Wednesday, May 30, 2007

Cười - Từ tathy.com/thanglong

Chuyện 1

- Alô! Con chim nhỏ của anh đấy à?

- Không! chim bố đây.

- Ấy chết! Cháu xin lỗi bác! Bác có khỏe không ạ?

- Khỏe để đánh nhau với ai?

- Dạ... cho cháu hỏi Mai có nhà không ạ?

- Nó không có nhà thì là dân vô gia cư à?

- Dạ, dạ... ý cháu là Mai có ở nhà không ạ?

- Nếu không thì sao?

- Thế... Mai đi đâu ạ?

- Đến cơ quan rồi.

- Bác cho cháu số điện thoại của Mai được không ạ?

- Nó có nhiều số lắm!

- Bác cho cháu xin một số thôi ạ!

- 8...

-... 8 rồi... mấy nữa ạ?

- Thì cậu bảo chỉ cần một số thôi mà.....

- Dạ bác cho cháu xin nốt mấy số còn lại luôn ạ

- 5 7 3 6 8 2, còn sắp xếp sao thì tùy cậu !


Chuyện 2


Cô giáo hỏi học sinh: - "Trong chuyện Thánh Gióng ai cưỡi ngựa sắt bay lên trời?" - "Em chịu thôi!" Không thể chịu nổi vì sự kém cỏi của học sinh cô giáo nói: - "Đừng tưởng cứ là con của hiệu trưởng thì muốn học hành thế nào cũng được. Cầm cuốn sách giáo khoa này lên gặp bố cậu đi!" Trên phòng hiệu trưởng, ông bố nói với con: - Dốt! Người cưỡi ngựa sắt bay lên trời là ông BÈN. Đây này, sách viết rất rõ ràng: “Sau khi cúi đầu chào tạm biệt quê hương, ông bèn bay lên trời”. Chả chịu đọc gì cả!


Chuyện 3


Ông nọ nổi hứng dẫn vợ vào quán bar đêm cuối năm. Sau khi uống vài ly, họ ra về. Tới cửa, bà vợ chợt nhớ là bỏ quên bao tay, nên quay lại tìm. Bà nhìn quanh không thấy, nên cúi xuống nhìn gầm bàn. Một bồi bàn lại gần nói nhỏ: - Thưa bà, hôm nay ông ấy không có ở đó đâu ạ! Hình như ông ấy đang đứng gần cửa kia kìa...


Chuyện 4


Cháy lớn tại bệnh viện. Sau khi dập tắt đám cháy một lính cứu hỏa báo cáo với chỉ huy: - Lửa đã bị dập tắt hoàn toàn! Tại tầng hầm chúng tôi cứu được 9 nạn nhân. Đã làm hồi tỉnh được 4, còn 5 người kia rất tiếc đã chết. Viên chỉ huy nghe xong liền ngất đi. Một lúc sau, tỉnh lại ông ta mới thều thào nói: - Má ơi! Dưới tầng hầm là cái nhà xác của bệnh viện mà.



Friday, May 25, 2007

1001 chuyện thiếu đạo đức của "sao" Việt

Những chuyện như ca sỹ Jimmy Nguyễn thuê người quăng… mắm tôm vào nhà hàng xóm; ca sỹ Tuấn Hưng chống đối cảnh sát giao thông; đạo diễn Nguyễn Nam đã túm tóc rồi đánh rất dã man nghệ sỹ Quỳnh Anh trước hàng chục người... gióng lên hồi chuông cảnh báo về đạo đức của nghệ sỹ.

Phóng viên nào chịu lăn lộn sau “cánh gà” của làng văn nghệ thì có thể gặp hàng trăm chuyện đạo đức của các nghệ sỹ S.O.S.

tuanhung-hiep.jpg
Ca sỹ Tuấn Hưng (trái) và nghệ sỹ hài Hiệp "gà"

Sau Tết Đinh Hợi, giới nghệ sỹ cải lương chẳng ngạc nhiên trước tin 2 NSƯT ẩu đả nhau, đó là chuyện NSƯT – đạo diễn Hoa Hạ công khai chỉ trích, tố cáo NSƯT Hữu Quốc “cắt xén” tiền thù lao của một số diễn viên, nhân viên phục vụ trong chương trình cải lương Kim Vân Kiều.

Chưa có bằng chứng cụ thể Hữu Quốc “ăn chặn” tiền các nghệ sỹ, nhưng từ lâu trong giới cải lương, đặc biệt ở đoàn 2 nhà hát Trần Hữu Trang rất nhiều lời than phiền về thái độ, tác phong, đạo đức của NSƯT Hữu Quốc. Tự xem mình là “trùm” ở rạp Hưng Đạo nên chàng nghệ sỹ trẻ này mặc tình thao túng từ chuyện bán vé, chỉ định nghệ sỹ tham gia, chia bè kết phái…

Đến chuyện nghệ sỹ hài Hiệp “gà” (Dương Đức Hiệp) bị công an quận Đống Đa, Hà Nội bắt quả tang, khởi tố về tội tàng trữ trái phép chất ma túy. Không đầy 24h sau vụ Hiệp “gà”, Cục CSĐT tội phạm về ma túy phá động thuốc lắc tại vũ trường New Century (Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội) “lòi” ra… diễn viên điện ảnh Kim Hiền – gương mặt quen thuộc trên HTV qua hai bộ phim Dốc tìnhMùi ngò gai. Dù có biện minh thế nào đi nữa thì chuyện “ghé uống nước, nghe nhạc” của nghệ sỹ này tại “động lắc” New Century khó thuyết phục bởi “tình ngay lý gian”!

KimHien_aNguyenA.jpg
Diễn viên điện ảnh Kim Hiền cũng có mặt trong đêm phá động thuốc lắc tại vũ trường New Century (Ảnh; Nguyễn Á)

“Hùm chết để da, người chết để tiếng”, thế nhưng rất nhiều nghệ sỹ, đặc biệt là các nghệ sỹ trẻ, cố tình quên mất điều đó. Chuyện ca sỹ Jimmy Nguyễn thuê người quăng… mắm tôm vào nhà hàng xóm; chuyện một bầu show khá nổi tiếng suýt ẩu đả với ca sỹ “lá phong 2005” trong đêm trao giải Làn sóng xanh; chuyện ca sỹ Nguyên Vũ “tố” công ty GMC “giật” ca khúc Vầng trăng khóc; chuyện ca sỹ Tuấn Hưng miệt thị, chống đối cảnh sát giao thông khi vi phạm Luật giao thông.

Chuyện cô đào trẻ T. thản nhiên bỏ rơi người thầy, người anh từng là ân nhân của mình trong cơn bệnh thập tử nhất sinh để cặp bồ với một đạo diễn trẻ đang lên; người mẫu, diễn viên điện ảnh N.T. đột ngột bỏ cả đoàn phim “dài cổ ngóng” bay ra Hà Nội trình diễn thời trang gần tuần lễ; nhạc sỹ Thanh Sơn từng than phiền một ca sỹ khá nổi tiếng ngang nhiên mạo nhận là đồng tác giả bài hát của ông.

HelenThanhDao.jpg
Diễn viên điện ảnh Việt kiều Helen Thanh Đào

Diễn viên điện ảnh Việt kiều Helen Thanh Đào “bỏ ngang xương” show quảng cáo của một sản phẩm nổi tiếng bởi “em không thích đóng chung với mấy đứa khác!”, nhà sản xuất đành phải “lắc đầu” chọn người mẫu khác; đạo diễn kiêm quay phim Nguyễn Nam đã từng túm tóc rồi đánh rất dã man nghệ sỹ Quỳnh Anh trước hàng chục người trong đoàn phim chỉ vì lý do “nhìn mặt nó là thấy ghét rồi!”, nghệ sỹ L.G. thuê côn đồ hành hung đồng nghiệp (và cũng là chồng mình) – NS D.P. đến bể đầu, gãy tay phải đi cấp cứu…

Có đến 1001 chuyện phản ánh sự thiếu đạo đức của văn nghệ sỹ. Là người của công chúng, trong đó không ít người được nhà nước phong tặng danh hiệu NSND, NSƯT, vì thế trong cách cư xử, tác phong, sinh hoạt với bạn bè, đồng nghiệp, phong cách biểu diễn và giao lưu trước khán giả xin đừng tùy tiện, cẩu thả, vô văn hóa trừ khi… ở nhà một mình!

Theo Ngọc Thiện

Wednesday, May 23, 2007

Hè hè - TGĐ Kiên của Hanoi Land !

Hanoi Land: Giải quyết thế nào với các nhà đầu tư?
09:36' 24/05/2007 (GMT+7)

(VietNamNet) - Ông Lê Trung Kiên - Tổng Giám đốc Công ty CP Bất động sản Hà Nội (Hanoi Land) đã trả lời nhiều câu hỏi của VietNamNet xoay quanh chủ đề "Lilama Land" đang làm nóng dư luận những ngày này...

Hanoi Land đăng ký trụ sở ở 126 Lò Đúc, đồng thời được Tổng Giám đốc Kiên cho biết đây cũng là nhà riêng của ông (Ảnh: Hưng Bình - ATS)

Hanoi Land đăng ký trụ sở ở 126 Lò Đúc, đồng thời được Tổng Giám đốc Kiên cho biết đây cũng là nhà riêng của ông (Ảnh: Ngô Hưng Bình - ATS)

Phố Lò Đúc có nhiều nhà 126. Nếu cứ chủ quan đi tìm tấm biển ’’Công ty CP Bất động sản Hà Nội’’ hay ’’Hanoi Land’’ thì sẽ thất vọng, bởi căn nhà nơi cuối cùng chúng tôi đã tìm gặp được ông Kiên ở ngoài lại trưng một tấm biển hoàn toàn khác: ’’Giaothuongnet Media Corp’’. Bước chân vào, tầng 1 (trệt) được chia đôi cho vài nhân viên mạng giaothuongnet.vn ngồi một bên, còn một bên kê bàn lễ tân của Hanoi Land. Ông Kiên tiếp chúng tôi trên tầng 2.

"Mình chơi với nước ngoài rất là nhiều!"

Thay vì trả lời câu hỏi chúng tôi đặt ra một cách tuần tự, Lê Trung Kiên sốt sắng muốn trình bày ngay về quá trình ’’thai nghén’’ dẫn đến ra đời Lilama Land. Ông Kiên nói: ’’Trước khi thành lập Công ty CP Bất động sản Hà Nội này vào năm 2001, tôi đã hoạt động trong lĩnh vực bất động sản rất lâu rồi, từ 1994. Kinh nghiệm mình có, quan hệ mình có, quan hệ trong nước, quan hệ ngoài nước... Mình chơi với nước ngoài rất là nhiều! Mình đi nước ngoài rất là nhiều!

Ở các nước khác, thị trường bất động sản đã đi vào ổn định, luồng vốn đầu tư vào các thị trường đó đã bão hoà, lợi nhuận không cao, không có gì để thi thố nữa. Còn Việt Nam, với một nền kinh tế đang phát triển, nền chính trị vững chắc nên trong thời gian gần đây, luồng tiền của các nhà đầu tư nước ngoài đổ vào rất lớn vì chỉ có ở ta mới xây tiếp được nhà mấy chục tầng, chứ ở các nước khác nhà chọc trời, siêu thị san sát, còn xây vào đâu?

Đó là những cơ hội, điều kiện để hình thành các tập đoàn bất động sản lớn. Không chỉ một tập đoàn bất động sản mà phải hàng chục tập đoàn bất động sản thì mới nhanh chóng đuổi kịp các nước trong khu vực được! Tâm niệm, suy nghĩ của tôi, ngoài việc kiếm tiền cho cá nhân, doanh nghiệp và các cổ đông, tôi còn mong muốn cùng đất nước, Chính phủ cải tạo lại bộ mặt đô thị. Muốn vậy thì doanh nghiệp và Nhà nước phải cùng làm. Nhà nước có định chế, cơ chế, còn chúng tôi là doanh nghiệp có tiền, có thể huy động vốn để cùng chỉnh trang lại các đô thị.

Tổng Giám đốc Công ty CP Bất động sản Hà Nội (Hanoi Land) Lê Trung Kiên (Ảnh: Ngô Hưng Bình - ATS)

Tổng Giám đốc Công ty CP Bất động sản Hà Nội (Hanoi Land) Lê Trung Kiên (Ảnh: Ngô Hưng Bình - ATS)

Tham vọng "1000 tỷ đồng"!

Chúng tôi muốn gắn một ’’ông’’ doanh nghiệp Nhà nước vào vì trong thời điểm này vẫn tồn tại tư duy phải có ’’một tí nhà nước’’ vào thì mới làm những dự án lớn được (mặc dù câu chuyện này khoảng 3-4 năm nữa sẽ không còn, sân chơi là bình đẳng, các ông tự đấm bốc, ông nào thắng thì thắng...).

Tôi đem tâm huyết này sang trao đổi với anh Phạm Hùng. Tôi nói rằng, chúng ta đang có thời cơ để lập ra tập đoàn bất động sản lớn, huy động vốn và thực hiện những dự án lớn. Tập đoàn này cái đầu tiên là phải có vốn lớn. Tôi đưa ra cho anh Hùng con số 1.000 tỉ đồng, bảo rằng phải như vậy thì mới làm được các dự án, vì nếu có 1.000 tỉ mới làm được các dự án dăm bảy chục tỉ trở lên! Tập đoàn (hoặc tổng công ty) được hình thành này sẽ đầu tư xây dựng các khách sạn 5 sao, 6 sao, những căn hộ cho thuê cao cấp, trung tâm thương mại lớn, các khu đô thị hàng trăm đến hàng nghìn ha... Đó là cái mục tiêu, tham vọng của tôi.

Lúc đầu, tôi đề xuất tên là ’’Tổng Công ty Đầu tư bất động sản Việt Nam’’ vì cái chữ Việt Nam nó mới bao trùm, nghe nó mới hoành tráng, viết tắt là VietNam Land! Đấy là mình kỳ vọng công ty nó phải hoành tráng thế! Anh Hùng bảo: ’’Anh đồng ý quan điểm của Kiên, phải hình thành một tập đoàn bất động sản như thế, quy mô như thế, làm các dự án như thế... Nên chăng suy nghĩ lại về cái tên, vì Lilama được Chính phủ cho phép thành lập Tập đoàn Công nghiệp nặng Lilama, trong đó có các Tổng công ty chuyên về nhiều lĩnh vực (bao gồm cả bất động sản), hay thay từ Việt Nam Land thành Lilama Land?’’.

Tôi bảo: ’’Cũng hay đấy!’’. Tôi còn nói đùa: Tâm huyết của em xây dựng hình ảnh ấy nên anh phải trả tiền em đấy! Cả hai anh em thống nhất đặt tên là: Tổng Công ty Đầu tư Bất động sản Lilama (Lilama Land)’’.

Phía ngoài trụ sở Hanoi Land trưng biển Giaothuongnet Media Corp

Phía ngoài trụ sở của Hanoi Land trưng biển Giaothuongnet Media Corp (Ảnh: Ngô Hưng Bình - ATS)

- Ý ông muốn nói rằng Lilama Land ra đời nhờ ý tưởng của ông?

Ông Lê Trung Kiên: - Hoàn toàn là ý tưởng của Hanoi Land và tâm huyết của tôi. Mà tôi cũng xác định tôi làm chính chứ không phải bên anh Hùng làm chính! Vì Lilama thì làm lắp máy, ngay bản thân Lilama cũng có công ty bất động sản rồi, 5 năm nay công ty bất động sản này chẳng làm được cái gì cả, lẹt đẹt!

Tôi chọn anh Hùng là đối tác, nhà đầu tư đầu tiên là trên phương diện tình cảm, quen biết và tôn trọng, còn tôi xác định công ty này là công ty đại chúng, mà đã là đại chúng thì các nhà đầu tư nhan nhản! Ngày hôm nay, tôi và Lilama có thể là công thần, nhưng không phải vì công thần đó mà coi thường các nhà đầu tư khác. Chúng ta là cuộc chơi chung, tập hợp nhóm anh em cùng chung chí hướng lại để tạo ra một pháp nhân mạnh.

Quan điểm ban đầu của tôi nói với anh Hùng là: ’’Thôi, chỉ có em với anh là cổ đông sáng lập, và em sẽ mời một số nhà đầu tư là các tập đoàn tài chính, ngân hàng lớn của nước ngoài tham gia vì họ có tiền và kinh nghiệm, cũng như họ có thể huy động được những nguồn vốn lớn hàng tỉ USD vào các dự án đầu tư của mình, thứ hai là ưu tiên các tập đoàn bất động sản lớn trên thế giới!’’.

Còn bây giờ, các bạn hãy nhìn lại xem, các cổ đông mà Lilama mời gọi như thế nào: Rượu - Bia có biết làm bất động sản hay không? Công ty May có biết làm bất động sản hay không? Ông Tư vấn kéo vào làm gì? Nếu là tôi, tôi phải kéo các tập đoàn bất động sản nước ngoài, các nhà đầu tư nước ngoài!

"Nhà đầu tư nộp tiền vì ... tư duy của tôi"!

- Cũng có thể như ông nói, các cổ đông sáng lập hiện giờ của Lilama Land thiếu hoặc không có kinh nghiệm về bất động sản, nhưng trên thực tế họ lại có những cái khác mà các nhà đầu tư trong nước trông vào đó để yên tâm, ví dụ như: bề dày hoạt động, đất đai nhà xưởng và thương hiệu... Giả sử, nếu độc lập một mình Hanoi Land đứng ra huy động thì liệu các nhà đầu tư có "đổ" tiền vào nhiều như thời gian qua không, hay vì bên cạnh luôn có thương hiệu của Lilama?

Ông Lê Trung Kiên - Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Hanoi Land (Ảnh: Ngô Hưng Bình - ATS)

Ông Lê Trung Kiên - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Cty CP BĐS HN (Hanoi Land) (Ảnh: Ngô Hưng Bình - ATS)

Ông Lê Trung Kiên: - Nhiều người đang bị ngộ nhận câu chuyện đó! Các nhà đầu tư đến với tôi là do bên tôi làm đại diện, do họ tin tưởng vào tôi và tư duy của tôi. Họ mong muốn chia sẻ tư duy của tôi, không phải vì thương hiệu nào cả!

Rồi sau vụ này tôi sẽ làm cho các bạn thấy! Quan điểm của tôi từ đầu vẫn phải là lập ra một VietNam Land, chứ không phải Lilama Land, và các nhà đầu tư nước ngoài chính là thương hiệu! Nếu bạn là nhà đầu tư, tôi sẽ kéo một tập đoàn bất động sản lớn nhất của Mỹ và châu Âu, cùng một tỉ phú giàu nhất châu Á ở Hongkong vào, bên kia là Lilama - bạn sẽ chọn ai?

- Ông nói rằng các nhà đầu tư thời gian qua nộp tiền cho ông là vì tâm đắc với tư duy của ông, chứ không phải vì thương hiệu - vậy xin hỏi ông đã có buổi thuyết trình nào các tư duy, ý tưởng này với các nhà đầu tư chưa, hay tất cả đều chỉ biết đến công ty tương lai qua các giấy tờ giao dịch: từ thư mời, thoả thuận góp vốn đầu tư, giấy đăng ký góp vốn... và cả các thông tin báo chí đều kèm cái tên Lilama?

Ông Lê Trung Kiên: - Không, cái này thì... tôi chỉ nói chuyện. Hiện nay là tôi tiếp nhận từ những cái đăng ký(?!). Và những nhà đầu tư của tôi thì tôi nói chuyện với họ, và mình chia sẻ với họ, chứ tôi không có công luận! Còn ở đây tại sao tôi nói họ tin tưởng ở tư duy của tôi, tin tưởng vào tôi - vì đó là những nhà đầu tư quen biết với tôi. Còn những nhà đầu tư tự họ nghe ngóng hoặc từ Lilama giới thiệu mà muốn tham gia thì rất nhiều mà tôi chưa tiếp xúc được! Lilama giới thiệu một loạt nhà đầu tư lớn sang cho tôi, như Habubank chẳng hạn...

Đây, bạn đọc thỏa thuận góp vốn đầu tư mà xem, tôi nhân danh Hanoi Land làm đại diện (bên A), chứ tôi không nhân danh Ban Vận động để huy động vốn, và không ký với tư cách là Ban Vận động, mà nhân danh Hanoi Land để ký!

- Đó là lẽ tất nhiên bởi Ban Vận động đâu đã có tư cách pháp nhân để ký thỏa thuận với bên góp vốn ở giai đoạn này, hơn nữa lại còn thu tiền mặt, chuyển khoản?! Tuy nhiên, dù người ký hoặc người đại diện liên hệ có là Hanoi Land chăng nữa, có thể thấy rõ trong các giấy tờ này không cái nào không ghi và nhắc đi nhắc lại nhiều lần thương hiệu Lilama...

Ông Lê Trung Kiên: - Mọi người vẫn bị ngộ nhận! Nếu tôi không phải leader (người đứng đầu) thì không bao giờ người ta tham gia!

"Tôi sắp thành lập Tổng công ty Bất động sản Việt Nam"!

- Tóm lại, theo ông, nếu trong cả câu chuyện này từ đầu đến cuối chỉ có Hanoi Land, mà không có sự phối hợp của Lilama và những cổ đông khác nữa (mà ông có thể đặt bất cứ tên gì: VietNam Land, Saigon Land...) thì các nhà đầu tư có góp vốn ào ạt nhiều như thời gian qua không?

Ông Lê Trung Kiên: - Hơn thế nữa! Tôi sẽ làm cho các bạn xem! Tôi đang chuẩn bị thành lập Tổng Công ty Bất động sản Việt Nam cùng các tập đoàn bất động sản, tài chính nước ngoài. Tôi sẽ không tham gia vào Lilama Land nữa, mặc dù anh Hùng có phát biểu cho tôi 2-3%, mặc dù nhiều người vẫn tưởng tôi theo đuổi lắm, nhưng tôi sẽ làm cái của tôi, với các nhà đầu tư của tôi.

- Đó là chuyện của tương lai, còn giờ đây, ông có thể giới thiệu cho biết từ trước đến nay Hanoi Land đã từng tham gia vào những công việc, dự án gì (đặc biệt là lĩnh vực bất động sản)?

Các chuyên gia và kỹ sư Lilama trong giờ phút Nhà máy điện Uông Bí mở rộng hoà lưới điện quốc gia (Ảnh: Nguỵ Hoàng Sơn).

Các chuyên gia và kỹ sư Lilama trong giờ phút Nhà máy nhiệt điện Uông Bí mở rộng hoà lưới điện quốc gia (Ảnh: Nguỵ Hoàng Sơn).

Ông Lê Trung Kiên: - À... cái này thì phải để đến một cuộc phỏng vấn khác, vì nói thì dài lắm!

- Không cần quá dài mà chỉ xin ông cho biết 1, 2 công việc chính, dự án lớn nhất mà Hanoi Land đã từng tham gia để giới thiệu với các bạn đọc?

Ông Lê Trung Kiên: - Thôi hôm nay đang nói về Lilama Land thì lại hỏi về Hanoi Land làm gì! Để hẳn một dịp khác...

- Trở lại với Lilama Land, ông đã chốt danh sách các nhà đầu tư chưa và tổng cộng đã thu bao nhiêu tiền của họ?

Ông Lê Trung Kiên: - Cái này tôi đã làm việc với cơ quan công an rồi! Tôi đã mở một tài khoản riêng để huy động cho việc thành lập Lilama Land và toàn bộ tiền huy động của các nhà đầu tư tôi đã chuyển vào tài khoản đó, để khi nào Lilama Land có tư cách pháp nhân sẽ chuyển sang! Con số rơi vào khoảng 78 tỉ đồng.

- Giờ phút này ông đang giải quyết với các nhà đầu tư như thế nào?

Ông Lê Trung Kiên: - Tôi đưa ra 3 cách giải quyết: Thứ nhất, ưu tiên chuyển danh sách các nhà đầu tư muốn tham gia tiếp tục với Lilama Land sang bên đó; Thứ hai, nếu xin rút vốn, tôi sẽ hoàn lại tiền; Thứ ba, cùng Hanoi Land thành lập pháp nhân mới. Tôi sẽ chờ các nhà đầu tư suy nghĩ và quyết định đến hạn cuối là thứ sáu tuần này (25/5/2007). Song, dù họ có chọn cách nào thì cũng phải làm đơn gửi cho tôi. Bây giờ tôi phải làm chặt!

  • Hoàng Huy (thực hiện)

Monday, May 21, 2007

Cổ học tinh vi

Copy từ Blog của Quốc Anh


Nhân một sáng đẹp trời dậy sớm, bèn nhớ lại câu chuyện xưa kia người yêu đi lấy chồng hồi tuần trước, tôi tức cảnh rung đùi đọc Sử ký mà thấm được cái sự tồn vong thịnh suy của sự nghiệp chơi game. Liền chép lại lên blog, ngõ hầu cùng độc giả gần xa chia sẻ. Trong truyện có hình ảnh dung tục, độc giả nhậy cảm xin hãy bịt kín mắt mà đọc.

Lại nói Phạm Lãi từ khi giũ áo từ nhiệm giã biệt Việt Vương Câu Tiễn liền lên thuyền chu du cho bõ bao nhiêu kỳ nghỉ phép mà vẫn phải làm thêm không lương. Đoạn qua đất Đào bán báo xa mẹ, từ hàng hiệu vải vóc đến áo quần sida, dần thành bậc đại phú. Người đời bèn gọi là Đào Chu Công.

Công có con trai thứ chăm chỉ đua ô tô đâm chết béng người ở nước Sở. Luật Sở hà khắc, chàng bị án tứ túc ghế điện. Chu Công biết chuyện ngậm ngùi, rằng “Giết người đền mạng, song Sử ký có câu ‘Con nhà ngàn vàng, không chết đầu chợ’ !” Đoạn phái người con út mang ba vạn Mỹ Kim đi lo lót cho con thứ ở Sở.

Bấy giờ trong nhà còn người con trai cả, thấy mình thân là đích tử mà việc hệ trọng sinh tử của em trai lại không được cha tin tưởng trao cho, bèn tỏ ra buồn lắm. Liền khóc lóc thảm thiết quằn quại ôm chân xin Chu Công giao việc, đoạn doạ uống paracetamol quyên sinh. Phu nhân cả sợ, thơm yêu Chu Công mà rằng: "Một đứa chưa biết sống chết, giờ lại muốn thấy mất đứa khác ru?". Chu Công bất đắc dĩ cho người con cả đi, đoạn ngoảnh mặt nói với cả nhà: “Phỏng như thằng út đi họa còn cơ hội cứu sống thằng hai. Thằng cả đi tất chỉ lấy được xác thằng hai mà thôi.” Cả nhà mải chơi tá lả, không ai tin.

Người con cả theo đúng lời cha đến nhà danh sĩ Trang Sinh vốn là bạn lâu năm của Công, đặt tiền vàng trước mặt mà lạy xin cứu em. Sinh rằng: “Anh nên bắt xe đò về ngay hôm nay, bất luận sự tình đếch cần quan tâm, em nếu được thả đếch cần truy hỏi.” Người con cả vái mà lùi ra cửa. Song thấy Trang Sinh ở khu chung cư giải tỏa ngoại thành nhà tranh vách đất điện nước hy hữu, đoán vị tất đã có thế lực, trong bụng không yên mà nán lại khách sạn Hilton ở Sở Đô nghe ngóng một vài tuần, lại kết thân với kẻ chính trị gia hòng dò la tin tức.

Sinh nhờ già cả vô công rồi nghề mà cả nước nể là liêm chính vô độ. Tính vốn không ưa Mỹ Kim, vốn chỉ định giữ lại làm tin đợi xong việc trả lại Chu Công cho thích. Nửa đêm liếm tai vợ mà bảo “Vàng của Chu Công, vạn nhất ta qua đêm mà chết, bất luận ra sao đều phải trả lại.” Đoạn qua đêm.

Hôm sau, bèn tuồn vào cung tấu khẽ với Sở Vương: “Thần, lâu nay xem thiên văn, lo vận hạn nước Sở, quan trắc Diêm Vương Tinh, đếch thuộc hệ mặt trời, ắt là điềm đại hung. Nhẹ nhàng thì cũng cúm gà; nặng ra dịch SARS, ba sa, tôm hùm.” Sở Vương lo lắm, tái mặt kéo quần đùi lên thắt lưng mà hỏi: “Vận nước lâm nguy, thất phu chỉ giáo?” Sinh thủng thẳng thưa: “Đại Vương thiện tâm tích đức, đại xá thiên hạ, chẳng những tầu con thoi Columbia về nước an toàn mà kính thiên văn Hubble cũng đỡ phải sửa chữa.” Sở Vương cả mừng, tức thì luồn tay ra khỏi quần vẫy thị thần mang laptop đến hạ chỉ niêm phong ba quan tiền, chuẩn bị đại xá.

Lại nói người con cả đêm ngày ăn nằm đằm thắm ở trong thành, liền nghe quý nhân báo Sở Vương xuống chiếu ân xá thiên hạ. Cả mừng, chắc mẩm lần này cứu sống được em lại giữ được tiền. Bèn thẳng đến nhà Sinh lân la ngoài cửa nhìn trộm buồng tắm. Trang Sinh đi tuần trộm ban đêm bắt gặp, hẵng giọng hỏi có phải đến lấy tiền về không. Chàng cả ngượng, đỏ mặt e thẹn mặc lại quần dài vân vê vạt áo mà không nói. Sinh cười lớn, xoa bụng chàng bảo cứ vào lấy vàng về.

Xong việc, Sinh nghĩ thân già dặm trường lợi không còn răng đầu đếm được tóc mà lại bị thằng nhãi con lừa, giận không blog nào tả xiết. Ngay đêm đó bèn nhập cung, tham tấu với Sở Vương: “Weekend trước nhờ Đại Vương tu công tích đức mới có chương trình ân xá toàn quốc. Thế mà siêu thị khắp nơi mười người thì bẩy xôn xao đại đồn, rằng đại vương vì nể Đào Chu Công mà xuống chiếu ân xá, đặng tha cho con ông ta nhằm lấy lòng kẻ thương nhân.” Sở Vương bộp chộp, vệ sinh không kịp chùi mà đứng phắt dậy đập bàn, đoạn lệnh chém con Chu Công buổi sáng, chiều mới ân xá.

Vì thế người con cả cuối cùng mang cả số vàng về với xác cậu em. Đến nơi cả nhà than khóc như ri, ma chay túy lúy. Chu Công chỉ nhếch mép cười nhạt. Chúng lạ lắm, hỏi, Công rằng: “Ta vốn biết trước. Thằng cả theo ta từ ngày hàn vi, quý trọng từng miếng cơm nắm từng xu đánh giầy, coi tiền bạc nặng như Thái Sơn. Còn thằng út sinh ra khi đã có xe Matiz có nhà cho thuê, ăn uống thừa mứa gái gú xả láng nên đếch biết giá trị đồng tiền. Bỏ ngàn vàng mua sinh mệnh, thằng cả mà đi tất vì coi trọng đồng tiền mà làm hỏng việc. Chỉ có thằng út từ nhỏ tới lớn sống trong nhung lụa coi tiền như rơm mới làm được việc. Lẽ đời là thế, có gì đáng thương. Ta ngày đêm vẫn đợi nó đưa béng đám tang về!”

Truyện đến đây liền hết, ý nghĩa dồi dào blog không tả hết. Độc giả nếu hiểu, xin hãy chỉ giáo, vì bản thân người viết đếch hiểu gì cả.

Tuesday, May 08, 2007

Japanese investors get Vietnam fever

Reuters.com
Mon May 7, 2007 9:43AM EDT

By Nguyen Nhat Lam and Eriko Amaha

HANOI/TOKYO (Reuters) - Tadayoshi Okimoto, an auto company executive from southern Japan, rubs shoulders with dozens of Vietnamese at a brokerage in Ho Chi Minh City, excited to get a piece of Vietnam's fledgling stock market.

Okimoto is on a tour to Vietnam's budding financial center organized by a Japanese travel agency that brings Japanese retail investors to Vietnam to open share trading accounts. The tour is so popular with Japanese wanting to take advantage of a burgeoning stock market that it runs almost every working day.

"In many countries, the stock market is mature and goes up and down a lot. But in Vietnam, the stock is very new s the chart is going up all the time. In two or three years' time, we will receive a lot of money from our investment," Okimoto, 41, said.

Driven by low interest rates at home, Japanese investors are eyeing Vietnam, a communist-ruled country experiencing fast economic growth after starting gradual economic reforms in 1986, as an alternative to China and India.

The crowd at BIDV Securities Company (BSC) is mixed: there are men and women, the well-dressed and the shabby. The place is so full people are sitting on the floor, all eyes on the three massive screens displaying stock information.

To help people like Okimoto, forms are printed in Japanese and clerks speak fluent Japanese, explaining the rules of the stock market. It even operates a Japanese Web site for investors from Japan, with a $180 annual fee.

Okimoto says he spent 60,000 yen ($500) for his trip, including airfare and accommodation for two nights. "It's very cheap compared to the returns that could be offered," he said.

In two months time, when officials in Hanoi have processed the application, he will receive security passcodes allowing him to start investing.

In addition to Sketch Travel, the group that organized Okimoto's tour, HIS Co. Ltd. and other travel agencies are now arranging similar tours. At the Ho Chi Minh branch of BSC, foreign investors held 618 accounts at the end of March, about 5 percent of the total.

MONEY TO BE MADE

For those who don't make the trip, Vietnam funds are available in Japan, and have been snapped up to the tune of 80 billion yen, more than for funds investing in Brazil.

"Vietnam's economic situation is similar to China, where a communist country opens up its financial markets and tries to beef up the capital markets by joining the WTO," said Kazuo Murakami, a spokesman for Japan's Aizawa Securities Co. Ltd., which sells a Vietnam fund. "It's natural for Japanese investors to apply sharp rises in Chinese stocks to Vietnamese shares."

Including direct investments through private accounts and money invested in Vietnam funds, Japanese investors are estimated to represent about 5 percent of the Vietnam's 2.5 trillion yen stock markets. Foreign investors account for 20 to 30 percent.

CAVEAT EMPTOR

The flood of foreign money has helped Vietnam's main share index jump nearly 145 percent last year and 23 percent this year so far.

Nearly 200 companies are listed on Vietnam's two exchanges, and the government is scheduled to fully or partially privatize 550 businesses this year.

Among those going private are Vietindebank (BIDV), the third-largest state-run bank in terms of assets, Vinaphone, the nation's largest mobile phone service provider, and Bao Viet, Vietnam's largest insurance firm.

But, not everything is rosy for investors.

The market is still small and the market infrastructure is in its infancy, especially the unregulated over-the-counter market, where investors may find the best bargains.

"The shares on the unregulated OTC are the ones we really want ... the problem is that there will be stocks whose accounting and financial information will not be transparent and will not meet Japanese standards," said Masaki Takahashi, senior strategist at the Asia information division of Tokyo-based Okasan Securities Co. Ltd., a unit of Okasan Holdings Inc.

Things may change, however, as the Vietnam government has tried to rein in the unregulated market, asking companies that have sold shares on the grey market to register with regulators.

"(OTC shares) will be accessible for foreigners" after these steps, said Paul Nguyen, a director of Ho Chi Minh City-based Vinchi Capital Management which is trying to set up a Vietnam fund there.

"There is no regulation in the OTC market at all ... most people change shares by going through the Internet or going through unofficial brokers."

Capital Partners Securities Co. Ltd., the first Japanese broker to sell a Vietnam fund, said its clients are looking for emerging-market companies for long-term investments for retirement.

"We are thinking of Kazakhstan next as we have received a lot of inquires," said Katsuyuki Ueoka, deputy vice president, Capital Partners' product division.

(additional reporting by Hanoi Newsroom and Michiko Iwasaki in Tokyo)

'Du lịch chứng khoán' VN - Cơn sốt của người Nhật

TP - Hãng tin Reuters ngày 8/5 cho biết, nhiều người dân Nhật Bản thông qua các Cty du lịch đang đổ xô sang Việt Nam, mở tài khoản cá nhân để mua bán chứng khoán tại các sàn giao dịch.

Nhiều người Nhật sang Việt Nam “du lịch chứng khoán”
Anh Tadayoshi Okimoto - Giám đốc Cty ôtô ở miền Nam Nhật Bản, chen vai cùng với những người Việt Nam tại một sàn chứng khoán ở TPHCM – tỏ ra phấn khích với thị trường chứng khoán non trẻ của Việt Nam.

Okimoto đang trong chuyến thăm trung tâm tài chính mới phát triển của Việt Nam do một hãng du lịch Nhật Bản tổ chức nhằm mục đích đưa các nhà đầu tư nhỏ lẻ của nước này tới Việt Nam mở tài khoản kinh doanh chứng khoán. Những chuyến du lịch kiểu này khá phổ biến với những người Nhật Bản muốn giành lợi thế tại thị trường chứng khoán mới ra đời.

Anh Okimoto, 41 tuổi, nói: “Tại nhiều nước, thị trường chứng khoán ra đời từ lâu và lên xuống rất nhiều. Nhưng ở Việt Nam, thị trường chứng khoán còn rất mới vì thế biểu đồ thường đi lên. Từ khoản đầu tư hiện nay, trong khoảng thời gian 2 hoặc 3 năm, chúng tôi sẽ kiếm được nhiều tiền”.

Do tỷ lệ lời lãi ở quê nhà rất thấp, các nhà đầu tư Nhật Bản đang chú ý đến Việt Nam - nơi có nền kinh tế tăng trưởng mạnh sau công cuộc cải cách kinh tế năm 1986 và xem Việt Nam là một sự lựa chọn mới thay thế cho Trung Quốc, Ấn Độ.

Đám đông tại Cty chứng khoán BSC (thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam-BIDV) thật muôn hình muôn vẻ: Có cả đàn ông, phụ nữ; có người người ăn mặc lịch thiệp, nhưng cũng có người trông nhếch nhác. Nơi này chật kín người đang ngồi, tất cả dán mắt vào 3 màn hình lớn hiển thị các thông tin chứng khoán.

Để giúp các nhà đầu tư như Okimoto, các tờ khai được in bằng tiếng Nhật và có những nhân viên nói tiếng Nhật thành thục để giải thích các quy định trên thị trường chứng khoán. Cty này thậm chí còn điều hành cả một trang web tiếng Nhật dành cho các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản với lệ phí 180 USD/năm.

Okimoto cho biết chỉ bỏ ra 60.000 yên (hơn 500 USD) cho chuyến đi này, bao gồm cả vé máy bay, chỗ ở trong 2 đêm. “Nó quá rẻ so với những gì tôi có thể nhận được” - Okimoto tâm sự.

Trong khoảng 2 tháng, khi các cơ quan chức năng ở Hà Nội thực hiện quy trình cần thiết để mở tài khoản, Okimoto sẽ được nhận mã an ninh, cho phép anh bắt đầu đầu tư.

Ngoài Sketch Travel, hãng đã tổ chức chuyến đi của Okimoto, Cty HIS và nhiều hãng du lịch khác cũng đang xúc tiến những tour tương tự. Tính đến cuối tháng 3/2007, tại sàn SBC ở TPHCM, các nhà đầu tư nước ngoài đã nắm giữ 618 tài khoản, chiếm khoảng 5%.

Với những người không tham gia các chuyến đi kiểu này, các quỹ Việt Nam có sẵn ở Nhật Bản và đã tăng lên 80 triệu yên – nhiều hơn cả các quỹ đầu tư vào Brazil.

Ông Kazuo Murakami, phát ngôn viên Cty Chứng khoán Aizawa Nhật Bản đang điều hành một quỹ Việt Nam, nói: “Tình hình kinh tế Việt Nam tương tự Trung Quốc. Việc các nhà đầu tư Nhật Bản áp dụng thị trường chứng khoán tăng trưởng cao của Trung Quốc cho Việt Nam cũng là lẽ đương nhiên”.

Tính cả khoản đầu tư trực tiếp thông qua các tài khoản cá nhân và số tiền đầu tư trong các quỹ Việt Nam, ước tính các nhà đầu tư Nhật Bản hiện chiếm khoảng 5% trong thị trường chứng khoán 2,5 ngàn tỷ yên của Việt Nam. Trong đó, các nhà đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 20 – 30%.

T.Đ lược dịch

9 câu “đắt giá” nên hỏi nhà tuyển dụng


Vị trí này và công ty sẽ mang đến những cơ hội nào cho tôi?

Câu hỏi này cho nhà tuyển dụng biết rằng bạn có tầm nhìn lâu dài với tương lai nghề nghiệp. Cái bạn cần không chỉ là tiền bạc mà bạn còn muốn một sự nghiệp bền vững. Hơn nữa, bạn luôn tự tin vào bản thân.

Ông/bà thấy tôi sẽ làm lợi cho công ty như thế nào?

Tìm hiểu lý do bạn được chọn trong hàng trăm ứng viên khác sẽ tạo cơ hội cho bạn được “phô diễn” những phẩm chất được công ty ưu tiên. Nhờ đó bạn sẽ tự làm tăng khả năng được chọn của mình.

Dự án đầu tiên của tôi sẽ là gì nếu tôi được chọn?

Câu hỏi này sẽ giúp bạn hiểu cụ thể về những gì bạn có thể mong chờ khi bước vào công ty làm việc. Từ đó bạn cũng tự hiểu được mong chờ của nhà tuyển dụng đối với bạn và biết phương hướng thể hiện năng lực.

Tại sao ông/bà lại chọn công ty này?

Lắng nghe lý do làm việc tại công ty của nhà tuyển dụng có thể giúp bạn nhìn thấu hơn một số điểm mạnh và cơ hội mà công ty mang đến cho nhân viên.

Văn hóa của công ty là gì?

Câu hỏi này sẽ khơi sáng những điều mơ hồ của một công ty vốn không có chút liên quan gì tới kinh nghiệm nghề nghiệp hay bằng cấp được yêu cầu. Nếu bạn cần một môi trường truyền thống, văn phòng để làm việc tập trung và hiệu quả, thì một công sở cần nhiều tính năng động với nhạc mở tự do cùng những lịch trình siêu linh hoạt có lẽ không phù hợp với bạn.

Ai sẽ đánh giá năng lực của tôi khi tôi vào làm việc?

Hỏi câu này, bạn sẽ thấy rõ cấu trúc công ty và các phòng ban mà bạn sẽ làm việc. Hơn nữa, người trực tiếp đánh giá bạn có vị trí càng cao thì năng lực của bạn càng có “đất” sống.

Trách nhiệm công việc chính xác là những gì?

Các bài quảng cáo việc làm thường liệt kê những phạm vi trách nhiệm một cách chung chung cho mỗi vị trí. Vì thế sẽ rất tốt nếu bạn chủ động tìm hiểu công việc mình đang dự tuyển. Bạn không muốn bắt đầu công việc mới với vị trí kỹ sư và sau mới vỡ lẽ ra mình lại phải chịu trách nhiệm văn thư sổ sách.

Khi nào công ty có quyết định về ứng viên trúng tuyển?

Biết được điều này, bạn sẽ có thể ước lượng được thời gian nào nên gửi thư cảm ơn, thời gian nào nên gọi điện hỏi dò kết quả,…

Tôi có thể liên lạc lại với ông/bà không?

Đây là một cách kết thúc buổi phỏng vấn hợp lý nhất, kết mà mở. Nhà tuyển dụng có thể sẽ nhớ câu hỏi này, nhờ đó bạn sẽ giữ liên lạc với họ dễ dàng hơn.

Phước Đại

Theo CareerBuilder

Friday, May 04, 2007

Bà có phải vợ của Chúa không?



Chợt một quý bà đến gần cậu và hỏi: “Người bạn nhỏ của ta, sao cháu cứ nhìn chằm chằm vào cửa sổ gian hàng thế?”.


“Cháu đang cầu xin Chúa cho cháu một đôi giày” - cậu bé trả lời.


Nghe cậu bé nói thế, quý bà đó liền nắm tay em bước vào cửa hàng, bà bảo người bán hàng lấy cho cậu bé mười hai đôi tất.


Sau đó, bà hỏi xin anh ta chậu nước và cái khăn mặt. Người bán hàng nhanh chóng đem những thứ đó lại. Người phụ nữ liền đưa cậu nhỏ ra sau gian hàng, gỡ găng tay xong, bà quỳ xuống rửa đôi bàn chân bé nhỏ của cậu rồi lấy khăn lau khô.


Cùng lúc đó thì người bán hàng cũng đem tất tới. Xỏ một đôi vào chân cậu bé xong, bà mua cho em một đôi giày và gói những đôi tất còn lại trao cho cậu.


Xong xuôi, bà vỗ nhẹ lên đầu em và hỏi: “Người bạn nhỏ của ta, hẳn là bây giờ cháu đã cảm thấy dễ chịu hơn rồi phải không?”.


Khi người phụ nữ chuẩn bị ra đi, cậu bé vẫn còn chưa hết kinh ngạc nắm chặt tay bà, ngước nhìn bà với đôi mắt rưng rưng xúc động, em trả lời bà bằng một câu hỏi khác: “Bà có phải là vợ của Chúa không ạ?”.


Dương Kim Thoa

(Dịch)

Thursday, May 03, 2007

Các DN có cổ phiếu blue-chip kinh doanh ra sao?


Thứ sáu, 4/5/2007, 11:56 GMT+7

Thời gian vừa qua, nhiều cổ phiếu blue-chip rớt giá khá mạnh. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia thì hầu hết các cổ phiếu blue-chip xuống giá do tâm lý chứ không phải do kết quả sản xuất kinh doanh của họ.

Cũng theo các chuyên gia chứng khoán mức lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp có cổ phiếu blue-chip đang niêm yết trên sàn trong những tháng đầu năm 2007 đáng để các nhà đầu tư đang nắm giữ hoặc có ý định mua tham khảo...

Cty cổ phần Khoáng sản Bình Định (mã chứng khoán BMC) hiện đang có giá cao nhất trên sàn TPHCM và Hà Nội là 513.000 đồng/cổ phần có kết quả kinh doanh quý 1/2007 khá ấn tượng. Quí 1/2007, BMC đạt lợi nhuận sau thuế 11,5 tỷ đồng.

Một doanh nghiệp khác là FPT tuy chưa công bố lợi nhuận quý 1/2007 nhưng lợi nhuận trước thuế của FPT năm 2006 đạt 609 tỷ đồng, tăng 77% so với năm trước và đạt 110% kế hoạch. Lợi tức cơ bản trên mỗi cổ phần đạt 8.008 đồng, đạt 80,08% mệnh giá mỗi cổ phiếu.

bluechip.jpg
Giá một số loại cổ phiếu blue-chip giảm không phải do kết quả sản xuất kinh doanh.

“Đại gia” Vinamilk (mã chứng khoán VNM) đạt lợi nhuận sau thuế 323 tỷ đồng (trong đó 127 tỷ đồng từ đầu tư tài chính), SAM 52,5 tỷ đồng (gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái).

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp khác cũng đạt mức lợi nhuận khả quan như RAL (Cty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông) 17,3 tỷ đồng; IMP (Cty Dược phẩm Imexpharm) 12,2 tỷ đồng; Agifish (AGF) 16,303 tỷ đồng...

Hai cổ phiếu ngân hàng đang niêm yết là ACB và STB cũng có lợi nhuận khá lớn: ACB đạt 413 tỷ và STB đạt 302 tỷ đồng. Cổ phiếu được giao dịch nhiều nhất trên sàn Hà Nội của Cty Chứng khoán SSI thì Cty này cũng lời hơn 465 tỷ đồng.

Tuy nhiên, những con số lợi nhuận ấn tượng trên không giúp cổ phiếu của các doanh nghiệp thoát khỏi xu hướng giảm giá chung của TTCK vừa qua. Chuyên gia chứng khoán Huy Nam cho rằng: “Giá giảm là do tâm lý, nhiều nhà đầu tư tham gia TTCK nhưng lại không quan tâm lắm đến hiệu quả kinh doanh, lợi nhuận của doanh nghiệp, điều này trái với thông lệ thế giới”.

Tổng Giám đốc Cty chứng khoán Đại Việt Bùi Văn Tuynh cũng băn khoăn: “Nếu nhà đầu tư vẫn giao dịch mà không phân tích các thông số, kết quả kinh doanh và giá cả lên hay xuống theo những thông tin này thì thị trường khó mà bền vững”.

Tuy nhiên nhà phân tích chứng khoán Nguyễn Ngọc Lý lại có ý kiến khác. Ông Lý nói rằng có thể nhà đầu tư bị tác động bởi thông tin cho rằng nhiều cổ phiếu blue - chip đã lên giá quá cao. Trong khi đó cơ sở để xác định cao đến đâu là đúng mức thì còn quá mù mờ nên họ đầu tư theo cảm tính cũng không có gì lạ.

Lỗ giảm ít, lãi giảm nhiều!

Về phần các nhà đầu tư, số bán tống bán tháo cổ phiếu blue-chip trong đợt điều chỉnh vừa qua chưa hẳn là số đông. Nhà đầu tư Trần Ngọc Thắng (sàn SBS TPHCM), cho biết: “Những người nắm nhiều cổ phiếu blue - chip và đầu tư chứng khoán lâu năm như chúng tôi chẳng những không bán nhiều loại cổ phiếu vào thời điểm này mà còn chờ hạ để mua vào”.

Sáng 3/5, bà Đặng Bích Phương (có tài khoản tại SSI TPHCM) đặt lệnh mua vào 3.000 cổ phiếu SJS, SSI và VNM vì: “Tôi đã phân tích kỹ trong mấy ngày nghỉ lễ và thấy đây là thời điểm tốt để mua vào, hơn nữa kết quả kinh doanh của 3 doanh nghiệp trên cũng khá khả quan”.

Ông Huỳnh Anh Tuấn, Trưởng phòng môi giới Cty chứng khoán ACBS nhận xét: “Hầu hết cổ phiếu blue - chip vẫn có tính thanh khoản cao, lợi nhuận và cổ tức đều tốt nên số bán ra cổ phiếu này chỉ là thiểu số”.

Tổng GĐ Cty chứng khoán Ngân hàng Đông Á Nguyễn Hồ Nam cho rằng, không thể gom chung cổ phiếu blue - chip vào một giỏ và bảo rằng giá đã quá cao vì “nếu kinh doanh liên tục tăng trưởng tốt thì giá gấp 50 lần mệnh giá chưa là gì cả, trên thế giới điều ấy là bình thường, có lo chăng là việc giá bị đẩy lên cao bằng những thủ thuật”.

Vì thế ông Nam khuyên mua cổ phiếu không chỉ nhìn vào bảng báo giá cổ phiếu mà phải xem xét, phân tích kỹ các chỉ tiêu, kế hoạch, lợi nhuận của Cty.

Có lẽ việc một số doanh nghiệp có CP niêm yết trên sàn mức lợi nhuận sau thuế quý 1 chỉ dưới 1 tỷ đồng như Cty Nước giải khát Sài Gòn (TRI), Cty Xuất nhập khẩu Khánh Hội (KHA), Cty Nhựa Đà Nẵng (DPC)...

Thậm chí TAYA ( TYA) lỗ đến 32,1 tỷ nhưng giá giảm khá ít, thậm chí tăng (TRI) là chuyện chỉ có ở TTCK Việt Nam, nhất là so với việc nhiều cổ phiếu blue-chip vừa hoặc đang giảm giá mạnh.

Theo Hà Phan

Lại vụ New Century - Chân dung ông chủ

Chân dung ông chủ vũ trường New Century
Thứ sáu, 4/5/2007, 10:20 GMT+7

chu-New.jpg

"Ông chủ" New Century bị công an khống chế rạng sáng 28/4


Nguyễn Đại Dương là ai?


Mặc dù “chính chủ” của vũ trường New Century là Công ty TNHH Hoa Phượng - Thăng Long, nhưng nói đến vũ trường này, người ta chỉ nhắc đến cái tên Nguyễn Đại Dương và coi ông ta mới là ông chủ thực sự.


Trong giới ăn chơi từ Bắc chí Nam, danh tiếng của Nguyễn Đại Dương nổi như cồn bởi là ông chủ của vũ trường lớn bậc nhất Hà thành, là một trong những người Việt Nam đầu tiên dám tậu xe đi xe Hummer - loại xe hơi sành điệu mà ngay cả thanh niên Mỹ cũng phải mơ ước.


Nguyễn Đại Dương sinh năm 1965, là giám đốc điều hành vũ trường New Century. Rượu, bia, thuốc lá… có giá trên trời, với hàng trăm triệu lợi nhuận mỗi đêm đã đã nhanh chóng đưa Dương lên hạng đại gia trong giới lắm tiền nhiều của. Cũng vì thế, vây quanh Dương lúc nào cũng có các cô người mẫu, ca sỹ sẵn sàng xin “chết”.


Không chỉ có lợi thế về tiền của, Dương rất đẹp trai và ăn nói nhỏ nhẹ. Trong các cuộc ngoại giao hay khi điều hành vũ trường, ít khi thấy Dương nặng lời với bất kỳ ai. Mặc dù đã 42 tuổi nhưng “đại thiếu gia” vẫn chưa lập gia đình. Tuy nhiên nhiều người biết “ông trùm” có mối quan hệ khá sâu nặng với một ca sỹ tên là VTH.


Tuy nhiên, điều rất lạ là rất ít khi Dương xuất hiện tại những nơi ăn chơi đông người, trừ vũ trường mà mình điều hành. Là người có mối “quan hệ” rất tốt, kể cả với giới giang hồ nên tại vũ trường này ít khi xảy ra các vụ gây gổ đánh nhau. Hầu hết các đàn anh, đàn chị có danh tiếng trên giang hồ cả nước đều có mặt tại vũ trường này.


Dũng “bóng nhựa”, Ngọc “xa lộ”, Minh “sứt”, Hải “luận”… những đại ca trên giang hồ đều là khách quen của vũ trường này. Đến này nhiều tay anh chị vẫn còn đồn thổi, xưa kia nhiều tay “anh chị” khét tiếng giang hồ như Minh “sứt”, trùm giang hồ Hải Phòng, Dũng AK, Dũng “bắc kạn”, Dũng “đui”… đều đã từng ăn chơi nhảy múa tại đây.


“Bố mẹ Nguyễn Đại Dương bị sốc nặng”


Khi có mối quan hệ trên giang hồ như thế, vũ trường của Dương hầu như không bị băng nhóm nào xâm phạm. Thiếu tướng Vũ Hùng Vương, Cục trưởng Cục CSĐT tội phạm về ma tuý cũng cho rằng chưa phát hiện băng nhóm xã hội đen nào bảo kê cho vũ trường này.


Cũng theo lời đồn thổi của giới sành điệu Hà Thành, mặc dù đã có chiếc Hummer trị giá hàng tỷ đồng nhưng khi thấy các đại gia khác “đua đòi” theo mình đi xe Hummer (hiện nay ở Việt Nam đã có gần 20 chiếc), mới đây Dương liền mua ngay chiếc Maybach cho khỏi đụng hàng. Loại xe này chỉ dành cho các triệu phú đôla và nếu tính cả tiền thuế nhập khẩu, mỗi chiếc Maybach khi về tới Việt Nam trị giá cả triệu USD. Khi chưa sử dụng được bao nhiêu thì Dương đã bị bắt khẩn cấp về hành vi tổ chức sử dụng trái phép các chất ma tuý.


Khi đến tìm đến căn biệt thự của Dương “New” tại tổ 41, phố Đội Cấn, chúng tôi cũng không khỏi ngõ ngàng vì gia sản của ông chủ này. Tư gia của Dương tọa lạc trên một diện tích khoảng 350m2, có vườn hoa cây cảnh, bể bơi. Khi chúng tôi bấm chuông thì có một cô bé trạc khoảng 14, 15 tuổi ra mở cửa. Cô bé bảo mọi người trong nhà đi vắng, không tiếp khách. Theo như những người hàng xóm sống quanh nhà Nguyễn Đại Dương thì gia đình Dương hầu như không có quan hệ hàng xóm láng giềng.


Anh Nguyễn Hồng Thao, cảnh sát khu vực cho biết: “Nguyễn Đại Dương trước cùng gia đình ở 29 Lê Thánh Tông, quận Hoàn Kiếm. Năm 2000, Dương cùng gia đình chuyển về ở đây. Bố Dương, nguyên là cán bộ Bộ Giao thông vận tải đã nghỉ hưu. Mẹ Dương, trước là giáo viên ở TPHCM. Ngôi nhà này đứng tên cô em gái là Nguyễn Quỳnh Châu hiện đang là giám đốc Công ty Thủ Đô.


Khi gia đình Nguyễn Đại Dương chuyển về sống ở khu dân cư, chúng tôi đã biết Dương là giám đốc quản lý vũ trường New Century lớn nhất nhì Hà Nội nhưng anh ta đi làm suốt cả đêm, ngày thì về ngủ, tối lại đi, không mấy khi gặp được. Đã 42 tuổi, nhưng vẫn chưa một lần lập gia đình nên bố mẹ Dương thường hay than vãn về chuyện đó.


Hiện nay, bố mẹ anh ta bị sốc nặng mặc dù trước đây, họ vẫn thường khoe với tôi Dương có nhiều bằng khen vì đã giúp công an phát hiện và bắt giữ các đối tượng liên quan đến ma tuý”.


Được biết, Nguyễn Đại Dương đang bị tạm giam tại Trại T16 của Bộ Công an. Bước đầu Dương đã thành khẩn khai nhận hành vi tổ chức sử dụng trái phép các chất ma tuý của mình.

Theo Thái Sơn - Phương Thảo

Vòng vo Tam Quốc (2)

Tên và tên tự

Bài này copy từ blog của Cavenui

Lần đầu tiên đọc Tam quốc diễn nghĩa, em đọc bộ 13 tập của NXB Phổ thông, dịch giả Phan Kế Bính, hiệu đính Bùi Kỷ. Cả cụ Phan lẫn cụ Bùi đều là những danh sĩ một thời. Hồi đó Tam quốc là sách hiếm, muốn đọc phải mượn hoặc thuê, gặp tập nào đọc tập đó, nhảy cóc từ tập 4 Quan công tìm anh sang tận tập 9 Lưu Bị vào Thục... Đọc kiểu đó mà cuối cùng vẫn ghép được các sự kiện vào nhau, nhiều tình tiết, thậm chí nhiều câu đến giờ vẫn không quên được.


Rất nhiều năm sau VN tái bản lại bộ trên, gộp thành 8 tập và có hiệu đính mới của 2 bác Lê Huy Tiêu-Lê Đức Niệm. Lời nói đầu viết rằng 2 bác Tiêu-Niệm trên tinh thần về cơ bản tôn trọng bản cũ nhưng có chỉnh sửa lại đôi chỗ nhầm lẫn, về lý thuyết mà nói thì cải tiến đương nhiên là phải tốt hơn.


Nhưng có một sự chỉnh sửa chưa hẳn đã là tốt. Đó là chuyện viết tên riêng các nhân vật trong truyện.


Trong bộ Bùi Kỷ tên các nhân vật được viết theo 1 quy tắc khá nghiêm ngặt. Chẳng hạn như ông Gia Cát Lượng, họ là Gia Cát, tên là Lượng sẽ được viết là Gia-cát Lượng (chữ cát nằm trong họ Gia-cát không viết hoa, giữa Gia và cát có gạch nối). Tương tự như vậy là những Tư-mã Ý, Hạ-hầu Đôn, Công-tôn Toản.


Còn ông Lưu Bị, tên tự là Huyền Đức sẽ được viết là Lưu Huyền-đức. Chữ Đức chỉ là 1 phần của cái tên Huyền-đức nên không viết hoa, giữa Đức và Huyền có gạch nối. Đọc bộ Bùi Kỷ không có ai nghĩ rằng mấy ông Tào Mạnh-đức, Trương Dực-đức với Lưu Huyền-đức cùng có tên là Đức cả.


Bộ mới của 2 bác Tiêu-Niệm không tuân theo nguyên tắc này. Viết hoa tất và không có gạch nối: Gia Cát Lượng, Lưu Huyền Đức v.v . (Đây cũng là cách viết tên họ người Tàu thông dụng trên sách vở từ lâu lắm rồi: Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Âu Dương Tu, Lệnh Hồ Xung ).


Nếu không theo dõi từ đầu và không hiểu biết về "thiên hạ bách tính", người ta có thể tưởng ông quân sư nhà Thục Hán họ Gia, còn ông chủ của ông ta tên là Đức. Chữ Cát và chữ Huyền trong tên họ hai ông này chắc là tên đệm giống như chữ Chí trong tên ông giáo sư tiến sĩ Nguyễn Chí Phèo người Hà Nội gốc.


Cho nên: bảo lối viết Lưu Huyền-đức, Gia-cát Lượng là lẩm cẩm cũng được, nhưng rõ ràng người đọc tiếp nhận được thêm thông tin về tên họ nhân vật thông qua cách viết lẩm cẩm ấy, điều này họ không có được khi đối diện với cách viết hiện đại Lưu Huyền Đức, Gia Cát Lượng sau này.


Hầu hết các nhân vật quan trọng trong Tam quốc khi xuất hiện đều được giới thiệu họ, tên và tên tự. Khi nào dùng tên và khi nào dùng tên tự cũng có quy tắc ngầm.


Các nhân vật khi tự nói về mình thường dùng tên để tỏ ra nhún nhường.


Chẳng hạn Tào Tháo khi ali mơi mơi 1 danh sĩ nào đó sẽ bảo: "Tiên sinh về với Tháo thì nhất định ta sẽ trúng thầu".


Hay Lưu Bị lúc giả bộ khiêm tốn thì nói: "Bị này người trần mắt thịt làm sao biết được cách giải bài toán Fermat".


Vân vân.


Không bao giờ ta gặp những câu như "Tiên sinh về với Mạnh-đức" hay "Huyền-đức này người trần mắt thịt...".


Khi nói với người trên thì tất nhiên người ta dùng chức vụ, vị trí công tác hay danh hiệu học vị học hàm, ví như gọi vua là bệ hạ, gọi ông chủ mình là chúa công, tướng tá bên Thục gọi Khổng-minh là quân sư, còn đàn em của Tào Tháo gọi ông ta là thừa tướng.


Còn khi nói với (hoặc nói về) người ngang hàng hoặc dưới mình, nhưng vẫn tỏ ra lịch sự, người ta dùng tên tự.


Ví dụ Khổng-minh nói với Lỗ Túc: "Tử-kính (tên tự của Lỗ Túc) chỉ giỏi đánh golf, Công-cẩn (tên tự của Chu Du: chỗ này lại là nói về người vắng mặt) chỉ thạo tennis, còn ta không môn thể thao nào là không đỉnh đỉnh đỉnh".


Viên Thiệu nói với Lưu Bị: "Huyền-đức cứ ở lại chỗ ta, không phải sợ bố con thằng nào".


Vân vân.


Đó là các nhân vật gọi nhau, còn tác giả gọi tên nhân vật thì sao?


Bác La gọi hầu hết các nhân vật bằng họ và tên: Tào Tháo, Trương Phi, Tôn Quyền. Lúc nhắc lại nhân vật đó trong cùng 1 đoạn thì chỉ gọi gọn lỏn bằng tên: Tháo, Phi, Quyền.


Nhưng có mấy nhân vật đặc biệt được đặc cách gọi bằng tên tự thay cho tên. Nhắc đến Quan Vũ, tác giả thường dùng Vân-trường.


Nhắc đến Lưu Bị, tác giả thường dùng Huyền-đức.


Nhắc đến Gia-cát Lượng, tác giả thường dùng Khổng-minh.


Ngoài ra còn có Triệu Vân, bình thường tác giả chỉ gọi là Vân, nhưng có đôi chỗ tác giả gọi viên tướng tận tụy chưa từng làm hỏng việc này là Tử-long.


Hình như chỉ có 4 người ấy được tác giả đặc cách chiếu cố gọi bằng tên tự, cả 4 người đều thuộc phe chính thống nhà Thục Hán.


Cũng là anh em kết nghĩa vườn đào với Lưu-Quan nhưng Trương Phi lại không được tác giả gọi bằng tên tự Dực-đức mà chỉ được gọi là Phi. Nghe đồn nhân vật Trương Phi thật trong lịch sử là 1 tay văn nhã con nhà giàu, chữ đẹp, có tài vẽ tranh. Không hiểu sao khi vào truyện của bác La, Trương Phi lại đổi tính đổi nết trở thành anh chàng cục súc lỗ mãng nóng nảy, không đủ sang trọng để được bác La gọi bằng tên tự.


Nhân chuyện tên với tên tự nhân vật Tam quốc nói lan sang chuyện đặt tên người Nga. Hôm nọ có anh bạn khoe cuốn tiểu thuyết viết dở có mấy nhân vật là cha con tay cố vấn người Nga. Ông bố được anh bạn đặt tên là Va-xi-li Xec-ghê-ê-vích, còn ông con thì tên là Vich-to Bô-ri-xô-vich. Anh bạn thuổng mấy cái tên này từ tên những ông người Nga thật trong những bản tin tấm gương lao động xã hội chủ nghĩa trên họa báo Liên Xô ngày xưa, yên chí tên như thế là Nga lắm rồi đúng lắm rồi. Biết đâu rằng, nếu đồng chí con tên là Vích-to Bô-ri-xô-vích thì đồng chí bố nhất định phải tên là Bô-rix, chứ không thể tên là Va-xi-li được.

Wednesday, May 02, 2007

Đột kích New Century 5

Từ 9h sáng ngày 28/4 những đối tượng bị bắt tại vũ trường New Century (10 Tràng Thi, Hà Nội) đã lác đác được thả. Từng nhóm các cô gái chân dài - tóc vàng - áo hai dây được thả về với thái độ sung sướng. PV đã tiếp cận những người này.

New2.jpg

Hai đối tượng được thả lúc 11h ngày 28/4 tại trường đào tạo cảnh sát đặc nhiệm

Qua khỏi trạm chắn của trường Đào tạo Cảnh sát đặc nhiệm (thuộc C22 Bộ Công an, Xuân Phương, Cầu Diễn, Hà Nội), khi phóng viên đưa ống kính máy ảnh lên, các cô gái đều che mặt, kêu trời. Sau 1 đêm vạ vật, trông những người đẹp không còn “phong độ” như ở những cuộc chơi thâu đêm suốt sáng tại vũ trường đèn hoa tráng lệ.

Chân không giày dép, tóc tai rũ rượi, nhiều “người đẹp” kêu khổ luôn miệng. Hai cô gái tự xưng tên là Hồng và Hương, người Thanh Hoá, thất thểu đi ra, nhìn trước ngó sau, bảo nhau: “Đ. biết chỗ này là chỗ nào nữa mà gọi “chúng nó” (bồ - PV) ra đón”.

Sau khi giúp hai dân chơi này điện thoại cho người yêu tới đón, Hồng vô tư kể: “Số em đen thật. Tối qua, bọn bạn đã rủ đi ăn mực nướng rồi lại rủ nhau lên New. Mọi khi, uống rượu xong, em chỉ cắn nửa viên là phê ngay. Thế quái nào hôm qua em cắn cả viên mới phê. Em đang lắc, thấy tiếng hô,“ngồi xuống, cho tay lên đầu”. Em còn chẳng hiểu gì, quay lại đã thấy cảnh sát quây kín xung quanh".

Hồng kể tiếp: "Mãi sau, nghe chúng nó kể mới biết, có hai công an mặc thường phục đóng giả làm nhạc công chơi nhạc. Cả vũ trường đang nhảy nhót, tự nhiên đổi nhạc, thế là cảnh sát từ các phía ập vào. Chẳng đứa nào chạy được. Đứa nào lơ mơ có ý chống trả lập tức bị khống chế ngay. Nhiều bọn chui vào taxi, chưa kịp đóng cửa còn bị lùa ra”.

Khi chúng tôi hỏi tại sao có dùng thuốc mà lại được thả ngay thì Hồng nhăn nhở: “Em xin nước tiểu đứa khác”!

Đi một đoạn, mới qua hai chốt cảnh sát cơ động đứng gác ngoài đường, chúng tôi gặp một dân chơi xưng tên Liên, sinh năm 1982, cũng mới được thả, ngồi vắt vẻo trên xe máy, vỗ đùi đen đét, kể chuyện ầm ĩ. Liên kể: “Cả hội em 6 đứa tối qua rủ nhau lên New uống. Con em gái em, 15 tuổi, “bay” lắm nên được mấy ông anh đi cùng đưa về trước. Các ông ý rủ em về nhưng em và hai con nữa cứ cố ở lại chơi mới ngu chứ! 15 phút sau là bọn em bị tóm. Em được thả ra từ đợt đầu. Lúc thử nước tiểu, em đổ thêm nửa chai Lavie vào, thế là vô tư”.

Ngồi tách riêng với nhóm “hai dây”, một cô bé ngồi bệt trước cửa một ngôi nhà. Chân không giày. Cô bé kể, cô là sinh viên du học ở Singapore, đang nghỉ về nhà chơi. Hôm qua, người yêu rủ đi chơi, mọi người cứ bảo lên New Century chơi cho biết vì ở Hà Nội có mỗi cái sàn ấy hiện đại nhất, ai dè...

“Lúc công an hô, em còn tưởng quanh đấy có vụ đánh nhau nào cơ. Em được thả từ lâu mà mãi chưa thấy bạn trai em được thả” - Cô ngơ ngẩn nói.

Đột kích New Century 4

Sau khi viết xong Bản Tường Trình chúng tôi lại chuyển về khán đài ngồi và tiếp tục chờ đợi. Nước và thuốc lá đã trở thành hàng khan hiếm thật sự. Nắng to, nhìn ai cũng mồ hôi nhễ nhại và bẩn thỉu hôi hám. Có một số ít quen biết đã nhờ người quen làm CA ra mua cho nước và thuốc. Anh CA trẻ măng phóng PS đen đi mua và mang lại, khung cảnh nhìn như chết đói năm 1945 hay giống hơn là cảnh trại tị nạn vì số người chạy ra xin thuốc xin "một ngụm nước" của người được mua đồ lên đến hơn trăm. Có những người thông minh hơn chút đã đưa tiền nhờ mua đồ và sự việc đó đã phát triển thành một thể loại mua bán nhanh chóng. Bằng chứng là từ xe máy anh CA đã đi hẳn ôtô ra mua và chứa đồ đem vào bán cùng thêm 1 số người nhà của họ cũng đã vào bán thêm. Cảnh cướp giật diễn ra và cảnh người đưa tiền thì ko có đồ và người ko tiền thì cướp được đồ nào là từ miếng bánh mì, chai nước, hộp sữa đến thuốc lá vina. Giá chung là 10.000 một thứ còn thuốc là 20.000 nhưng sự thật thì đưa tờ 5 lít cũng như tờ 20k vì có biết ai mua gì đâu mà trả lại. Vả lại người giật đồ quá nhiều nên 1 tay anh CA còn phải cầm dùi cui điện bấm tạch tạch mồm kêu "tiền đâu ? tiền đâu" Tay bấm dùi cui tay nhận tiền và tay đưa đồ, nhìn bận rộn lắm ý.

Sau khi có nước và thuốc chúng tôi như "sống lại" - Bắt đầu ngồi bàn tán và buôn chuyện cười nói như đang đi xem ở sân vận động. Một số người bị đọc tên và đưa đi ra ngoài. Theo nhận định thì có một số là dân chơi và chắc chắn là được bảo lãnh để ra. Còn một số là bị dính dáng đến ma tuý và bị đưa đi tạm giam tiếp.


Phải đến 3h chiều thì bắt đầu mới đọc tên và kiểm tra CMND từng người rồi thả về. Ra đến cửa có hàng trăm người đang đứng chờ đợi đón người thân và những người hiếu kỳ tò mò đứng xem. Gặp lại mấy cô em hôm qua trên sàn còn ngon ngọt mĩ miều váy bướm lả lơi nhưng hôm sau gặp lại thấy em tả tơi đi ít nhiều. Lên xe thở phảo cái, về nhà tắm rửa, đá bát phở xong đánh 1 giấc đến tận trưa hôm sau. Khoan khoái

Đột kích New Century 3

Có lẽ điều đáng buồn cười nhất chính là khoản này. Bởi vì theo như tôi thấy thì có quá nữa số người bị bắt đều đã dùng B1. CSCD chở nước Lavie từ vũ trường về và phát cho mọi người để lấy mẫu nước tiểu xét nghiệm. Vì con số người bị bắt quá đông nên phải đến rạng sáng mới đủ số lượng vỏ chai để cho mọi người dùng. Và cảnh nhộn nhịp nhất là cảnh dân chơi luồn lách qua lại to nhỏ đi hỏi những người tỉnh táo xin xỏ "chút nước thánh" Đa số "nước thánh" được xin đều bắt nguồn từ đội Security và bồi bàn của New vì họ là những người thật sự không dính dáng gì đến ma tuý cả. Có nhiều người bị xin xỏ liên tục và bị nhồi nhét uống Lavie liên tiếp để cho kịp "sản xuất" số lượng vì mức độ thiết yếu của "người tiêu dùng" quá cao. Nhưng có lẽ chỉ sản xuất đến chai thứ 3 và sau khi chia chác cho khoảng gần 20 người, mỗi người một tí thì "năng lượng" hết. Nước uống thành 1 loại khan hiếm nên đã có người trêu đùa rằng thị trường "bán nước thánh" lên giá. Yêu cầu được trả tiền.

Đến rạng sáng thì số lượng người đăng ký xét nghiệm mới được kiểm tra xong. "Nước thánh" được chứa vào vỏ chai Lavie, đóng nắp và niêm phong cẩn mật. Bên trên ghi rõ họ tên ngày tháng năm sinh từng người. Nước được chuyên đi cho bận phận y tế bằng cách đóng thùng và vận chuyền bằng... chục chuyến xe mơi hết.


Những người đã đăng ký mẫu thử được đưa sang đường ngồi để tách riêng. Con gái sau khi thử đã được đưa sang 1 khu khác. Cái băn khoăn ở đây là con trai thì thực hành và chứa "nước thánh" bằng bình Lavie rất dễ dàng. Vậy con gái thì như thế nào nhỉ, chắc là cần phải có dụng cụ để "đong" rồi "rót" chứ không khó khăn lắm nhỉ
.

Trời sáng dần và cứ như linh tính mách bảo. Điện thoại tôi reo liên tục nhưng không nghe được vì nghẽn mạng. Sau đó là hơn 50 cái tin nhắn của bạn bè người thân với nội dung na ná như nhau rằng "Có bị bắt không ?" - "Có lên new ko" - rồi "Có cần kéo ra ko ... " nhưng tôi từ chối vì biết mình sẽ không sao.


Trời nắng to, thuốc lá và nước bắt đầu thực sự khan hiếm. Nhiều người la hét vì khát, vì đói. Một số vì quá mệt mỏi trong đó có tôi đã nằm lăn ra luôn trên vỉa hè nhắm nghiền mắt mong một sự nghỉ ngơi. Nhưng nắng bắt đầu lên, nóng kinh khủng. Cảm giác cứ như đang bị phơi nắng miễn cưỡng vậy. Bên CS có người cầm loa yêu cầu chúng tôi chuyển vào chỗ có bóng cây để tránh nắng. Buồn cười nhất cái đoạn chú này bị lẫn hay sao mà suốt cả buổi cứ cầm loa và tự xưng mình là "Ban Tổ Chức" mới chết. "Yêu cầu các bạn có tên lên ngay Ban Tổ Chức để..." " Ban Tổ Chức chúng tôi sẽ..." chú ấy đọc mà cứ như đang trao giải cuộc thi hoa hậu, chết cười...


Và rồi thì Ban Tổ Chức cho kê một dãy ghế, yêu cầu mọi người viết bản tường trình về sự việc rằng đi như nào, đi với ai và tuyên bố sẽ phát thưởng nếu ai phát hiện và tố giác người nào buôn bán ma tuý. Và tôi viết bản tường trình như sau :


Cộng hoà xã hội... Độc lập - tự do...

Bản Tường Trình


Tên tôi là ... Vào lúc 12h30 tôi và vài người bạn đến vũ trường NewCentury để thư giãn. Chúng tôi ko dùng ma tuý, ko dùng các chất kích thích nào khác ngoài rượu ( có dán tem được mua tại Vũ Trường ) Chúng tôi chỉ nghe nhạc, nói chuyện và khiểu vũ nhẹ nhàng chứ ko lak giật. Là những công dân trong sáng chúng tôi cũng không quan hệ cũng như không quen biết với một ai bán ma tuý và cũng không hơi đâu đi để ý đến những người đó.


Chỉ biết là chúng tôi lên chưa được nửa tiếng thì CA vào kiểm tra. Rượu chúng tôi vừa mua chưa kịp uống đã bị đập vỡ mặc dù vừa mới trả tiền. Giá mà các đồng chí Công An vào sớm một chút trước khi thanh toán tiền thì có lẽ sẽ tốt hơn cho vấn đề này. Một lần nữa tôi xin cam đoan những điều trên là đúng nếu sai thì tôi xin viết lại.


Đóng dấu ký tên ...

V.Vũ ( Tên đã được thay đổi )

Đột kích New Century 2

Một lúc thì có tiếng phụ nữ la hét, khóc lóc rằng mất túi phía bên ngoài nhưng liền bị cảnh cáo bắt im miệng, không im lại có tiếng độp độp, tạch tạch đến giật mình. Rồi đến em Ngọc dancer khóc lóc kêu mới bị kiểm tra túi mà sao mất luôn điện thoại. K.Anh em ruột HKA cũng bị vụt cho mấy cái bầm tím người, đã thế lại đúng lúc điện thoại kêu liền bị "tịch thu" ngay cái Siricco mà nguyên văn cũng không biết là anh nào tịch thu để mà đòi cả, chỉ vì đầu có ngẩng được lên đâu mà thấy ai thu. Và xin thưa là con số điện thoại bị mất và bị thu còn lên đến số hàng chục chưa kể việc mất túi xách và mất tiền, rồi cả những thứ lặt vặt như bật lửa zipo, thuốc... và các thứu linh tinh khác nữa... "Em là ca sĩ ạh" Ờ ca sĩ àh, Bốp ! Ngồi xuống ... "Oh sorry. Im foreigner..." Bốp ! Ngồi im... ( Thế mà thằng Tây nó cũng hiểu ) "Anh vừa vào tìm con anh, anh có biết gì đâu" Bốp ! Bốp ! Con này nói ít thôi... Bốp ! Mẹ mày thích nói nhiều ah ? ( Khổ thân em Vân Cong )

Hơi cay sặc sụa, ai cũng mũi sụt sịt, mắt cay nhoè, ho xù sụ không ngớt... Tiếng đập phá bàn ghế, tiếng đổ vỡ của cốc chén, tiếng quát, tiếng mắng, tiếng chửi xen nhau làm hình dung ra khung cảnh như đang xem một trận khủng bố trên phim. Và khi đã khống chế hoàn toàn, từng người bị gọi đứng dậy để lục soát. Những ai vô phúc đứng gần hoặc dưới chân có "hàng" bị rơi liền bị xếp vào diện tình nghi và còng tay ngay lập tức. Và tất cả chúng tôi bị áp giải ra xe thùng, tay bị còng khóa số 8 và cứ 2 người bị còng chung một cái. Số lượng CSCĐ bên ngoài và trong lên đến hàng trăm người. Hai đầu phố Nhà Chung và Phủ Doãn cắt với Tràng Thi bị bao vây và cấm qua lại. Họ đưa chúng tôi về Cầu Diễn, đi quá Hỏa Lò một chút và cho tất cả ngồi trong cái sân bóng của đội CSĐN PT14 - có lẽ đã có cả chuyến xe thùng được chạy liên tục như thế để chở người... Và tất cả về chung một chỗ "nơi tạm giam giữ" Theo blog của Mr.Lee


Sau khi bị tập kích tại NewCentury, tất cả những khách hàng cùng toàn thể nhân viên bị đưa ra xe thùng và đưa về trại PT14 của đội cảnh sát đặc nhiệm Cầu Diễn. Con số đếm được và nghe nói thêm thì đã có khoảng hơn 100 chuyến xe thùng như thế được huy động để chở số ngượi bị tạm giữ.


Họ đưa chúng tôi tới mái vòm của nơi khán đài sân bóng tại PT14. Khung cảnh náo nhiệt, người đông như kiến, đèn đuốc sáng trưng chiếu rõ cả những khuôn mặt còn đang mắt nhắm nghiền vì phê thuốc. Nữ ngồi một bên và Nam ngồi một bên, chúng tôi yêu cầu được tháo còng tay nhưng phải gần 2 tiếng sau số người bị còng tay mới được tháo khóa hết. Cả sân bóng như náo nhiệt hẳn trong bóng đêm, tiếng người nói chuyện, rồi tiếng quát, tiếng mắng, tiếng người điện thoại gọi cầu cứu ra bên ngoài ầm ĩ.


Sau khi tất cả đã bị dẫn giải về hết và ổn định được một lúc thì xe đài truyền hình đến quay phim và phỏng vấn. Có khá nhiều người quay mặt đi không chịu đối diện với máy quay. Quản lý và giám đốc New cùng với đội Security cũng bị dẫn giải về hết. Nghe đâu vụ này là lệnh của trên Bộ Công An quyết định và sắp xếp từ mấy tháng trước nhưng không cho CATPHN biết. Chỉ đến lúc gần xuất phát thì tất cả những xe tải từ mọi ngả đường mới đổ về và tập kích New.


Trên khán đài bắt đầu có nhiều người lo sợ và hoang mang vì không biết sẽ bị bắt đến bao giờ. Nhiều dân chơi còn đang phê pha lo lắng vì sợ sau khi xét nghiệm sẽ bị phát hiện có sử dụng chất ma tuý. Có khá nhiều "kinh nghiệm" được truyền tải rất nhanh dùng để tránh "tai nạn" trong việc này. Điển hình nhất là cách trao đổi nước tiểu

Đột kích New Century

Vừa trở về tự nơi tạm giam giữ thuộc đội Cảnh Sát Đặc Nhiệm PT14 tại Cầu Diễn cùng với gần 1160 người trong vụ tập kích vũ trường NewCentury đêm 27/4/2007 hôm qua. Mệt mỏi, đói, khát, người hôi hám và bẩn thỉu là những gì mà sau khi rời khỏi nơi tạm giam mà tôi cảm thấy. Ra đển cổng trại dễ có đến hàng trăm người đang ngồi chờ đợi để đón người nhà thật đông đúc. Chui vào trong xe bật máy lạnh nhiệt độ thấp hết cỡ, nằm khoan khoái thư giãn thả mình sau gần một ngày trời bị phơi nắng và đói khát. Rẽ qua cổng New thấy bao nhiêu Công An và CSCĐ vẫn đang canh giữ trước cửa. Vào bãi lấy chiếc xe máy gặp ngay a.Khôi - quản lý bãi xe hỏi thăm có sao ko rồi than thở rằng cũng bị giữ chân từ suốt đêm qua đến giờ chưa được ăn và chưa được ngủ. Lắc đầu ngao ngán bảo "Anh còn tốt số hơn bọn em" xong phóng xe đi mất.

Về đến nhà chỉ muốn lăn ra ngủ nhưng không hiểu sao lại cứ suy nghĩ về vấn đề hôm qua, một vấn đề nóng bỏng mà có lẽ nhiều người chỉ biết đến một mặt của nó qua báo chí hoặc thông tin mạng. Nên quyết định thức, viết và post những gì ghi được, những gì mọi người không nhìn thấy và share cho mọi người cùng xem. Tường Thuật Chi Tiết Vụ Việc Tại NewCentury Vì là ngày nghĩ vả lại đang nhân dịp lễ nên tối thứ 6 hôm qua chúng tôi lên New khá sớm. Phải nói rằng hôm qua nhạc New đánh rất hay, rất cuốn hút. Lượng khách vừa đủ đông chứ không đến nỗi quá đông như mọi khi vẫn có. Chúng tôi không dùng chất kích thích, chỉ ngồi chơi, uống rượu và say mê dancing với nhau.




Khoảng 1h tự dưng đèn bật sáng chói, dấu hiệu của sự cố vấn đề và thông thường chỉ để báo hiệu khi có sự ẩu đả đánh nhau. Hướng về phía bàn DJ tôi thấy một người đội mũ lưỡi trai tay đeo băng bảo vệ đỏ ( mà về sau tôi mới biết đấy là CSHS chìm thả rong New ) Anh ta nhảy lên bàn DJ chạy bên nọ chạy bên kia chỉ trỏ quát tháo luôn mồm "Đm bọn này ngồi hết xuống" Một vài security trèo lên định kéo xuống liền bị đánh thẳng vào mặt. Trong khu DJ xuất hiện thêm hai người tự đâu ùa vào đánh cả DJ và đánh nằm bệt xuống sàn. Họ đập vỡ giàn DJ và yêu cầu tắt nhạc. Thoạt đầu ai cũng tưởng có đánh nhau và còn ồ lên vỗ tay tán thưởng vì chẳng hiểu lấy đâu ra quả nào bộ đội nào mà gấu thế. Nhưng ngay sau đó là những tiếng la ó, tiếng chửi thề và tiếng nổ "tạch tạch" liên tục xuất hiện - tiếng của dùi cui điện, một tiếng động khá dễ để nhận ra và ngay khi kịp hiểu ra vấn đề, tôi liền chạy ra phía cửa định né tránh một sự phiền phức nhưng ko kịp.

Đã có vô số những CSCĐ mặc đồ đen, đeo mặt nạ chạy lùa vào, vừa đi vừa quát tháo, mắng chửi, và khống chế bắt tất cả mọi người ngồi xuống bằng cách...dùng dùi cui đánh vào đầu vào người họ Tôi trở về chỗ ngồi, châm điếu thuốc hút một cách bình tĩnh và không quên với tay cất mấy chai rượu vào một nơi an toàn.( Một thói quen khi xảy ra ẩu đả ở New ) Có tiếng súng nổ, súng bắn lựu đạn cay hay đạn giấy thì không rõ nhưng chỉ biết là hơi cay bắt đầu tràn ngập. Và càng lúc lực lượng CSCĐ tràn vào càng nhiều. Có 2 người trong số họ trèo lên bàn DJ tay cầm Aka nòng dài gắn đèn laze xanh chĩa xuống phía dưới sân. Có tiếng loa phóng thanh phát lên rè rè rằng : "Hiện vũ trường NewCentury đã bị bao vây. Tất cả ngồi im để chúng tôi làm nhiệm vụ. Ai chống cự sẽ bị trừng trị thích đáng"


Ngay lập tức cả vũ trường như nhốn nháo, một số người đang giữ "hàng" liền móc vội ra ném tứ phía và chạy búa xua. Tôi không phản ứng, chỉ vẫy tay bảo mấy người bạn ngồi hết xuống,tự động đưa tay lên đầu và ngồi tránh xa những chỗ có "hàng" bị rơi vãi. Bởi những ai càng bỏ chạy la hét thì lại càng bị đánh đập bất kể dù gái hay là trai. Quản lý New Sơn Pikachu cũng không ngoại lệ, chỉ vì ngồi chậm và cái tội ngước mắt nhìn mà ăn liền mấy cái dùi cui liên tục vào đầu vào mặt. Sau khi đã khống chế toàn bộ, mọi người lần lượt bị khám. Có một số người bị đánh đập khá nặng, tôi không nhìn được hết bởi đầu phải cúi xuống nhưng tôi biết là có một thanh niên bị đánh ngay gần tôi và một phụ nữ bị đánh phía ngoài khá đau. Anh thanh niên kia khổ cái cứ thanh mình nhiều, rằng cả đời mới lên New chơi lần đầu không ngờ bị tập kích, rằng các anh có khám cứ khám nhưng đừng đánh em. Nói chưa xong liền bị vụt cho mấy phát vì "Cái đmm thích nói nhiều ah" Anh ta càng kêu tợn la lớn rằng "cảnh sát đánh người, các ông cứ nhớ là các ông đánh tôi nhé..." Chưa kịp dọa xong liền có người ra lệnh "lôi thằng đấy ra ngoài đánh" và liên tục tiếng độp độp xuất hiện ngay sau khi lời nói dứt cùng với tiếng anh kia gào thét cứ xa dần...Nghe đâu gãy cả răng. Choáng !

Khủng hoảng Kinh tế Châu Á 1997 - Một góc nhìn

Trong những năm gần đây, nhiều thị trường mới nổi đã trải qua những cuộc khủng hoảng tài chính, như Mexico năm 1994, Châu Á năm 1997, Argentine 2001. Nhiều thắc mắc đã nảy sinh xung quanh cuộc khủng hoảng này và đòi hỏi có giải đáp tốt để có thể tránh được những cuộc khủng hoảng khác.


Trên góc độ kinh tế, Frederic Mishkin, tác giả cuốn sách The Economics of Money, Banking and Financial Markets, đã tiếp cận giải thích trên khía cạnh vấn đề thông tin bất cân xứng. Chúng ta thử đi theo dòng phân tích của ông để hiểu về cơ chế cuộc khủng hoảng Châu Á năm 1997.


Tiến trình xảy ra cuộc khủng hoảng Châu Á rất khác với những gì đã xảy ở nước Mỹ, sự khác biệt này đến từ những đặc trưng khác nhau của cách thức tổ chức thị trường vốn và thị trường nợ. Hình dưới mô tả các giai đoạn xảy ra cuộc khủng hoảng Châu Á.


Một trong những yếu tố căn bản dẫ đến cuộc khủng hoảng là tình trạng xấu đi nhanh chóng của bảng cân đối kế toán ngân hàng mà nguyên nhân trực tiếp là từ những khoản vay không có khả năng thanh toán ngày càng tăng.


Khi những quốc gia, đặc biệt ở khu vực Đông Á, bắt đầu nới lỏng các quy định với thị trường tài chính vào đầu những năm 1990, một làn sóng vay dâng lên rất cao, trong đó, hoạt động cho vay tín dụng với các khu vực kinh doanh phi tài chính tư nhân tăng đặc biệt nhanh.


Cũng đồng thời do khả năng giám sát yếu của các cơ quản điều hành pháp lý ngân hàng, bản thân ngân hàng thiếu chuyên gia trong việc theo dõi và giám sát hành vi của đối tương vay, những khoản lỗ do nợ xấu bắt đầu tăng lên, tác động tiêu cực đến cả nguồn vốn thực của ngân hàng. Nguồn lực bị bào mòn, ngân hàng không còn đủ khả năng cho vay, khi hoạt động cho vay không còn được tiếp tục, các hoạt động của nền kinh tế bị thu hẹp là điều dễ hiểu và tất yếu.


Tuy có nhiều điểm khác với những cuộc khủng hoảng va suy thoái xảy ra cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 ở Mỹ, vẫn có một số điểm chung quan trọng ta có thể đưa ra so sánh.


Một trong những điểm chung đó là sự biến động tăng giảm bất thường và bất ổn của thị trường chứng khoán ở giai đoạn trước khi diễn ra cuộc khủng hoảng, góp phần làm trầm trọng hơn tình trạng khủng hoảng.


Những quốc gia xảy ra tình trạng này rõ nhất là Thái Lan và Hàn Quốc. Với những quốc gia như Indonesia, Malaysia, và Philipines, tình trạng sụt giảm thị trường lại xảy ra đồng thời khi diễn ra cuộc khủng hoảng.


Tại Thái Lan và Hàn Quốc, trước khủng hoảng, nền kinh tế của những nước này đã chứng kiến sự sụp đổ của những tập đoàn tài chính và phi tài chính lớn, tác động tiêu cực và làm tăng tính bất ổn chung của thị trường tài chính trong nước.


Theo F.Mishkin, khi mà sự bất ổn tăng lên và giá trị ròng toàn thị trường chứng khoán (TTCK) suy giảm thì vấn đề thông tin bất cân xứng sẽ phát sinh.


Đối với ngân hàng, sẽ có nhiều khó khăn trong việc xác định đâu là đối tượng cho vay tốt và đâu là không tốt. Suy giảm giá trị ròng toàn thị trường cũng đồng nghĩa với việc suy giảm giá trị của tài sản thế chấp, ký quỹ, đồng thời tăng khả năng đối tượng nhận vay nợ thực hiện các khoản đầu tư có mức độ rủi ro cao do lượng tài sản họ mất đi nếu khoản đầu tư không thành công sẽ nhỏ hơn. Sự gia tăng mức độ bất ổn và suy giảm TTCK xảy ra trước khi thực sự diễn ra cuộc khủng hoảng, cộng với các bảng cân đối tài sản của ngân hàng ngày một xấu đi, tất cả góp phần làm nảy sinh nhiều hơn vấn đề lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức. Tất cả sẽ góp phần làm cho nền kinh tế tiến ngày càng gần hơn đến một cuộc khủng hoảng tài chính trầm trọng.


Đến giai đoạn này, hoạt động đầu cơ nở rộ, xuất hiện đặc biệt nhiều trên các thị trường ngoại hối, đẩy nền kinh tế vào cuộc khủng hoảng trên mọi phương diện.


Với Thái Lan, sự lo lắng về tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai và suy yếu của hệ thống tài chính, đẩy lên đỉnh điểm bởi sự sụp đổ của một một công ty tài chính lớn - Finance One, đã đưa đến một "cuộc chiến đầu cơ" lớn, tác động làm cho Ngân hàng Trung ương Thái Lan phải cho phép thả nổi đồng baht vào 7/1997.


Không lâu sau, lại xuất hiện một "cuộc chiến đầu cơ" khác tác động vào những quốc gia còn lại trong khu vực và kết quả là sự sụp đổ dây chuyền của đồng peso Philipine, đồng rupiah Indonesia, đồng ringgit Malaysia và đồng won Hàn Quốc.


Cấu trúc tổ chức thị trường nợ khu vực Đông Á, tương tác với tình trạnh phá giá tiền tệ đẩy nền kinh tế khu vực tới cuộc khủng hoảng toàn diện. Có quá nhiều doanh nghiệp ở những quốc gia này có các khoản nợ phát hành bằng ngoại tệ như đồng USD hay yên Nhật. Sự mất giá đồng tiền trong nước làm cho tình trạng vay nợ, xét trên góc độ đồng nội tệ, thêm trầm trọng, ngay cả khi trên thực tế giá trị tài sản của họ không hề thay đổi.


Vào tháng 3/1995, khi đồng Peso mất nửa giá trị và tiền của các quốc gia như Thái Lan, Philipine, Malaysia và Hàn Quốc cũng mất trong khoảng từ một phần ba đến một nửa giá trị vào thời điểm đầu năm 1998, thì bản cân đối kế toán của hầu hết các doanh nghiệp đều đã xuất hiện những khoản lỗ lớn. Vấn đề lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức trở lên trầm trọng. Trầm trọng nhất là Indonesia với đồng tiền mất giá đến 75% dẫn đến tình trạng vỡ nợ đối với những khoản nợ bằng ngoại tệ và giá trị những khoản nợ này không hề nhỏ, thậm chí rất lớn.


Một kết quả tất yếu khác từ sự mất giá tiền tệ là lạm phát thực tế và lạm phát kỳ vọng đều tăng, từ đó lãi suất trên thị trường cũng tăng chóng mặt. Doanh nghiệp và các hộ gia đình do đó cũng phải thanh toán lãi suất rất cao, tác động tiêu cực đến bảng cân đối tài sản của họ.


Thị trường nợ ở các quốc gia mới nổi khu vực Đông Á có đặc trưng là những hợp đồng nợ có kỳ hạn rất ngắn, thường là dưới một tháng. Do đó lãi suất ngắn hạn tăng lên ở những quốc gia này đồng nghĩa với tác động rất lớn đến dòng tiền và bảng cân đối kế toán của các đơn vị trong nền kinh tế.


Theo phân tích về tình trạng thông tin bất cân xứng của Mishkin, tác động xấu tới bảng cân đối tài sản, tiêu hao tài sản của doanh nghiệp và hộ gia đình làm cho các lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức đối với thị trường vay nợ cũng tăng theo và những tổ chức cho vay trong và ngoài nước không còn muốn tiếp tục cho vay nữa. Khi mà hoạt động cấp tín dụng và cho vay sụt giảm thì cũng đồng nghĩa với việc các hoạt động của nền kinh tế bị đình trệ và tốc độ tăng trưởng GDP thực cũng sẽ sụt giảm theo.


Kết quả, nó tác động tiêu cực hơn đến cuộc khủng hoảng trong hệ thống ngân hàng.


Những vấn đề mà các doanh nghiệp và hộ gia đình đang phải đối mặt là phần lớn những đơn vị cơ bản của nền kinh tế này đã không còn khả năng thanh toán nợ. Điều này quay trở lại gây thiệt hại cho ngân hàng.


Hệ thống ngân hàng còn phải đối mặt với một vấn đề trầm trọng khác là khối lượng rất lớn những khoản nợ ngắn hạn bằng ngoại tệ, trong khi đồng tiền trong nước bị phá giá. Giá trị của những khoản nợ này tăng lên vùn vụt và tiếp tục làm tiêu hao đi lượng tài sản thực đang còn rất ít của các ngân hàng.


Trong tình trạng đó, lẽ ra toàn bộ hệ thống ngân hàng đã có thể sụp đổ nếu không có sự hỗ trợ từ phía Chính phủ - giống như những gì Chính phủ Mỹ đã làm trong cuộc Đại khủng hoảng - nhưng không phải với nội lực của từng quốc gia mà nhờ sự giúp đỡ của IMF (Quỹ Tiền tệ Quốc tế). Nhờ sự giúp đỡ này mà các quốc gia Đông Á tránh được một vụ sụp đổ với hệ thống ngân hàng.


Tuy nhiên, với lượng vốn mà các ngân hàng đã mất thì sự can thiệp của Chính phủ nhằm chống đỡ cho hệ thống ngân hàng cũng không thể ngăn được năng lực cho vay của các ngân hàng sụt giảm mạnh.


Mishkin giải thích khủng hoảng của hệ thống ngân hàng với những đặc tính như mô tả tạo lên một rào cản và gây khó khăn đối với các họat động cho vay của ngân hàng, làm trầm trọng thêm các vấn đề về lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức trên thị trường tài chính, ngân hàng mất dần vai trò truyền thống trung gian tài chính.


Các quốc gia Đông Á biến động thế nào trong cuộc khủng hoảng:


Philippines


Tháng 5/1997, Ngân hàng Trung Ương (NHTƯ) Philippines tăng lãi suất lên1,75 điểm phần trăm và tiếp tục tăng lên 2 điểm vào tháng 6/1997. Ngày 3/7/1997, một ngày sau khi cuộc khủng hoảng bắt đầu diễn ra tại Thái Lan, NHTƯ Philippines bị buộc phải can thiệp sâu vào thị trường nhằm bảo vệ đồng peso, tăng mức lãi suất vay qua đêm từ 15% lên 24%. Giá trị đồng peso giảm mạnh từ 26 peso ăn một USD lên 38 peso vào năm 2000, và lên 40 peso khi kết thúc cuộc khủng hoảng.


Hồng Kông


Cuộc khủng hoảng nổ ra 24 giờ sau khi Vương Quốc Anh trao trả Hong Kong lại cho Trung Quốc. Tháng 10/1997, tỉ giá đô-la Hong Kong được cố định so với đô-la Mỹ là 7,8 nhưng chịu sức ép rất lớn từ hoạt động đầu tư bởi lạm phát của Hong Kong đã cao hơn rất nhiều so với lạm phát của Mĩ và tình trạng này kéo dài nhiều năm. Cơ quan quản lý tiền tệ Hồng Kông đã chi hơn một tỉ USD để bảo vệ đồng tiền trong nước.


Tuy giữ được tỉ giá đồng tiền, TTCK Hong Kong trở lên cực kỳ bất ổn, chỉ số Hang Seng tụt 23% chỉ trong vòng ba ngày từ 20-23/10/1997. Lãi suất tiền vay qua đêm được nâng lên chóng mặt, đứng trước sức ép từ hoạt động đầu cơ, Chính phủ Hồng Kông khẳng định tuyên chiến với hoạt động đầu cơ. Chính phủ đã kết thúc cuộc chiến này bằng việc bỏ ra xấp xỉ 120 tỉ đô-la Hồng Kông (khoảng 15 tỉ USD) để mua lại cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp, trở thành cổ đông lớn trong một số công ty, chẳng hạn tại HSBC Chính phủ năm 10% cổ phần.


Hàn Quốc


Hàn Quốc được xếp hạng thứ 11 trong số những nền kinh tế lớn trên thế giới. Khi khủng hoảng xảy ra, với tình trạng kém cỏi sẵn có của hệ thống ngân hàng bắt nguồn từ những khoản nợ kém hiệu quả rất lớn, Moody's đã hạ bậc tín dụng của Hàn Quốc từ A1 xuống A3 vào tháng 11/1997 và tiếp tục hạ xuống B2 vào tháng 12.


Sự kiện này góp phần làm thị TTCK Hàn Quốc sụt giảm mạnh hơn, giảm 4% vào 7/11/1997, giảm tiếp 7% vào ngày 8/11 và 7.2% vào ngày 24/11/2997 khi có tin IMF yêu cầu Hàn Quốc thực hiện cải tổ hệ thống tài chính.


Năm 1998, Hyundai Motor mua lại Kia Motors. Quỹ đầu tư mạo hiểm trị giá 5 tỉ USD của Samsung cũng giải thế do tác động quá mạnh của cuộc khủng hoảng, tiếp đó Daewoo Motors phải bán lại cho General Motors.


Đồng won Hàn Quốc giảm từ 1000 xuống 1700 won đổi một USD. Dù có nhiều nỗ lực trong việc cải thiện GDP trên đầu người, sau khủng hoảng, nợ quốc gia của Hàn Quốc tăng gấp ba lần so với trước đó.


Malaysia


Trước khủng hoảng, tài khoản vãng lai của Malaysia thâm hụt 5%. Malaysia là quốc gia nhận được nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất, điều này phản ánh qua việc KLSE (sàn giao dịch chứng khoán chính thức của Malaysia) được coi là sàn giao dịch có hoạt động mạnh nhất trên thế giới (tổng giá trị giao dịch thậm chí vượt qua cả NYSE mặc dù có mức vốn hóa thị trường thấp hơn rất nhiều). Ở thời điểm đó, mọi người đều kỳ vọng quốc gia này tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng và trở thành nước phát triển vào năm 2020.


Vào thời điểm trước khi xảy ra khủng hoảng, KLSE Index đang ở mức 1.200, đồng ringgit được giao dịch ở tỉ lệ 2.5:1 so với USD, lãi suất qua đêm dưới 7%. Lãi suất qua đêm tăng từ dưới 8% lên 40%, làm cho mức đánh giá tín dụng tụt xuống và xảy ra làn sóng bán chứng khoán và tiền tệ ồ ạt.


Cuối năm 1997, mức đánh giá tín dụng tụt xuống dưới mức bình quân cho các khoản đầu tư không đảm bảo, KLSE mất 50% điểm, tụt xuống dưới 600, đồng ringgit cũng mất 50% giá trị, còn 3.8 đồng đổi 1 USD. Năm 1998, GDP giảm 6,2%, đồng ringgit mất thêm 4,7% giá trị và KLSE tụt xuống dưới 270 điểm.


Nước Mỹ và Nhật Bản


Dịch cúm Châu Á cũng có ảnh hưởng đến nước Mỹ và Nhật Bản. Nền kinh tế tuy không sụp đổ nhưng cũng bị tác động nặng nề. Ngày 27/11/1997, chỉ số DJ công nghiệp giảm 554 điểm, tương đương 7,2%, NYSE tạm ngừng giao dịch trong thời gian ngắn.


Nhật Bản cũng chịu nhiều ảnh hưởng do là nền kinh tế lớn trong khu vực. Nhiều nước Châu Á khác ở trong tình trạng thâm hụt cán cân thương mại với Nhật Bản. Vào cuộc khủng hoảng, đồng yen Nhật giảm còn 147:1 với USD khi có những đợt bán ra ồ ạt. Tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật giảm từ 5% xuống còn 1,6%. Cuộc khủng hoảng Châu Á cũng làm một số doanh nghiệp ở Nhật phá sản.