm 1990, tôi phát hiện ra khả năng của mình không phải là ảo giác, mà là sự thật qua nhiều cuộc kiểm nghiệm của bản thân cùng những người thân trong gia đình. Đó là một khả năng khoa học chưa lý giải dược, gọi dễ hiểu là giác quan thứ 6. Kể từ tháng 4 năng 1990, sau sự kiện tìm lại được ngôi mộ ông tổ 4 đời của tôi, cả đại gia đình cũng như xóm làng họ tộc mới khẳng định cô bé này không bị di chứng sau bệnh dại, không phải thần kinh hoang tưởng, mà là một con người hoàn toàn bình thường. Cái không bình thường tôi nhìn thấy, nghe thấy là khả năng tiềm ẩn của con người. Nói nôm na như dân gian thì như thế là được trời cho lộc. Những ngày đầu tôi cũng gặp nhiều cay đắng, lộc đâu chẳng thấy. Cho đến bây giờ, để được đứng trước câu lạc bộ có các cô các chú, các anh, các chị, được sự mến mộ của nhiều người, đem lại niềm vui cho một số gia đình, tôi phải trải qua một quá trình không dễ dàng tự phấn đấu khẳng định bản thân, vượt qua mặc cảm với cộng đồng xã hội, đấu tranh với nội tộc người thân. Bố mẹ tôi có những cảm giác khó tả khi sinh ra người con không phát triển theo quy luật tự nhiên, trải qua những tháng ngày rất căng thẳng, đau khổ, không ít những đêm thức trắng vì con mình lớn lên chuẩn bị đến trước cổng trường đại học lại bị một tai nạn như vậy, rồi lại âm âm dương dương không hiểu thế nào.

Hôm nay, tôi cũng chỉ muốn đề cập đến hiện tượng tôi đã thấy và làm trong mười mấy năm qua, tôi không dám tham vọng buổi nói chuyện này có thể giải thích hiện tượng đó là gì. Cơ chế của hiện tượng, bản chất ra sao là một câu hỏi lớn với tất cả chúng ta, không những Bộ môn Cận tâm lý, Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người, mà còn rất nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm. Tôi từng được rất nhiều tổ chức nước ngoài mời phỏng vấn để hy vọng tìm ra cơ chế hiện tượng nhưng cho đến thời điểm này, vẫn chỉ là sự ghi chép tổng hợp chứ chưa có lời giải thích nào hợp lý.

Năm 1990, tôi bị chó dại cắn trong 1 tai nạn xảy ra với 2 người. Tôi là người đầu tiên. Người thứ 2 là cô bạn cùng tuổi học cùng lớp, vì cố tình đánh đuổi con chó, che chở cho tôi. Tôi bị cắn vào chân trái, còn bạn bị cắn vào bàn tay trái. Ở tuổi 17, hai đứa thấy hoàn toàn bình thường, quên ngay việc bị chó cắn, coi như không có chuyện gì xảy ra. Tôi chỉ mong bạn được đi học đại học vì tôi đã được gọi vào trường rồi. Sau thời gian khoảng gần một tháng, bạn tôi có triệu chứng lên cơn sốt, co giật và nhiều triệu chứng khác. Chúng tôi sinh ra ở một vùng nông thôn tỉnh Ninh Bình, điều kiện đến bệnh viện bấy giờ không phải khó khăn, nhưng cha mẹ mải làm việc, thêm nữa nghĩ chúng nó đang tuổi mới lớn, chuyện sứt sẹo chân tay là chuyện thường không ai để ý đến. Ngày cuối cùng tôi gặp lại bạn, bạn tôi không nói được nữa, hàm răng cứng lại thì lại nghĩ là đau răng, đi nha khoa kiểm tra nhưng hoàn toàn không phải. Về đến nhà, có một bác sĩ ở bệnh viện quân y 5 Ninh Bình nói tất cả biểu hiện của cô bé này cho thấy là người bị bệnh dại. Đứng cạnh bác sĩ, nghe thấy như vậy, hơn ai hết, chỉ tôi biết bạn bị chó cắn, và cảm thấy tử thần bắt đầu nắm tay mình. Tôi chỉ nói với bác sĩ được một câu “Đúng như vậy”. Bác sĩ hỏi tại sao, tôi trả lời “Vì cháu cũng bị chó cắn. Hai đứa bị cùng một lúc”. Khi tôi ngất đi rồi tỉnh lại, bạn tôi đã qua đời. Lúc ấy, mọi người mới biết, tay tôi chỉ buộc rất đơn giản chiếc khăn mùi xoa, vết thương vẫn chưa khỏi, bị nhiễm trùng vì làm những việc khác.

Gia đình đưa đi chữa nhiều nơi nhưng họ đều lắc đầu bệnh này không thể chữa khỏi từ xưa đến nay. Đến nhà một ông thầy lang theo Thiên Chúa Giáo, ông nói câu đầu tiên “Chúa lòng lành sẽ che chở cho con”. Ông nói với người con trai ra nghĩa đĩa lấy ngay một mảnh ván thô của người bốc mộ ngày hôm qua, thêm một vài vị thuốc bào chế cho tôi. Để giành giật giữa cái sống với cái chết, cái gì tôi cũng uống, cái gì tôi cũng ăn, hy vọng lấy 1 phần nghìn sự sống. Uống thuốc rồi, ông dặn sau ba tiếng đồng hồ, cháu sẽ cảm thấy nóng khắp người, lên cơn sốt mê man, lên cơn sảng, thậm chí lên cơn điên cắn xé, xong thì hết cơn, theo dõi nếu 3 ngày sau cháu hết cơn thì ông bà yên tâm con mình sống, còn nó lên cơn trở lại thì cháu không sống được nữa, tôi rất muốn cứu cháu nhưng khả năng của tôi chỉ đến thế. 7 giờ tối tôi uống thuốc, 9 giờ tối tôi lên cơn đúng như lời ông thầy lang, khoảng 11h đêm tôi thiếp đi. Ngày thứ nhất, ngày thứ hai không thấy triệu chứng gì. Ngày thứ ba, ông anh cô bạn từ bên Đức nghe tin em mất về, tôi cùng gia đình ra mộ bạn thắp hương vì từ hôm bạn mất, tôi không được ra mộ. Tạm biệt bạn từ ngôi mộ quay trở lại, cách ngôi mộ độ 30 met, tôi cảm thấy một luồng khí lạnh chạy dọc sống lưng. Tôi nói: “Đưa nhanh em về, em bị điên rồi”, từ đấy không biết gì nữa.

Đến lúc 1h đêm, gia đình không còn tia hy vọng, tôi hoàn toàn tắt thở. Ở quê, những người trẻ được khâm niệm rất nhanh, không bao giờ tổ chức lễ tang kèn chống, bởi ông nội còn, bố mẹ còn. Có một ông cụ, là ông thầy dạy chữ nho ở làng, rất giỏi tử vi, sau một hồi tính toán, ông bảo: thứ nhất, chưa qua giờ Thìn, không được khâm niệm cháu; thứ hai, cứ để nó nằm như thế,không được thắp hương. Bác sĩ nói tốt nhất đậy mặt lại, để gia đình đi chuẩn bị cho cháu, tại sao cụ lại nói như vậy để người ta nuôi một hy vọng bệnh hoạn. Ông cụ nói: Các anh thì cả một nền ý học hiện đại, tôi thì chỉ tàn hương nước thánh, nhưng tôi khẳng định nó không thể chết. Cả gia đình tôi rất hoang mang. Năm đó thị trường chưa như bây giờ, việc mua đồ rất khó khăn. Mọi người ai đi mua gỗ cứ đi, ai ngồi chờ cứ chờ. 1 giờ đêm, tôi chính thức tắt thở.

Bố tôi công tác ở xa. Trong những ngày tôi khắc khoải chờ chết sau sự ra đi của bạn, tôi hỏi bố tôi năm 1988 tổng bí thư Lê Duẩn mất, họ bắn 7 loạt đại bác để làm gì, bố tôi trả lời để linh hồn mau siêu thoát. Tôi nói, khi con mất, con không vinh dự được bắn đại bác, bố bắn cho con bảy phát đạn, con cũng mau siêu thoát để trở về với bố mẹ. 7 giờ sáng, bố tôi về. Bố tôi khóc, có bao nhiêu đạn trong bao ông bắn hết. Tôi nghe tiếng nổ tỉnh dậy, phản xạ đầu tiên là lao ra phía đó, gọi “Bố ơi!”. Tôi đạp phải những các tút bật lại và ngã xuống sân. Mọi người đưa vào trong phóng. Sau khoảng nửa tiếng, tôi tỉnh lại hoàn toàn, cảm giác không trọng lượng, như đang bay, nhìn mọi người như ở một thế giới khác. Trong 30 phút bất tỉnh vì ngã đập đầu xuống sân, tôi thấy bà nội và bà ngoại, cả hai người đã mất, gọi tôi. Tôi đi qua một cây cầu bắc qua một dòng sông, bà ngoại bên kia vẫy tay, bà nội thì đứng bên bờ bên này kéo lại. Bên kia còn có rất nhiều người đang đón mà không biết là ai. Tôi tuột khỏi tay bà, hốt hoảng vì sợ ngã nên gọi “Bà ơi!”, đó cũng là câu mọi người nghe tôi nói đúng lúc tỉnh dậy.

Tâm trạng trong gia đình vẫn nghĩ sự tỉnh lại chỉ là tạm thời. Tất cả mọi người sẵn sàng chuẩn bị tinh thần đón chờ cái chết sẽ đến với tôi. Bản thân tôi cảm thấy hoàn toàn bình thường, mọi sinh hoạt đều trở lại bình thường như cũ, không có gì thay đổi.

ĐỒNG LẺ


ĐỒNG LẺ magnify
- Một hai ba, dzô! Một hai ba, dzô!

Giữa những tiếng hô vang như sấm dậy ấy, giọng bà ăn xin lọt thỏm. Thân hình bà cũng lọt thỏm vào giữa đám đàn ông đang trương nở tinh thần và thể xác vì bia. "Hà hà, ăn xin à? Đi chỗ khác đi" - một khuôn mặt phừng phực hơi men nói như ra lệnh. "Thôi, cho bà ấy mấy đồng" - một người thương tình nói khi thấy bà già nhẫn nại từ nãy đến giờ.

Bà già này có vẻ biết điều, chứ không sấn sổ vào như những người khác. "Chết cha, không có tiền lẻ, có ai có tiền lẻ không?" - người đàn ông vừa nói kêu lên sau khi lục ví. "May quá còn một đồng xu đây" - ai đó trả lời và dúi vào tay bà già: "Cầm lấy nhé, đi đi nhé!"

Từ thiện đã xong xuôi, bia lại rót ra, chuẩn bị dzô, nhưng bà già ăn xin vẫn ngửa tay đứng chờ. Thì ra Hưng, một người trong nhóm đó vẫn đang loay hoay với cái ví chưa tìm thấy tiền lẻ: "Chờ tôi tẹo, chả hiểu tiền lẻ ném đâu" - hắn làu bàu.

Chiếc ví của Hưng đã được để lên mặt bàn, trong cũng "đầy đặn". Ngăn chính đương nhiên không thể giở ra, hắn lóng ngóng lục các ngăn phụ đựng xu. Một đồng xu rơi ra. Đồng xu 5000. Tiền lẻ rồi, bà già này vớ bẫm rồi. Nhưng hình như đồng 5000 chưa phải là mục đích tìm kiếm của hắn. Hắn lại tiếp tục dốc ví. Lại một đồng nữa rơi ra, 2000 đ. "Hà hà, bà già này được 4 miếng đậu phụ rồi" - có người kêu lên.

Sự chậm chạp của Hưng khiến cả bàn bia chú ý, kể cả mấy nhân viên phục vụ. Lại hai đồng nữa lăn ra, mệnh giá còn 1000 đ. Và tất cả như trò chơi "Chiếc nón kỳ diệu", đồng lẻ dành cho bà già mỗi chốc lại tụt mệnh giá xuống. Cuối cùng thì một đồng xu 500 trắng trẻo, xinh đẹp bon ra, xoay một vòng trên mặt bàn. Đấy hẳn là kết cục dành cho bà già.

Bà già nhìn đồng xu 500 chờ đợi... Nhưng, hình như hắn vẫn chưa cho đó là đồng lẻ trong túi. Hắn lại nắn bóp, dốc dốc lần nữa các ngăn phụ. "Xong chưa, dzô được chưa" - mọi người sốt ruột. Hắn làm như không nghe thấy. Hắn xô cả ghế để đứng nắn bóp túi áo, túi quần, túi trong, túi ngoài. Vừa lục, hắn vừa lẩm bẩm: "Rõ là có đồng 200, siêu thị vừa trả lại, thế mà không biết vứt đâu".

Cả bàn bia lặng ngắt, chỉ còn bọt sủi lên từ những cốc bia đang nguội dần. Đúng là chơi với nhau lâu ngày giờ mới biết trên đời lại có những tay giàu sụ mà đồng lẻ của hắn vẫn là đồng 200, không đủ để mua một cọng hành.

Khi mọi người chuẩn bị cầm cốc bia lên dzô một lần nữa vì không thể chờ hắn, thì hắn mới tìm được đồng xu 200.

- Tiền lẻ cho bà đây nhé, - một tay hắn bỏ đồng xu 200 vừa tìm thấy vào lòng bàn tay bà già.

Đám đàn ông lặng ngắt một lẫn nữa, khi tay kia, hắn quơ trên mặt bàn, tất cả những đồng xu đã dốc ra, gồm một đồng 5000, một đồng 2000, hai đồng 1000, một đồng 500, tất cả cùng bỏ vào bàn tay run rẩy của bà già.

Theo THIẾU PHƯƠNG (Thể thao & Văn hóa số 15/2007)