Monday, April 23, 2007

Cổ phần hóa : Lợi lớn thuộc về... sếp!

TP - Cổ phần hóa (CPH) doanh nghiệp Nhà nước, cổ phần (CP) thuộc về ai? Câu hỏi ấy được đặt khi mà tình trạng “bán lúa non” CP của công nhân viên khi doanh nghiệp CPH ngày càng trở nên phổ biến.

Đành rằng Chủ tịch HĐQT, Tổng GĐ các doanh nghiệp này có quyền sở hữu hợp pháp số lượng lớn CP, nhưng liệu một trong những mục đích là bảo đảm quyền lợi của người lao động và Nhà nước trong quá trình cổ phần hóa có bị “biến dạng”?

Theo cáo bạch của các Cty nhà nước đã CPH và niêm yết tại Trung tâm GDCK Hà Nội, TP HCM thì đa số cổ đông cá nhân lớn trong các Cty lớn này không phải Chủ tịch HĐQT thì cũng là Tổng GĐ.

Họ không chỉ nắm giữ số lượng lớn CP mà nhiều người trong gia đình họ cũng sở hữu khá nhiều CP cùng tên.

Chẳng hạn như Cty Cổ phần Cơ điện lạnh (mã chứng khoán REE) là Xí nghiệp quốc doanh Cơ điện lạnh, thành lập năm 1977 và ngày 13/11/1993, Xí nghiệp được chuyển thành Cty Cổ phần Cơ điện lạnh.

Bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng GĐ REE, người từng được xem là một trong 10 phụ nữ giàu nhất trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam hiện đang nắm gần 800.000 CP REE (sở hữu cá nhân) và chồng bà là ông Nguyễn Ngọc Hải cũng sở hữu hơn 1,12 triệu CP REE, cả hai chiếm hơn 7% CP của REE.

Theo nguồn tin của chúng tôi, bà Thanh không chỉ là người nắm giữ CP nhiều nhất so với CB-CNV REE mà cả với 6 thành viên HĐQT (ngày công bố cáo bạch). Theo giá tính đến ngày 20/4/2007, hai vợ chồng bà Thanh có gần 440 tỷ đồng CP REE.

Tại Cty cổ phần phát triển nhà Thủ Đức (mã chứng khoán TDH), những người sở hữu CP nhiều nhất hiện nay cũng là các vị lãnh đạo chủ chốt từ ngày TDH còn là doanh nghiệp Nhà nước.

Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng GĐ Lê Chí Hiếu hiện có 537.000 CP TDH và hai người em của ông nắm hơn 82.000 CP. Phó Tổng GĐ TDH Phạm Đình Kháng cùng em ông là Phạm Quốc Thắng sở hữu hơn 666.000 CP TDH.

Một thành viên HĐQT khác là ông Trần Quang Nghị - GĐ Cty dệt Phong Phú còn sở hữu đến 936.000 CP TDH...

Chỉ riêng 3 vị trên và gia đình, tổng giá trị CP TDH của họ đã lên đến hơn 400 tỷ đồng, cao hơn cả 3 lần tăng vốn điều lệ của TDH và nhiều hơn tổng vốn Nhà nước hiện còn nắm giữ tại TDH.

Trong nhiều Cty vốn là doanh nghiệp Nhà nước CPH khác, tỷ lệ nắm giữ CP của các Chủ tịch HĐQT, Tổng GĐ không “ấn tượng” bằng các vị trên nhưng cũng đáng để người lao động mơ ước.

Cty cổ phần đường Biên Hòa (mã chứng khoán BHS) vốn là doanh nghiệp Nhà nước CPH từ 2001. Cho đến khi lên sàn TPHCM, chỉ riêng Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng GĐ Phạm Thị Sum cùng chồng và em gái đã sở hữu hơn 200.000 CP của BHS.

Tổng GĐ hiện thời Nguyễn Xuân Trình cùng vợ và 2 em cũng có hơn 100.000 CP BHS. Cả hai vị trên hiện đang có CP nhiều nhất tại BHS.

Tổng GĐ Cty cổ phần khoan và dịch vụ dầu khí (mã chứng khoán PVD) Đỗ Văn Khạnh và vợ Hồ Thị Thành có đến 167.000 CP của PVD và là một trong vài người nắm giữ CP PVD nhiều nhất tại Cty này. Hiện số CP trên trị giá hơn 36 tỷ đồng.

Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng GĐ Cty cổ phần vận tải xăng dầu (mã chứng khoán VIP) sở hữu 52.900 CP VIP, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng GĐ Cty Cổ phần hàng hải Sài Gòn (mã chứng khoán SHC) có 35.000 CP SHC...

Qua tìm hiểu của chúng tôi, khá nhiều Cty vốn là doanh nghiệp Nhà nước CPH khác, số lượng CP nằm trong tay gia đình các thành viên HĐQT từng nắm các chức vụ chủ chốt từ khi Cty chưa CP luôn cao hơn tất cả số CP của CB-CNV trong Cty cộng lại.

Số CP này họ mua từ khi Cty mới CPH do CB-CNV ít tiền (chiếm đa số trong Cty) bán vội với giá chỉ bằng hoặc hơn mệnh giá chút đỉnh và các thành viên HĐQT cùng người nhà đã tìm cách mua gom.

Tại Cty thủy sản S. ai cũng biết bộ phận đứng ra rao mua công khai CP mệnh giá 100.000đ với giá 120.000-130.000đ ngay từ khi mới có sổ cổ đông cho GĐ và các Phó GĐ.

Chị Đặng Thị Huyền, nhân viên của Cty địa ốc T. than thở: “Vì không có tiền nên lãnh đạo gợi ý chúng tôi bán ngay. Mà tôi không hiểu tiền đâu mà GĐ, Phó GĐ mua nhiều như vậy”.

Còn trong Cty vận tải G. khá nổi tiếng, ông Tổng GĐ và gia đình nắm đến gần 10 triệu CP và trong các đại hội cổ đông, tiếng nói của ông luôn lấn át các cổ đông khác.

Ở Cty địa ốc T., ngay từ khi mới bán CP ưu đãi cho CB-CNV, có thành viên trong Ban GĐ đã nói với cấp dưới: “Liệu mà bán lẹ đi chứ Cty đang làm ăn bết bát lắm”.

Tin lời ông, nhân viên đổ xô đi bán cho... cháu ông, người đứng ra mua cho ông với giá chỉ hơn 10.000đ so với mệnh giá. Nhưng khi CB-CNV đã bán gần hết thì “bỗng nhiên” Cty làm ăn lên như diều và CP tăng gấp 15-20 lần mệnh giá!?

Nhưng quan trọng hơn nữa là nhiều Cty từng bị đánh giá là đã được định giá thấp hơn giá trị thực như các Cty cao su Tây Ninh, Đồng Phú... Việc chỉ trong vòng 2,3 tháng, giá CP của họ đã tăng lên gấp 12-15 lần mệnh giá. Và các thành viên HĐQT trong những Cty như vậy chắc chắn sẽ thu được mối lợi không nhỏ vì họ hiểu rõ doanh nghiệp mình CPH “kiểu” gì.

Theo chuyên gia chứng khoán Huy Nam, người hiểu rõ hoạt động của DN không ai khác là thành viên HĐQT, Tổng GĐ... Họ chính là người sẽ trình ĐHCĐ các phương án kinh doanh, phát hành CP, lợi nhuận...

Vì vậy chẳng có gì lạ khi G., R., V.,... mãi 10 ngày sau mới công bố chia cổ tức bằng CP nhưng trước khi HĐQT có nghị quyết thì trên thị trường CP ấy đã bị mua gom.

Nhà đầu tư Nguyễn Ngọc Thắng (sàn SSI TP HCM) bức xúc: “Thông tin từ các HĐQT rò rỉ ra chứ ở đâu, các vị ấy có tiếng nói quyết định tại đại hội cổ đông, trong Cty nên họ rất dễ định cổ tức, phát hành CP theo ý họ sau khi đã mua gom CP”.

Nhưng ông Thắng còn thắc mắc một điều: “Tại sao hầu như doanh nghiệp Nhà nước nào CP hóa xong thì người giàu nhất, nắm nhiều CP nhất luôn là các vị lãnh đạo Cty và người nhà của họ?”.

Đó cũng là băn khoăn chung không chỉ của CB-CNV trong các doanh nghiệp CP hóa vì lợi ích của Nhà nước và người lao động dường như đang bị xem nhẹ hơn lợi ích của một số thành viên HĐQT.

Hà Phan

Sunday, April 22, 2007

Vụ Đỗ Việt Khoa - phần 2

Ông Đỗ Việt Khoa nói gì với Báo Thanh Niên?

Chiều ngày 19.4, Báo Thanh Niên đã gặp ông Đỗ Việt Khoa, "chủ nhân" trang web: www.dovietkhoa.com tại nhà riêng ở Hà Tây. Dưới đây là nội dung cuộc nói chuyện.

* TN: Địa chỉ http://dovietkhoa.com có phải là địa chỉ trang web của ông không?

- Ông Đỗ Việt Khoa: Đúng rồi, thi thoảng tôi mới vào kiểm tra được trang web của tôi, vì tôi không có nhiều thời gian thẩm định hết, nhưng phần nhiều các vụ việc mà trang web này đưa lên là đúng sự thật, và phải có nguồn. Người ta gửi đến cho tôi, tôi mới đưa lên mạng. Đây chỉ là một diễn đàn, mà đã là diễn đàn thì việc họ kêu ca, phàn nàn gì là việc của họ.

* Trong địa chỉ http://dovietkhoa.com có đưa lá đơn của cô Nguyễn Thị Thanh Lan và đơn khiếu nại của ông Lê Văn Út. Vậy 2 người này cũng đưa đơn của họ đến ông?

- Vâng, họ gửi e-mail đến cho tôi. Họ nói tôi cho phép họ được đưa sự việc lên diễn đàn của tôi. Tôi hỏi họ sự việc có đúng như họ phản ánh không? Họ khẳng định đúng. Tôi còn xin họ số điện thoại. Tôi có số máy của anh Út đây.

* Ông có tìm hiểu kỹ vụ việc của họ không, hay chỉ qua những cuộc điện thoại của chị Lan và anh Út?

- Tôi không có thời gian để tìm hiểu. Tôi chỉ đăng lại nội dung các bạn ấy gửi đến cho tôi và nói rõ nguồn gốc. Các bạn ấy có nói với tôi là các Báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ lấy thông tin qua công an, do đó các bạn ấy bức xúc, và đề nghị các báo xem xét lại vụ việc. Anh Út nói rằng, tin nhắn đó là của cô Lan, tại sao lại đổ cho anh Út?. Út còn nói: "Em là nam giới mà lại đi "chửi" nhau với bà Ngọc à? Em chỉ có 1 tin nhắn gửi bà Ngọc nói là bà đanh đá vừa vừa thôi...".

Và anh Út có nói, nguồn cơn sự việc là anh Út có phản ánh một số vụ việc tiêu cực của bà Ngọc. Tôi nói rằng, tôi sẽ cho đăng nội dung lá đơn kêu cứu của họ, còn nội dung họ phải chịu trách nhiệm. Tôi chỉ là người quản trị mạng, tôi sẽ kiểm duyệt. Nếu thông tin đó chống chính quyền các bạn không được phép tham gia trang web của tôi. Sau đó, không hiểu Út gọi thêm bác nào lập một cái nick tên là Nguyễn Văn Tư gì đó nói rằng Cần Thơ có nhiều vụ việc tiêu cực lắm. Tôi thấy đấy là tiếng nói của một cá nhân thôi.

* Điều đáng nói ở đây là trên trang web của ông đã đăng tải cả một chủ đề: "Báo Thanh Niên đăng sai + cố chấp". Những thành viên tham gia chủ đề này đã dùng những lời lẽ rất vô văn hóa xúc phạm đến Báo Thanh Niên và cá nhân Tổng biên tập Báo Thanh Niên. Thậm chí có người còn tự xưng là "Đội chống tiêu cực lưu động, Diễn đàn giáo dục Việt Nam”, để áp đặt và chỉ trích sai sự thật Báo Thanh Niên và các báo khác. Ông có kiểm duyệt những nội dung đó không?

- Tôi cũng đã có ý kiến với các nick tham gia trang web của tôi là không nên dùng cái từ: Đội chống tiêu cực. Chẳng có đội trưởng, đội phó nào. Các bạn cứ tự lập, tự làm, còn tôi là người quản trị mạng, các bạn phải hết sức chú ý. Hôm qua có một ai đó (có rất nhiều nick mới tham gia diễn đàn của tôi, họ mới thành lập ào ào từ đầu tháng 4) cũng nói đến cái từ này, nghe rát tai quá, tôi mới nói đừng có hô hào kiểu ấy. Chúng ta là thầy giáo cả, đưa sự việc lên phải nhẹ nhàng lời lẽ, sao lại cứ ầm ầm thế. Họ up cho một lèo Báo Thanh Niên, Báo Tuổi Trẻ, Báo Cần Thơ viết sai, tôi đã phải hạ một số rồi. Bốn hôm nay tôi đang đau đầu về cái gọi là đội chống tiêu cực "ông" nào up lên trang web của tôi.

* Bản thân ông có viết bài về chuyện này không?

- Tôi có biết rõ việc đâu mà nói. Tôi không có dòng nào, chữ nào bôi nhọ Báo Thanh Niên. Tôi không có nhiều thời gian giám sát các câu từ, tôi chỉ có thể lược bỏ bớt bài của họ chứ không cắt bỏ được bài của họ. Tôi up bài thầy Út lên vì thầy có đơn từ như vậy thật. Còn những hô hào với ngôn từ không lấy gì làm đẹp thì tôi sẽ truy đến nơi và sẽ có thông tin cho Báo Thanh Niên.

* Anh có cho rằng, nếu các thành viên tham gia trang web của nhà giáo mà lại dùng những từ ngữ không đúng với tư cách của nhà giáo, điều đó sẽ ảnh hưởng đến uy tín đến cá nhân anh không?

- Tôi chỉ chịu trách nhiệm với những lá thư kêu cứu của chị Lan và anh Út mà tôi đưa lên. Tôi sẽ truy bằng được những ai viết xúc phạm Báo Thanh Niên và các báo như vậy (??).

Thu Hồng (thực hiện)

Vụ Đỗ Việt Khoa -phần 1


Thầy giáo Đỗ Việt Khoatùy tiện lập diễn đàn vu khống tổ chức, cá nhân

Ông Đỗ Việt Khoa trong buổi tiếp xúc với Thanh Niên chiều 19.4 - Ảnh: Ngọc Thắng
Sau khi Báo Thanh Niên ngày 30.6.2006 đăng bài Nhắn tin khủng bố đồng nghiệp, Văn phòng Báo Thanh Niên tại Cần Thơ và Tòa soạn Báo Thanh Niên tại TP.HCM liên tục nhận được "Đơn xin xem xét" của cô Nguyễn Thị Thanh Lan (sinh viên cao học Toán khóa K12 trường ĐH Cần Thơ, bạn của ông Lê Văn Út và cũng là người đã cùng với ông Út thực hiện các tin nhắn khủng bố), với nội dung đề nghị báo "đăng đính chính lại vụ việc để minh oan" cho ông Lê Văn Út.

Qua xem xét đơn thư cũng như lời trình bày trực tiếp của cô Nguyễn Thị Thanh Lan, chúng tôi đã nhiều lần giải thích nội dung bài báo là hoàn toàn chính xác, các thông tin trên báo được trích từ kết quả điều tra của cơ quan công an cũng như lời khai nhận của ông Lê Văn Út và của chính bản thân cô Nguyễn Thị Thanh Lan. Vì vậy việc đăng thông tin "đính chính lại vụ việc" là hoàn toàn phi lý; đồng thời cũng hướng dẫn Nguyễn Thị Thanh Lan nếu muốn thay đổi lời khai thì sang trình bày với cơ quan điều tra để nơi đây xem xét.

Gần đây trên trang web: www.dovietkhoa.com, ở mục "Chuyện đó - Chuyện đây" lại liên tục đăng tải ý kiến của các thành viên của cái gọi là "Đội chống tiêu cực lưu động trong giáo dục", với lời lẽ xuyên tạc, vu cáo Báo Thanh Niên, Báo Tuổi Trẻ, Báo Cần Thơ đã thông tin sai sự thật. Chúng tôi xin trích dẫn một số đoạn: "Có thể khẳng định Thanh Niên đã đăng sai bài báo liên quan đến "vụ tin nhắn điện thoại ở Đại học Cần Thơ" (đúng ra Trung tâm Đại học tại chức Cần Thơ - PV).

Việc làm sai trái của Báo Thanh Niên đã để lại "vết thương" đối với những người dũng cảm chống tiêu cực trong giáo dục..."; "Tại sao Thanh Niên lại đi lừa đảo bạn đọc, và chống người chống tiêu cực..."; "Chúng tôi quá bức xúc vì Báo Thanh Niên đã phối hợp trù dập những người chống tiêu cực bằng cách đăng tin sai hoàn toàn, gây bất bình đối với những người hưởng ứng phong trào chống tiêu cực trong giáo dục..."; "Bà Ngọc (người bị nhắn tin khủng bố - PV) mua công an Cần Thơ; công an Cần Thơ tung tin sai cho nhà báo, nhà báo cũng "có chút ít" nên nhắm mắt và đăng bừa..."... Thậm chí có kẻ còn đứng ra đặt câu hỏi rồi tự "nhập vai" Tổng biên tập Báo Thanh Niên để trả lời bằng những câu nói mang tính chất xúc phạm cá nhân người làm báo.

Ngày 13.4, trao đổi với phóng viên Thanh Niên, trung tá Nguyễn Mậu Nhân, Phó thủ trưởng, Phó chánh văn phòng Cơ quan điều tra Công an thành phố Cần Thơ cũng đã tái khẳng định: "Qua làm việc với cơ quan điều tra, Lê Văn Út đã thừa nhận toàn bộ hành vi sai trái và đã cùng với Nguyễn Thị Thanh Lan ký tên, lăn tay vào bản nội dung 48 tin nhắn "khủng bố" gửi đến cô Ngọc, với nội dung hết sức dung tục, thô bỉ". (Trong bài viết đăng trên Báo Thanh Niên số ra ngày 30.6.2006 chúng tôi đã dẫn ra một số tin nhắn, nay xin không nhắc lại).

Trung tá Nguyễn Mậu Nhân cũng trưng ra bức thư xin lỗi do chính tay ông Lê Văn Út viết gửi cô Ngọc, trong đó có đoạn: "Lúc đầu em định phá rối cô một vài lần, nhưng rồi việc làm của em cứ leo thang mãi, cho đến lúc không còn kiềm chế được mình nên đã dẫn đến những lời lẽ nhục mạ, bịa đặt, vu khống,... Em không có ác ý gì ngoài việc làm cho cô phải sợ và phải chịu thua em. Do em suy nghĩ chủ quan như vậy nên việc làm của em đã để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng, em thấy em không còn là em nữa".

Bài viết vu khống Báo Thanh Niên trên website: www.dovietkhoa.com

Trung tá Nguyễn Mậu Nhân kết luận: "Trong vụ này, ông Lê Văn Út là chủ thể chính, là nhân viên trực tiếp của cô Ngọc, tự nhận là do có "sự bực tức" với cô Ngọc nên mới dẫn đến hành động nhắn tin "khủng bố" để thỏa mãn cá nhân. Cô Nguyễn Thị Thanh Lan là bạn của ông Út, có tham gia vụ việc và bản thân cũng đã thừa nhận điều này, chứ không là người chủ mưu thực hiện toàn bộ vụ việc. Vì vậy việc cô Lan đứng ra nhận bừa hết trách nhiệm thay cho ông Út là không chấp nhận được".

Cũng xin nói thêm là sau khi thừa nhận hành vi "khủng bố" bằng tin nhắn, ông Lê Văn Út đã bị Trung tâm Đại học tại chức Cần Thơ ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc. Không đồng ý với quyết định này, ông Út đã có đơn kiện ra Tòa Hành chính - Tòa án nhân dân thành phố Cần Thơ và vụ việc dự kiến sẽ được đưa ra xử công khai vào ngày 24.4. Phải chăng việc cô Nguyễn Thị Thanh Lan gửi đơn xin xem xét, đề nghị Báo Thanh Niên "đăng đính chính", cũng như những thông tin xuyên tạc được tung lên mạng là để "gỡ" cho ông Út, trước khi phiên tòa diễn ra?

Việc thành lập "Đội chống tiêu cực lưu động trong giáo dục" và lập trang web: www.dovietkhoa.com để tạo diễn đàn xuyên tạc, vu khống và bôi nhọ các tổ chức, cá nhân là việc làm trái pháp luật và sai đạo lý.

Đừng quên trước đây "thầy giáo Đỗ Việt Khoa" đã trở nên nổi tiếng nhờ báo chí, trong đó có Báo Thanh Niên, ca ngợi ông trong vụ tố cáo tiêu cực trong thi cử ở Hà Tây. Nhưng làm được một việc tốt, được báo chí đề cao, ông Khoa không nên nghĩ mình là "người hùng" rồi tùy tiện muốn làm gì thì làm, bất chấp pháp luật.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin sự việc này trên những số báo tới.

Tấn Đức

Wednesday, April 18, 2007

30 nguyên tắc quản lý hiệu quả

Quyết đoán, tránh chủ nghĩa cầu toàn, khen ngợi đúng lúc đúng chỗ... là một trong số các nguyên tắc quản lý hiệu quả dành cho nhà lãnh đạo.

1. Chỉ tập trung và hoàn thành một vài dự án trong khoảng thời gian nhất định. Đừng quá ôm đồm mọi việc, nếu không tất cả sẽ chỉ dở dang và không đạt được hiệu quả như mong muốn.

2. Tránh chủ nghĩa cầu toàn. Trong 50% công sức của bạn sẽ chỉ có 10% là chất lượng nhưng nó lại đóng góp đáng kể tới dự án của bạn.

3. Quan tâm đến những việc của hôm nay. Ngày mai sẽ có 24 giờ vì vậy đừng quan tâm đến những công việc khác khi việc hôm nay còn dang dở.

4. Có tính quyết đoán. Không chắc chắn hoặc hoài nghi về quyết định của mình sẽ làm giảm khả năng của bạn hoặc của nhóm. Nhớ rằng nếu bạn quyết định sai, hãy quyết định lại.

5. Ủy thác cho nhân viên cả những công việc không thuộc nhiệm vụ của họ. Đây là một chìa khoá để tạo động lực cho nhân viên cũng là giúp ích cho công việc.

6. Khen ngợi đúng lúc đúng chỗ. Đưa ra lời khen trước tập thể có thể làm cho người này bối rối nhưng lại làm người khác hài lòng. Tuy nhiên, nó cũng có thể gây ra sự ganh tị giữa các đồng nghiệp với nhau. Hiểu rõ nhân viên trước khi khích lệ họ là một việc làm đầy ý nghĩa.

7. Tự xem xét bản thân khi nhân viên làm đúng bổn phận mà vẫn có vấn đề. Nếu câu trả lời là "có" thì bạn đã có trong tay một đầu mối để giải quyết khó khăn này.

8. Chắc chắn rằng công việc không quá khả năng của nhân viên. Khi tình huống này xảy ra, nhân viên của bạn sẽ rơi vào tình trạng chán nản và kéo theo hàng loạt các sự cố khác.

9. Xác định rõ mục đích của mình với nhân viên. Sẽ là không hay nếu như giao hay không giao việc cho họ chỉ vì tình cảm cá nhân.

10. Chú ý đến thái độ của người nghe. Nếu thiếu điều này, tốt nhất bạn không nên đưa ra lời chỉ trích.

11. Phê bình ngay khi nhân viên mắc khuyết điểm. Đây là sự tác động mang tính tích cực nhất. Tác dụng của nó sẽ trực tiếp như việc khen ngợi sau khi hoàn thành tốt nhiệm vụ.

12. Làm rõ ý định của lời phê bình. Làm rõ ý định phê bình của bạn là phạt hay không, nếu không nhân viên của bạn sẽ luôn đề phòng mỗi khi bạn đưa ra nhận xét.

13. Bình tĩnh trước khi đưa ra lời khiển trách. Những lời khiển trách nên đưa ra để giải quyết vấn đề chứ không phải chỉ là những lời trách cứ hay to tiếng.

14. Vui vẻ khi đưa ra ý kiến phản hồi mang tính phủ nhận. Trao đổi một cách cởi mở luôn làm cho nhân viên phấn khởi và cải thiện công việc ngày một tốt hơn.

15. Bảo vệ nhân viên trước những quyết định liên quan trực tiếp đến họ. Bạn sẽ là người đứng ra bảo vệ nhân viên của mình trước tổ chức, công ty.

16. Khen thưởng nhân viên vì những đóng góp của họ cho tổ chức, không chỉ vì cho riêng họ. Những phần thưởng có thể rất giản đơn như bánh rán hay pizza cho bữa trưa.

17. Dùng những buổi họp đánh giá kết quả như một cơ hội để truyền kinh nghiệm và hướng dẫn nhân viên. Nếu mỗi khi bạn gặp họ là cơ hội để bạn lên lớp hay phê bình thì đôi bên sẽ chẳng thu được kết quả gì. Nên nhớ những buổi họp này là giúp cho công việc được thuận lợi hơn.

18. Dành riêng ít nhất một giờ để đánh giá, tất cả vì nhân viên và công việc, do đó đừng để phần nhận xét đánh giá bị lẫn với những nhiệm vụ khác.

19. Thảo luận về những thiếu sỏt khi làm việc. Cùng nhân viên xem xét sự khác biệt giữa việc sẽ phải làm và việc nên làm, như thế bạn và nhân viên sẽ có một cách nhìn khách quan hơn với công việc.

20. Giới thiệu cho nhân viên khách trong và ngoài công ty. Mời khách ngoài công ty tới chơi và làm quen với nhân viên của bạn. Tổ chức những cuộc gặp giữa nhân viên của các nhóm khác với nhân viên nhóm bạn. Cả hai việc trên sẽ giúp nhân viên của bạn học hỏi và chia sẻ nhiều kinh nghiệm.

21. Có sự chuẩn bị để làm việc nhóm có hiệu quả. Dạy cho nhân viên những kỹ năng về giao tiếp, xử lý vấn đề và phương pháp giải quyết mâu thuẫn.

22. Cung cấp đầy đủ bản chương trình làm việc. Chắc chắn tất cả mọi người đều phải có nó trong tay. Mang thêm bản photo phòng khi có người quên. Bản chương trình này thường là một thông báo về toàn bộ công việc phải làm hoặc mục đích của cuộc họp.

23. Quan sát ngôn ngữ cử chỉ. Cử chỉ hơn cả ngôn từ, nó sẽ giúp bạn nhận ra người khác thấy thế nào về tiến trình của công việc.

24. Tóm tắt ý chính của buổi họp. Mỗi buổi thảo luận tuy kéo dài nhưng chỉ có một vài điểm chính.

25. Kết thúc các buổi họp nhóm bằng những sơ kết về công việc đã thực hiện và đề ra phương hướng tiếp theo. Khi tất cả mọi người đã rút kinh nghiệm từ những công việc trước thì bước tiếp theo là giao việc mới cho mọi người.

26. Đừng để ai làm bạn mất bình tĩnh. Hãy tự quyết định xem hoàn cảnh nào tức giận là có thể được và lúc nào kiềm chế là tốt nhất.

27. Hoàn thiện kỹ năng lắng nghe và nói của bạn. Đây là biện pháp để giảm thiểu mọi hiểu lầm - nguyên nhân lớn nhất của mọi bất đồng.

28. Cố gắng giải quyết mọi mâu thuẫn ngay khi nó xuất hiện. Đừng lật lại quá khứ hay cộng thêm vào mối hiềm khích cũ những bất hoà mới.

29. Tuyển dụng những nhân viên hết lòng cho công việc. Tìm những ứng viên đã có thành tích trong công việc và coi công việc như một cơ hội để họ phát huy khả năng.

30. Dành 75% thời gian cuộc phỏng vấn để lắng nghe và 25% còn lại để nói. Mỗi người đều có hai tai và một miệng, do vậy hãy nghe nhiều hơn nói.

Theo HRVietnam, Kỹ năng quản lý

Lương lao động tại VN tăng 12,3%


Trí thức trẻ tìm kiếm cơ hội việc làm tại Ngày hội nghề nghiệp do Uniliever tổ chức. Ảnh: N.Huỳnh
Tập đoàn Navigos vừa công bố kết quả “Khảo sát tiền lương VN 2007”. Trả lời phỏng vấn Báo Người Lao Động, ông Mikkel Schonherr Thfgersen- Trưởng Phòng Khảo sát tiền lương của Navigos, đưa ra nhiều đánh giá đáng chú ý.

Lương cao - thấp: Nhờ bằng cấp

. Phóng viên: Ông đưa ra những nhận định gì về mặt bằng lương tại VN?

- Ông Mikkel Schonherr Thfgersen: Khảo sát tiến hành từ tháng 10-2006, với trên 28.000 nhân viên của 156 doanh nghiệp (DN) trên cả nước tham gia. Trong đó, DN liên doanh 16%, DN 100% vốn nước ngoài (FDI) 47,4%; văn phòng đại diện 17,9%; DN trong nước 28,6%. Từ kết quả khảo sát, có thể nhận định lương trên thị trường lao động tại VN đã có sự chuyển biến khá rõ nét. Nếu đối chiếu với kết quả khảo sát vào năm 2005, thì mức lương trên thị trường lao động tăng bình quân 12,3%. TPHCM có mức tăng lương bình quân cao nhất trên thị trường, đạt 12,9%; kế đến là Hà Nội và các vùng lân cận đạt 12,1%; Bình Dương, Đồng Nai có mức tăng lương đạt 10,3%...

Có một điều đáng chú ý là mức tăng lương tương ứng với nhu cầu nhân lực của các ngành nghề. Khảo sát cho thấy, các ngành như markeing, tài chính đang thu hút nhân lực nhất, cũng như có mức tăng lương đạt tỉ lệ cao nhất: 16,1%. Ngành kinh doanh địa ốc và sản xuất có mức tăng lương thấp nhất, từ 6,9% đến 9,6%.

. Nguồn nhân lực chất xám đang thực sự là mối bận tâm hàng đầu tại VN. Có ý kiến cho rằng, người có bằng cấp càng cao nhiều thì lương càng khá. Nhận xét của ông thế nào?

- Sự phát triển của nền kinh tế cùng với tốc độ đổi mới công nghệ, trình độ quản lý của DN nâng lên, thì nhu cầu sử dụng lao động có hàm lượng chất xám tăng cao, giảm dần lao động trình độ thấp. Sự chuyển dịch này tác động tích cực đến nền kinh tế và tất nhiên nó thúc đẩy việc tăng lương trên thị trường lao động. Kết quả khảo sát cũng thể hiện rất rõ mối tương quan giữa bằng cấp và tiền lương. Chẳng hạn, tại khảo sát, nhân viên có bằng trung học hưởng mức lương bình quân hằng năm là 2.513 USD, người có bằng cao đẳng đạt 3.642 USD, nhân viên có bằng cử nhân lương hằng năm 8.198 USD/năm thì người có học vị thạc sĩ là 23.084 USD và tiến sĩ là 25.805 USD. Khoảng cách về thu nhập - bằng cấp là khá rõ nét. Điều này cho thấy giáo dục đang ảnh hưởng theo cấp số nhân đến cơ hội thăng tiến, phát triển nghề nghiệp của người lao động.

Rút ngắn khoảng cách về lương

. Trong mắt các nhà tuyển dụng, những người được đào tạo ở nước ngoài trở về VN làm việc, luôn có mức lương cao hơn những người làm việc trong nước. Thực tế thì sao?

- Kết quả khảo sát của chúng tôi cũng phản ánh khá chính xác vấn đề này. Đó là cùng một vị trí, cùng một công việc và cùng một DN, nhưng những người học tập ở nước ngoài luôn được trả lương gấp đôi những người được đào tạo trong nước. Tuy nhiên, yếu tố để quyết định mức lương cao còn tùy thuộc vào năng lực, kinh nghiệm, kỹ năng quản lý...

. Đang có một cuộc chạy đua săn lùng lao động chất xám giữa các khu vực DN và trong cuộc chạy đua này, DN VN vẫn không thể đuổi kịp DN FDI?

- Tiền lương đóng vai trò then chốt và DN phải cân nhắc, quyết định chi trả bao nhiêu mới có thể giữ chân người lao động, đặc biệt lao động giỏi. Ngày nay, cuộc cạnh tranh giành giật nhân lực có trình độ cao đang diễn ra gay gắt và rất nhiều DN có nguy cơ mất đi nhân viên tốt nhất chỉ vì đối thủ của họ đưa ra mức lương hậu hĩ. Có một sự thay đổi tích cực là ngày càng có nhiều DN của VN chú trọng, quan tâm hơn đến chính sách nhân sự, áp dụng nhiều chế độ đãi ngộ, phúc lợi, dám chấp nhận trả mức lương cao để thu hút người giỏi.

. Nhưng thực tế là mức trả lương của DN VN vẫn còn quá thấp?

- Ở kết quả khảo sát năm 2005, cùng một vị trí, cấp bậc nhưng các công ty nước ngoài trả lương cao hơn 34 % so với các công ty trong nước. Còn ở khảo sát này, khoảng cách chênh lệch được rút ngắn xuống còn 14%. Mặc dù vẫn còn có mức chênh lệch về mức trả lương, nhất là mức trả lương cho lao động cao cấp, nhưng đây là dấu hiệu tích cực cho nền kinh tế VN. Phải thấy là ngày càng có nhiều DN VN nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Cũng theo dự báo của riêng tôi, chỉ khoảng 5-7 năm nữa các DN VN sẽ đuổi kịp mức lương của các DN FDI.

Sunday, April 15, 2007

Chữa hóc xương bằng ngoại cảm

Ông Đoàn Văn Nhâm.


Bị hóc xương gà, anh Chung, ở xóm 8, xã Nhân Thành, (Yên Thành, Nghệ An) gọi điện thoại cho cụ Nhâm nhờ chữa. Cụ bảo ngay "dập máy đi, lo mà làm ăn" rồi cúp máy luôn. Anh Chung bỗng thấy cơm trong bụng dồn lên trào ra cùng chiếc xương.

Về đến huyện Yên Thành hỏi thăm nhà ông Nhâm (Bính) chữa hóc xương, hầu như người dân ai cũng biết. Người thì bảo đó là thầy chữa hóc xương, kẻ thì nói ông có khả năng ngoại cảm... Họ đều ca ngợi ông với một tấm lòng khâm phục, biết ơn và kính trọng.

Cũng chẳng khó khăn gì, chúng tôi đã tìm về nhà ông ở xóm Bắc Sơn xã Nhân Thành, cách tỉnh lộ 538 khoảng 20km về phía Nam. Nhà ông nằm ở giữa xóm, mái ngói đơn sơ, mang dáng dấp của một ngôi nhà cổ đã lâu đời. Ông Nhâm mái tóc bạc phơ, khuôn mặt phúc hậu, chất phác đang ngồi uống chè xanh với một ông lão hàng xóm.

Khi biết ý định của chúng tôi, ông xởi lởi rót nước mời rồi điềm đạm: "Tui năm nay đã 88 tuổi, cũng gần đất xa trời, rồi còn giúp được gì cho mọi người thì giúp".

Ông Đoàn Văn Nhâm xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo. Những năm chống Pháp, ông cũng tham gia đi dân công 2 năm rồi về quê lấy vợ, sinh con. Hiện tại, ông Nhâm có 8 người con đã trưởng thành. Các con của ông người đi công tác xa, người lấy vợ lấy chồng ra ở riêng. Ông sống với người con út và mấy đứa cháu.

Mặc dù đã cao tuổi nhưng trông ông vẫn còn khỏe, da dẻ đỏ đắn, nói năng rất minh mẫn. Chúng tôi hỏi ông biết chữa hóc xương từ khi nào? Ông cho biết: "Khi cha tui gần mất, ông đã truyền nghề cho tui, khoảng ba chục năm rồi. Nghề ni chỉ lúc sắp chết mới truyền lại được!". Về nguồn gốc xuất phát của chữa bệnh hóc, ông chỉ nói vậy.

Chúng tôi tìm hiểu qua các cụ già cao tuổi ở trong làng thì được cụ Đoàn Trung kể rằng: "Trước đây, ông nội ông Nhâm làm nghề lái đò trên sông Hàn. Vào một đêm khuya khoắt, bỗng có tiếng gọi đò. Ông chạy ra thì thấy một người đàn bà bế trên tay một đứa bé xin được qua sông. Ông đã đưa mẹ con người đàn bà đó qua sông mà không lấy tiền. Cảm kích trước cử chỉ ấy, người đàn bà đó đã truyền cho ông về cách chữa hóc xương.

Hiện nay, nghề này truyền đến ông Nhâm là đời thứ ba. Thực hư của câu chuyện đó như thế nào không biết được, chúng tôi chỉ nghe kể lại, nhưng 3 đời nhà ông Nhâm chữa hóc xương giỏi mà không hề lấy của ai một xu là chuyện hoàn toàn có thật".

- Cụ chữa hóc xương bằng cách nào? - Chúng tôi hỏi ông Nhâm.

- Đó là bí quyết gia truyền, tui không tiết lộ được - Ông Nhâm trả lời.

- Chúng tôi nghe nói, cụ không dùng tay tác động vào bệnh nhân, cũng không dùng bất cứ loại thuốc nào mà chỉ dùng lời nói trực tiếp hoặc qua điện thoại mà chữa khỏi hóc xương, có đúng như vậy không?

- Đúng! Có thể anh không tin nhưng đó là sự thật. Tui cũng không lý giải được việc mình làm. Nhưng, có một sức hút hay sức mạnh gì đó tác động vào tui. Những người hóc xương còn thở được đem đến tui là khỏi ngay. Hơn ba chục năm hành nghề, tui chữa khỏi hết, chưa bó tay một trường hợp mô cả.

- Cụ đã chữa cho bao nhiêu người rồi?

- Nhiều lắm, tui không nhớ hết.

Anh Đoàn Đô, người con út của ông Nhâm, tâm sự: "Cha tui chữa khỏi cho hàng trăm người ở trong huyện và các huyện lân cận như Nghi Lộc, Đô Lương, Diễn Châu, Nghĩa Đàn, Quỳnh Lưu. Có những ca hóc nặng sắp chết như ông Văn Sơn ở chợ Bộng, Viên Thành, vừa cáng đến sân, cha tui chỉ nói vài câu là chiếc xương gà trong cổ ông Sơn trào ra. Được cái cha tui chữa bệnh không bao giờ lấy tiền, kể cả những thời cơm không có mà ăn, phải ăn khoai, ăn sắn cha tui cũng từ chối".

Chúng tôi đang nói chuyện thì một người đàn ông trung tuổi dẫn theo một cậu bé xuất hiện trước sân với khuôn mặt hốt hoảng: "Ông ơi, giúp cháu! Cháu nó bị hóc xương lợn!". Chúng tôi thấy ông Nhâm đứng dậy vừa đi vào nhà trong vừa nói: "Để tau vô lấy con dao!".

Chờ một chút không thấy ông, thì ra ông đã lên gường nằm. Người đàn ông sốt ruột nhìn đứa con mặt nhăn nhó vì đau: "Ông ơi, cháu nó đau lắm". "Về đi! Nhớ đi thẳng về nhà" - ông ở trong nói vọng ra.

Hình như người đàn ông đó đã biết được cách chữa của ông nên dẫn con về. Vừa bước ra khỏi sân đứa bé ôm lấy cổ ọe và nó kêu lên: "Cha ơi xương ra rồi!". Anh kia dắt con trở vô cảm ơn rối rít.

Chúng tôi lại hỏi han thì anh cho biết: "Tui là Trần Hòa! Cháu đây là Trần Huệ, con trai tui, hiện nay đang học lớp 5A Trường Tiểu học Nhân Thành. Cháu nó gặm chân giò không may bị hóc. May có ông Nhâm không thì phải đưa đi viện". Chúng tôi hết sức ngạc nhiên khi chứng kiến cách chữa hóc lạ lùng này.

Đi tìm nhân chứng

Để có chứng cứ làm cơ sở cho bài viết này, chúng tôi đã đi hầu hết các làng xóm ở xã Nhân Thành và một số địa phương khác với mong muốn có một phản ánh chân thực về khả năng chữa hóc xương của ông Đoàn Văn Nhâm.

Người đầu tiên chúng tôi tìm gặp là anh Nguyễn Đình Chung, ở xóm 8, xã Nhân Thành, làm nghề thợ nề.

Anh Chung tâm sự: "Cách đây 2 năm, tui làm ở Vinh, lúc ngồi nhậu với bạn bè chẳng may hóc chiếc xương gà. Tui làm đủ trò không được, chiếc xương cứ chắn ngang họng đau điếng. Tui xuống Bệnh viện Ba Lan, nhưng chờ lâu quá. Khi đó mới sực nhớ tới cụ Nhâm, tui điện hỏi Tổng đài 108 về số điện thoại.

Biết được số tui bấm gọi. Vừa gặp, cụ đã bảo dập máy đi, lo mà làm ăn. Cụ cúp máy luôn. Tui bực mình vừa bỏ máy xuống thì cơm trong bụng dồn lên trào ra không kìm được. Chiếc xương cũng trào ra luôn. Khi đó tui mới phục cụ sát đất.

Thằng bạn tui sống ở Mỹ bị hóc xương, điện thoại về cho cụ cũng khỏi trong vòng vài ba phút. Sau này, tui về đến tạ ơn nhưng đưa tiền cụ không lấy, cụ còn mắng cho, cụ chỉ nhận miếng trầu hay chai rượu thôi!".

Cháu Trần Huệ và anh Trần Xuân Lập, người được cụ Nhâm chữa hóc xương.

Trường hợp cháu Phan Anh Tiến Quý, học lớp 6D, Trường THCS Nhân Thành, vừa mới tháng trước hóc xương cá cũng được ông Nhâm chữa khỏi.

Mẹ cháu là chị Phan Thị Lan, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nhân Thành cho biết: "Cháu nó hóc xương cá, cổ sưng tấy đau lắm. Tôi đưa cháu đến cụ Nhâm. Cụ cười, khen cháu đẹp trai, bảo về học cho giỏi, hai mẹ con về đi, nhớ đi thẳng không được dừng lại hay vô nhà ai. Cháu nó vừa bước xuống thềm thì xương đã trôi xuống bụng"...

Anh Trần Xuân Lập, sinh viên năm cuối Học viện Tài chính Hà Nội cho biết: "5 năm về trước tôi bị hóc xương cũng được cụ Nhâm chữa khỏi bằng cách gọi điện thoại. Tôi cũng không thể hiểu tại sao chữa bằng cách ấy mà lại khỏi? Không có cơ sở khoa học gì cả! Nhưng rồi tôi lại nghĩ, khả năng của con người là vô tận".

Ông Phan Thanh, Chủ tịch UBND xã Nhân Thành, khẳng định: "Cách chữa hóc của cụ Nhâm đúng là lạ, nhưng cụ đã chữa khỏi cho rất nhiều người rồi, điều đó là sự thật chứ không phải tin đồn nhảm nhí! Cụ là người nhân từ, đức độ, cả xã này ai cũng biết!".

Còn nhiều, rất nhiều người đã được ông Nhâm chữa khỏi nhưng với khuôn khổ của bài viết này chúng tôi không tiện nêu lên. Chúng tôi xin được ghi lại những gì mắt thấy tai nghe về khả năng chữa hóc xương của lão nông Đoàn Văn Nhâm.

Phương pháp chữa hóc của ông hiện nay mọi người đều cho đó là ngoại cảm. Nhưng để phân tích chính xác thì chỉ có các nhà khoa học vào cuộc mới trả lời được.

Chúng tôi xin cung cấp địa chỉ và số điện thoại của ông Nhâm để độc giả có thể liên hệ: Đoàn Văn Nhâm, xóm Bắc Sơn, xã Nhân Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. ĐT: 038.3631.809


Tiến Dũng - Lệ Thúy

Friday, April 13, 2007

Tiền nhàn rỗi dân cư: Chảy từ tiết kiệm qua chứng khoán

Thị trường chứng khoán phát triển, trở thành kênh đầu tư hấp dẫn hàng đầu, thu hút rất nhiều nhà đầu tư. Điều này là nguyên nhân khiến tiền gửi tiết kiệm vào ngân hàng của dân cư bị giảm và chảy mạnh qua chứng khoán.

Báo cáo mới đây của Bộ Kế hoạch - Đầu tư cho biết, trong 3 tháng đầu năm, điểm đáng chú ý nhất trên lĩnh vực huy động vốn và cho vay của nền kinh tế là tiền gửi VND của dân cư tăng rất thấp, chỉ tăng 6,6% so với mức tăng 13,2% của cùng kỳ năm ngoái. Theo Bộ Kế hoạch - Đầu tư, nguyên nhân của tình trạng này do thời gian qua nhiều DN đã phát hành cổ phiếu, trái phiếu để tăng vốn và rất nhiều người dân đã dùng tiền đầu tư vào chứng khoán thay vì gửi vào ngân hàng.

huydong.jpg
Nhiều ngân hàng tung các chiêu huy động vốn mới. (Ảnh: ACB)

Tuy nhiên, việc giảm tiền gửi vào dân cư không ảnh hưởng nhiều đến tổng huy động vốn của các ngân hàng. Đơn giản là khi các tổ chức phát hành cổ phiếu và trái phiếu thu hút lượng vốn lớn lại chuyển vào ngân hàng để gửi. Số liệu thống kê cho thấy, trong 3 tháng đầu năm tiền gửi các tổ chức kinh tế đã tăng ở mức 11,4% so với 1,05% cùng kỳ năm ngoái. Tính chung, tổng huy động vốn vẫn tăng khoảng 35,4% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó huy động bằng VND đã tăng tới 39,9%.

Trong khi đó, theo một thống kê của NH Nhà nước chi nhánh Hà Nội, tiền gửi dân cư thường chiếm từ 48% đến gần 50% trong tổng vốn huy động của các NH ở Hà Nội nhưng đến cuối tháng 2-2007 đã giảm xuống còn 42,5% so với cùng kỳ của những năm trước. NH Nhà nước chi nhánh TP.HCM cũng cho thấy, sau những đợt nâng lãi suất huy động dưới nhiều hình thức, tổng vốn huy động của các NH trên địa bàn tính đến ngày 28/2 cũng chỉ ước đạt 303.700 tỉ đồng, chỉ tăng 0,8% so với một tháng trước và tăng 6,4% so với cuối năm 2006 mức tăng trưởng bình quân khoảng 23%/tháng.

Việc giảm huy động vốn từ dân cư có thể là nguyên nhân khiến rất nhiều các ngân hàng cổ phần tăng lãi suất huy động vốn. Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank) vừa biểu lãi suất mới, lãi suất huy động VND theo hình thức lĩnh lãi cuối kỳ của SeABank có biên độ tăng từ 0,06%/năm đến 0,12%/năm. Cụ thể, các kỳ hạn 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng cũng được điều chỉnh tăng lên 7,74%/năm, 8,70%/năm và 9,06%/năm. Lãi suất tiết kiệm đồng USD được điều chỉnh tăng ở các kỳ hạn 1 tháng 4,4%/năm,2 tháng 4,6%/năm, 3 tháng 4,75%/năm và 6 tháng 5,05%/năm. Lãi suất tiết kiệm đồng EUR cũng tăng 0,1%/năm ở hầu hết các kỳ hạn, cụ thể đối với kỳ hạn 1 tháng lãi suất là 1,7%/năm, 2 tháng là 1,9%/năm, 3 tháng là 2,1%/năm, 6 tháng là 2,3%/năm, 9 tháng là 2,7%/năm.

Ngân hàng Quốc tế (VIB Bank) cho biết, từ ngày 2/4/2007, ngân hàng này sẽ tăng lãi suất huy động tiết kiệm USD trên toàn quốc. Theo biểu lãi suất mới, lãi suất tiết kiệm đồng USD tăng từ 0,05% đến 0,4%/năm theo từng kỳ hạn. Cụ thể như sau: kỳ hạn 2 tháng, lãi suất là 4,5%/năm; kỳ hạn 3 tháng, lãi suất là 4,7%/năm; kỳ hạn 6 tháng, lãi suất là 5%/năm; kỳ hạn 9 tháng, lãi suất là 5,05%/năm; kỳ hạn 12 tháng, lãi suất là 5,15%/năm; kỳ hạn 18 tháng, lãi suất là 5,18%/năm.

Một hướng tăng huy động khác là các ngân hàng mở rộng khuyến mãi, Ngân hàng Đầu tư - Phát triển cho biết, sau khi kết thúc chương trình tiết kiệm dự thưởng đợt 2/2006 với tổng giải thưởng hơn 7,6 tỷ đồng trong đó có 3 xe ô tô Civic trao cho giải đặc biệt sẽ chuẩn bị triển khai chương trình mới dự kiến giải đặc biệt sẽ nâng lên thành Mercedes.

Trong khi đó, VPBank đã làm mới một chương trình khuyến mãi lớn của mình phát hành thêm 99.999 phiếu dự thưởng đồng thời tăng gấp đôi số lượng giải thưởng chương trình khuyến mại “Gửi tiền trúng xe Innova” trong năm mới. Như vậy, tổng giải thưởng của chương trình sẽ tăng lên 2.222 giải thưởng với trị giá 2 tỷ 664 triệu đồng. Ông Lê Đắc Sơn - Tổng giám đốc VPBank – cho biết: sau 3 tháng triển khai chương trình, nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư tại VPBank tăng mạnh. VP Bank hy vọng tiếp tục chương trình này trong năm mới sẽ nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư trong thời gian triển khai chương trình sẽ tăng thêm 2.000 tỷ đồng, vượt 120% kế hoạch đặt ra.

Theo Phước Hà

Thursday, April 12, 2007

5-7 năm nữa, lương ở công ty VN sẽ bằng lương công ty nước ngoài

Bảng 1

TTO - Năm 2006, mức lương tại Việt Nam (VN) tăng bình quân 12,3% so với năm trước.

Trong đó lương của người lao động (NLĐ) ở khối công ty VN tăng cao nhất, đạt 16,1%, khối văn phòng đại diện tăng 12,6%, khối công ty 100% vốn nước ngoài tăng 11,8%, và khối công ty liên doanh tăng 9,5%.

Như vậy, lương cho NLĐ tại các công ty 100% vốn nước ngoài cao hơn gần 14% so với các công ty tư nhân của VN. Tuy nhiên, các công ty trong nước đang cải thiện rất nhanh mức lương của mình, và với đà này chỉ trong 5-7 năm nữa, sẽ đuổi kịp các công ty có vốn nước ngoài.

Đó là kết quả cuộc khảo sát do Navigos Group thực hiện trên hơn 28.000 nhân viên tại 156 công ty thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau tại TPHCM (98 công ty), vùng phụ cận TPHCM (21 công ty) và TP Hà Nội (37 công ty).

2006 có mức tăng lương cao nhất trong vài năm trở lại đây

Tính trong 3 năm: 2004 (tăng 8,0%), 2005 (tăng 9,5%), và 2006 (tăng 12,3%), thì năm vừa qua là năm có mức tăng lương cao nhất, đồng thời cũng có tỷ lệ tăng lương so với tăng GDP và lạm phát cao nhất (xem bảng 1).

Theo nhận xét của ông ông Mikkel Schonherr Thogersen, trưởng phòng dự án khảo sát tiền lương năm 2007 của Navogos Group thì nguyên nhân là do "cung cầu không cân đối dẫn đến lương tăng cao hơn mức lạm phát".

Theo phân tích của đơn vị tiến hành khảo sát, các tác nhân chính dẫn đến tăng lương nhiều hơn hẳn so với các năm trước là: đầu tư FDI vào Việt Nam tăng nhanh (xem bảng 2), số lượng các công ty được thành lập ngày càng tăng lên làm gia tăng sức ép cạnh tranh về nhân sự (xem bảng 3).

Bảng 2 Bảng 3

Sự biến động về lương trong năm qua cũng khác nhau giữa các khu vực, tại TPHCM mức lương tăng trung bình 12,9%, trong khi đó tại Hà Nội và vùng lân cận Hà Nội tăng 12,1%, và khu vực phụ cận TPHCM tăng 10,3%.

Sự gia tăng về mức lương cũng khác nhau khá lớn giữa các lĩnh vực ngành nghề. Trong đó, lĩnh vực dịch vụ tài chính có mức tăng lương cao nhất, đạt 16,1%, ngược lại, người làm việc trong lĩnh vực kinh doanh địa ốc chỉ được tăng trung bình 6,9% mức lương trong năm qua.

Mức tăng lương giữa các nhóm công việc cũng có sự cách biệt khá lớn khi nhóm quản lí đạt mức tăng 13,8%, trong khi nhóm sản xuất thì chỉ đạt 9,6%.

Đồng thời, kết quả khảo sát cũng cho thấy những người làm trong lĩnh vực marketing và tài chính ngân hàng hiện đang được trả lương cao nhất, ngược lại, nhóm hành chính dịch vụ và điều hành hoạt động hiện có mức thu nhập thấp nhất. Lý giải về điều này, ông Mikkel Schonherr Thogersen, trưởng phòng dự án khảo sát tiền lương năm 2007 của Navigos Group cho rằng: "Cả hai ngành nghề này (marketing và tài chính ngân hàng) đều đang khan hiếm nhân sự có kỹ năng, trong khi chúng lại là những ngành nghề có tốc độ phát triển nhanh về số lượng lao động cũng như về mặt doanh thu. Và hệ quả là tiền lương sẽ tăng lên nhanh chóng."

Bằng cử nhân không quyết định tiền lương

Bảng 4
Khảo sát sự khác biệt mức lương dựa trên trình độ học vấn, cuộc điều tra cho thấy một kết quả khá quen thuộc: người có bằng cấp cao hơn sẽ có thu nhập cao hơn. Cụ thể, lương trung bình (chưa trừ thuế) của những người có bằng cấp dưới đại học chỉ đạt từ khoảng 1800 đến khoảng 3700 USD/ năm, những người có bằng đại học đạt trung bình khoảng 8000 USD/ năm, và những người có bằng thạc sĩ đạt trung bình khoảng 23.000 USD/năm, tiến sĩ đạt gần 26.000 USD/ năm. (xem bảng 4)

Tuy nhiên, có một chi tiết rất đáng chú ý trong quá trình khảo sát là có sự khác biệt lớn đối với mức lương cho những người cùng có trình độ cử nhân. Điều này cho thấy, bằng cử nhân đơn thuần không phải là yếu tố quyết định đối với mức lương. Mà kinh nghiệm, kỹ năng ngoại ngữ là những yếu tố kèm theo rất quan trọng.

Ngoài ra, cùng một cấp độ văn bằng như nhau, nhưng việc du học và có kinh nghiệm làm việc ở nước ngoài ảnh hưởng rất lớn đến lương bổng. Chẳng hạn, mức lương trung bình thực lĩnh đối với những người được đào tạo trong nước là khoảng 10.000 USD/ năm, trong khi con số đó đối với người đã từng học ở nước ngoài là 22.000 USD, và với người nước ngoài là 24.000 USD.

Vị trí càng cao càng dễ nghỉ việc

Một kết quả thú vị khác từ cuộc điều tra này là tỷ lệ nghỉ việc trong các nhóm nhân viên khác nhau. Trong đó, nhóm sản xuất và giám sát có tỷ lệ nghỉ việc thấp nhất (8,5 và 8,6 %), trong khi nhóm quản lí và chuyên viên lại có tỷ lệ nghỉ việc cao nhất (10,3% và 12,9%).

Như vậy có thể thấy, những nhân viên càng có trình độ - chuyên môn, càng ở cấp bậc cao thì lại càng dễ bị doanh nghiệp khác "săn". Điều này phản ánh hoàn toàn chính xác thực trạng thị trường lao động hiện nay, khi số lượng công ty trong và ngoài nước càng nhiều, nhu cầu tuyển dụng những quản lí - chuyên viên cao cấp, giỏi và nhiều kinh nghiệm ngày càng tăng lên, tuy nhiên, nguồn cung từ thị trường lại không đủ đáp ứng. Vì vậy, các doanh nghiệp phải tăng cường "săn" người lẫn nhau, khiến đội ngũ nhân sự cao cấp thường xuyên bị "dao động".

HOÀNG HỒNG

Wednesday, April 11, 2007

Mức trả lương trên thị trường tăng 12,3%

(NLĐ)- Ngày 11-4, Tập đoàn Navigos công bố kết quả “Khảo sát lương Việt Nam 2007”. Khảo sát tiến hành từ tháng 10-2006, với sự tham gia của 156 công ty sử dụng 28.000 nhân viên.

Kết quả cho thấy, so với khảo sát lương năm 2005, mức lương trên thị trường lao động VN ở khảo sát này tăng 12,3%. Marketing và tài chính là hai ngành thu hút nhiều nhân sự và có thu nhập cao nhất, trong khi các ngành hành chính, dịch vụ có mức lương thấp nhất. Ngoài ra, các công ty nước ngoài có mức trả lương cho nhân viên bình quân cao hơn 14% so với các công ty tư nhân VN.

Ông Mikkel Schonherr Thogerse, Trưởng dự án khảo sát lương, cho biết tỉ lệ chênh lệch này không còn cao như trước đây và dự kiến trong khoảng vài năm tới, chênh lệnh về mức lương giữa hai khu vực doanh nghiệp sẽ không còn đáng kể.

N. Huỳnh

Tuesday, April 10, 2007

Trạng Tý trong đời tôi !

TT - Tôi có hơn mười năm làm dịch vụ vi tính cho các nhà xuất bản (NXB). Mười năm tích góp, tôi mua được một căn nhà nhỏ, còn hơn 10 triệu đồng, tôi liều lĩnh... mở công ty.

Phan Thị ra đời, tính chi phí thuê nhà, trả lương các cộng sự tháng đầu hết tròn 10 triệu. Các hợp đồng chúng tôi thực hiện được giúp công ty cầm cự thêm hai tháng nữa thì hết sạch cả vốn lẫn lãi, “đại bản doanh” phải dọn vào một con hẻm để giảm chi phí.

Đó là thời hoàng kim của truyện tranh Nhật Bản. Sạp báo, nhà sách nào cũng tràn ngập Đôrêmon, Bảy viên ngọc rồng, chiều chiều tôi thấy các ông chủ làm sách lái xe hơi đến các đại lý thu tiền mà sốt ruột. Phan Thị cũng lao vào tìm cách chia sẻ thị phần bằng một hướng đi khác: viết, vẽ bộ Việt sử Lạc Hồng (sau được NXB Trẻ đổi thành Danh nhân lịch sử VN). Hơn nửa năm trời, chúng tôi làm được 20 tập, mang đi chào hàng. Sau bao nhiêu tranh cãi, chỉnh sửa “lên bờ xuống ruộng” để đảm bảo chính sử, NXB Trẻ đồng ý mua... ba tập!

Thất bại thảm hại nhưng tôi vẫn đau đáu nghĩ về truyện tranh VN. Không lẽ nào trẻ em VN lại chỉ thích truyện tranh Nhật Bản ngay từ khi nhận thức còn tinh khôi như tờ giấy trắng? Tôi ôm bộ truyện Đôrêmon đang thành công trên thị trường về nghiên cứu. Và tôi đã phát hiện ấn tượng sâu đậm của các nhân vật được tạo hình ngộ nghĩnh, bụ bẫm và nhỏ xíu đặc trưng trẻ con; sức cuốn hút của một nhóm bạn với những tính cách khác nhau; những bài học từ cách cư xử, đạo đức đến những kiến thức về lịch sử, truyền thống, văn hóa được lồng vào câu chuyện thật khéo léo...

Nhìn sang truyện tranh VN, tôi chỉ thấy những lát cắt chứ không phải đời sống tiếp diễn, lịch sử được diễn dịch chứ không sống động. Và còn thiếu những tình huống hài hước để độc giả nhí có thể chuyền nhau ôm bụng cười hi hi, ha ha...

Bàn với các cộng sự, ai cũng đồng ý, nhưng giải pháp vẫn chưa có. Tôi vẫn quyết tâm bám vào lịch sử VN vì chỉ có thế mới tạo khác biệt, ngày đêm nung nấu suy nghĩ, tưởng tượng những cô, cậu bé với ba chỏm trái đào ngộ nghĩnh, tinh nghịch. Và một buổi đi làm về thấy đứa cháu đang cười khúc khích trên một trang giấy kín đặc chữ, tôi cầm lên xem. Tựa đề Kho tàng truyện trạng VN như bốc lửa trước mắt tôi: Trạng Quỳnh, Xiển Bột, Trạng Lường, Trạng Hiền..., bao nhiêu câu chuyện tôi đã từng say mê từ ngày thơ bé bỗng ùa về.

Thế là từ nay nhân vật của tôi đã có tên, có đời sống rồi, đó là một quan trạng tuyệt vời thông tuệ trong dáng hình và tính cách một đứa bé, với một nhóm bạn, giữa một làng quê nghèo.

Đời sống, phong tục, văn hóa VN sẽ thể hiện ở đây, lịch sử sẽ thể hiện ở đây, việc học hành, giáo dục con trẻ cũng ở đây. Cả đêm tôi tưởng tượng các nhân vật của mình nhảy múa, khóc cười, thi thố trên trang sách. Sáng, vào công ty nói với các cộng sự, mọi người đều ồ lên. Và chúng tôi bắt tay vào việc, bộ tứ Tý - Sửu - Dần - Mẹo ra đời. Chúng tôi xây dựng một dây chuyền để chuẩn bị làm dài hơi. Sản xuất vài tập bản thảo, tôi đi gõ cửa NXB. NXB Trẻ cho biết cũng vừa đầu tư vào một bộ truyện tranh lịch sử VN và thua lỗ cả tỉ đồng. NXB Kim Đồng lắc đầu và chỉ vào các đại lý đang xếp hàng chờ mua truyện tranh Nhật Bản... Tôi cầm tập bản thảo thẫn thờ ra về. Làm thế nào đây?

Đêm không chợp mắt, tôi như thấy Trạng Tý lắc lắc cái chỏm trái đào và vung tay “Cố lên! Cố lên!” với tôi. Tôi đã dự định xây dựng Trạng Tý thành một nhân vật tuổi nhỏ mà chí lớn, không lùi bước trước khó khăn kia mà. Tôi cũng không thể lùi bước. Thế là một lần nữa tôi thấy quyết định trong đầu mình lóe sáng: bán nhà để lấy tiền in truyện tranh.

Tập 1 in 5.000 cuốn, bán được 1.500 cuốn; tập 2: hơn một nửa đại lý từ chối; tập 3: đã bắt đầu có sự chú ý và trợ giúp của báo chí; tập 4: “ké” được một góc gian hàng của NXB Trẻ trong hội sách, bắt đầu có độc giả nhí đứng xem. Và ngày cuối cùng của hội sách thì các em nhỏ đã nằng nặc kéo bố mẹ đến mua Thần đồng đất Việt từ tập 1 đến tập 4.

Doanh số lên vùn vụt. Mảnh sân nhỏ xíu của công ty chúng tôi bắt đầu chật ních các đại lý đến chen chân ngày sách phát hành. Đến hôm nay, rất nhiều em nhỏ đã biết đến bộ tứ Tý - Sửu - Dần - Mẹo của Thần đồng đất Việt. Trạng Tý đã đi vào trong các câu chuyện ríu rít và cả giấc mơ của các em nhỏ, làm thay đổi diện mạo truyện tranh VN và cậu bé cũng là một nhân vật đã làm thay đổi cuộc sống của tôi như thế.

PHAN THỊ MỸ HẠNH (giám đốc Công ty Phan Thị, TP.HCM)

Thursday, April 05, 2007

Tìm lăng mộ Quang Trung

Đi tìm lăng mộ vua Quang Trung

TP - Trong quá trình nghiên cứu những gì có liên quan đến Huế qua sử học, địa lý, văn học cổ, khảo cổ học... nhà nghiên cứu Huế Nguyễn Đắc Xuân (NĐX) phát hiện ra lăng mộ vua Quang Trung có tên là lăng Đan Dương.

Từ những chỉ dẫn của người xưa

Lăng mộ đặt ngay trong cung điện Đan Dương (Cung điện Đan Dương là nơi phụng chúa bảo y tiên hoàng ta - Ngô Thì Nhậm).

Theo một chỉ dẫn khác của Phan Huy Ích, khi vào làm việc với Bùi Đắc Tuyên ở chùa Thiền Lâm ông mới biết Bùi Đắc Tuyên có thói quen ban đêm thức làm việc ban ngày ngủ.

Phan Huy Ích không quen ngủ ngày nên ngồi trong nhà trọ giải buồn, bày rượu uống. Phan Huy Ích cho biết, những người khách thân giữ lăng thường đến uống rượu với ông. Như vậy lăng Đan Dương phải ở gần chùa Thiền Lâm - nơi ở và nơi làm việc của vị Thái sư triều Tây Sơn.

Vua Quang Trung mất đột ngột, triều đình lúc đó đang phải đối phó với tình hình chính trị phức tạp: thù trong, giặc ngoài, nội bộ anh em nhà Tây Sơn đang mất đoàn kết.

Xây lăng, đắp mộ cho ông là một việc lớn, nhưng phải giải quyết trong điều kiện hoàn toàn bí mật, nếu không giữ được bí mật thì khó tránh được những đột biến khôn lường.

Trong tình cảnh ấy mộ vua Quang Trung phải được đặt ngay trong cung điện Đan Dương. Bài Cảm hoài của Ngô Thì Nhậm cho biết, vua Quang Trung có một cung điện tên là Đan Dương, cung điện này ở vùng núi, sau đó được sử dụng làm lăng cho vua Quang Trung (Sơn Lăng).

Vì thế cung điện Đan Dương rất có thể là hành cung của vua Quang Trung? Trong nhiều bài thơ khác Ngô Thì Nhậm cũng nhắc đến Đan Dương Lăng, Đan Lăng.

Phan Huy Ích cũng đã nhiều lần đề cập đến Đan Lăng trong các sáng tác của mình.

Năm 1799, khi Thái Vũ hoàng hậu Lê Ngọc Hân qua đời, Phan Huy Ích viết điếu văn cho vua Quang Toản, tác giả cho biết triều Quang Toản đã thỏa mãn nguyện vọng muốn được mãi mãi ở cạnh Quang Trung của bà Ngọc Hân, đã cho táng bà bên cạnh lăng vua Quang Trung: “Bên Đan Lăng quanh quất mạch liên châu”.v.v...

Qua những chỉ dẫn của hai cận thần triều Tây Sơn có thể khẳng định lăng mộ của vua Quang Trung nằm trên vùng núi phía nam kinh đô Phú Xuân lúc bấy giờ.

Căn cứ vào đặt tên địa danh của vua chúa xưa và địa hình xứ Huế, gần 20 năm qua NĐX đã cất công đi tìm toạ độ của Cung điện Đan Dương

Phủ Dương Xuân và cung điện Đan Dương trong sử sách

Đan Dương lăng nằm gần chùa Thiền Lâm, có nghĩa là cũng nằm gần Phủ Dương Xuân. Phủ Dương Xuân được xây dựng từ năm 1680.

Lý do xây dựng Phủ Dương Xuân ở vùng gò đồi này được các sử gia giải thích là để các Chúa ở trong mùa lũ lụt và trong mùa đông - cho nên còn có tên gọi là Cung điện Mùa Đông.

Trong Phủ biên tạp lục (PBTL) Lê Quý Đôn cho biết: “Ở về mạn thượng lưu bờ nam ngạn, có Phủ Dương Xuân, Phủ Cam. Đi lên phía trên nữa có phủ Tập Tượng...

Phan Huy Ích vào Thuận Hóa làm quan dưới triều Tây Sơn, ông ở Huế khá lâu và ghi chép được nhiều tài liệu về Huế. Những tài liệu đó được con ông là Phan Huy Chú tham khảo trong lúc viết cuốn Dư Địa Chí - trong bộ bách khoa Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí.

Dư Địa Chí có đoạn viết về những cung điện ở bờ nam sông Hương: “Nam ngạn con sông và trên mạng thượng lưu, lại có phủ Dương Xuân, điện Trường Lạc, hiên Duyệt Võ; ấy là những tòa nhà nguy nga, mái đao rực rỡ, có hành lang bao quanh, tường thành vây bọc; cửa ngõ mở thông ra tứ phía, được chạm trổ và trang sức rất công phu...

Sách Đại Nam Thực Lục Tiền Biên (ĐNTLTB) soạn từ năm Minh Mạng thứ hai (1821) đến năm Thiệu Trị thứ tư (1844), các sử thần triều Nguyễn có đọan viết tương tự như của Phan Huy Chú, nhưng không thấy nói gì đến Phủ Dương Xuân.

Điều đó chứng tỏ rằng đến thời Minh Mạng - thời viết ĐNTLTB - Phủ Dương Xuân không còn nữa (?) Theo NĐX, ĐNTLTB không nhắc đến Phủ Dương Xuân vì hai lẽ:

1. Phủ Dương Xuân bị xoá vết tích từ đầu triều Gia Long nên không còn nữa.

2. Không nhắc đến Phủ Dương Xuân để cho thống nhất với chủ trương Phủ Dương Xuân bị mất tích từ sau khi binh loạn như ĐNNTC đã viết.

Phủ Dương Xuân qua sử sách Đông Tây là như vậy. Những nét chính của Phủ Dương Xuân mà NĐX tìm kiếm trong thực tế gồm:

1. Có những biểu hiện của một vùng kiến trúc cổ đặc biệt đã bị triệt hạ chôn sâu dưới đất nằm giữa chùa Từ Đàm (Ấn Tôn) và chùa Tuệ Lâm đúng vào vị trí “phía thượng lưu và hơi xa bờ sông Hương một chút”.

2. Khu vực nằm trên gò Bình An (một phần cắt của gò Dương Xuân cũ) đúng vào vị trí bắc đàn Nam Giao.

3. Địa thế chỗ cao (đỉnh gò) còn nhiếu dấu vết móng tường thành, chỗ thấp có hồ bán nguyệt, suối Tiên.

4. Khu vực có biểu hiện nhiều kiến trúc khác nhau như giếng nước, móng tường thành, đá táng cột biểu hiện các cung thất bị triệt hạ, giải hạ rải rác nhiều nơi. Khu vực đó đã bị cấm; cho mãi tới đầu kỷ sau XX quan lại và dân chúng mới đến sinh sống.

Ngoài những nét chính này, qua khảo sát của NĐX còn cho thấy các yếu tố cát địa khẳng định cơ sở chính của Phủ có hướng tây bắc - đông nam, phù hợp với tập quán xây dựng cung thất của vua chúa phương Đông. Vì thế có thể yên tâm về địa điểm của Phủ Dương Xuân.

Đi tìm Phủ Dương Xuân trên địa bàn ấp Bình An - TP Huế

Khu vực chùa Thiền Lâm và chùa Vạn Phước, thuộc ấp Bình An, có rất nhiều hiện vật cổ.

Khi đào đất làm vườn hay dựng nhà, người dân ở đây bắt gặp ở dưới đất rất nhiều gạch vồ, đá lát khổ lớn; có nhiều viên đá lót đường thu nhặt từ những công trình kiến trúc cũ đã bị chôn vùi xuống đất từ xưa.

Con đường bọc sau lưng chùa Vạn Phước đi ra phía tây bắc có nhiều đống giải hạ được vun thành bờ rào phía sau chùa Vạn Phước và phía trước chùa Tịnh Độ.

Nhiều bia mộ của các vị Tổ sư chùa Thiền Lâm bị mài đục, có tháp về sau được sửa chữa viết lại. Có rất nhiều lăng xây bằng đá tận dụng ở khu vực cồn Bông Sứ- ngay trước chùa Vạn Phước.

Ở Huế xưa bông sứ chỉ được trồng ở các cung điện, lăng mộ, hoặc nơi thờ tự lớn. Cái cồn này có nhiều gốc Bông sứ cổ chứng tỏ ở đây từng có các cung điện, hoặc là lăng mộ, hay một nơi thờ cúng quan trọng nào đó?

Trước năm 1990, ở Cồn Bông Sứ có một ngôi lăng với một tấm bia lớn dựng trên lưng một con rùa bằng đá trắng. Tấm bia đá granít đã bị “mài” nhẵn mất hết chữ.

Hiện tấm bia lớn + rùa đá còn dựng ở sân sau chùa Thiền Lâm. Ở phía tây nam tấm bia + rùa đá chừng ba bốn chục mét có một ngôi lăng mộ rộng 3m, dài 4m, tấm bia lăng (1,1m x 1,1m) ghép bằng ba phiến đá mỏng (Xem ảnh A.051).

Phía trước lăng có hai cái trụ đá hình chóp thấp, một cái bàn đá nhỏ giống như một cái ghế đá vuông chôn sâu dưới đất. Phía sau lăng có hai khối đá khác, một khối 55 x 35cm, chiều cao có hai cấp, cấp thấp khoảng 30cm, cấp cao khoảng 34 cm; một khối đá táng cột 45 x 45cm, dày 25cm.

Viên đá táng cột này rất đặc biệt, phần khoét giữa mặt đá để kê cột có một hình tròn bị cắt một khúc và đục rộng ra. Chỗ khoét sâu ấy chứng tỏ mặt cắt ngang cây cột kê vào viên đá ấy có một hình tròn và một hình tam giác ghép vào nhau.

Ở hai đầu góc nhọn của tam giác có hai đường hoa văn cuốn lên. Cỡ viên đá táng 45 x 45cm, lỗ kê chân cột lớn và có hình khối đặc biệt, chứng tỏ nó có xuất xứ từ một cung điện lớn.

Đây là lăng của thân mẫu Thượng thư bộ binh Phạm Liệu. Nhờ quyền thế ông Phạm Liệu mới dám góp nhặt “phế liệu đá” tận dụng trong khu vực nầy để xây dựng lăng cho thân mẫu mình.

Những viên đá đó của cung điện nào? Vì sao nó lại tập trung vào khu vực này? Có liên quan gì đến Phủ Dương Xuân “đã bị mất tích” và lăng Đan Dương “đã bị quật phá” không ?

Khu vực Cung điện Đan Dương đã rõ, câu hỏi: Đan Lăng ở đâu có thể xác định nằm trong khu vực Phủ Dương Xuân / Cung điện Đan Dương ấy. Nhưng địa điểm huyệt mộ táng vua Quang Trung đã bị quật phá cụ thể ở vào chỗ nào trong khu vực này?

Giải pháp cơ bản để trả lời câu hỏi này NĐX đã đưa ra cách đây 15 năm nhưng các cơ quan khảo cổ học của nhà nước chưa vào cuộc nên ông chỉ dám đặt tên cho công trình nghiên cứu này là “Góp một giải pháp vào việc tìm dấu tích lăng mộ vua Quang Trung”.

Câu trả lời cuối cùng còn đợi kết quả khai quật khảo cổ học.

Thanh Tùng

“Không hối lộ để xuất gạo sang Indonesia”

Trong mấy ngày gần đây, báo chí Indonesia đăng tải khá nhiều về phiên tòa xét xử một cựu lãnh đạo Cục Hậu cần Nhà nước Indonesia bị cáo buộc tham nhũng.

Chuyện điều tra xét xử vụ tham nhũng của cựu Cục trưởng này đã mở ra nhiều chi tiết, trong đó có chi tiết liên quan đến việc nhập khẩu gạo từ Việt Nam mà Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) được cho là đã hối lộ quan chức trên của Indonesia.

Quan chức bị cáo buộc tham nhũng có tên là Widjanarko Puspoyo, nguyên Cục trưởng Cục Hậu cần Nhà nước (Bulog). Theo tờ báo Jakarta Post của Indonesia, cảnh sát nước này cho biết Vinafood 2 đã chi 1,5 triệu USD cho Bulog, khi đó ông Widjanarko Puspoyo là Cục trưởng để đổi lại sự đồng ý của cơ quan này mua gạo từ Vinafood 2.

Vụ việc xảy ra vào khoảng thời gian 2001-2003. Số tiền được cho là hối lộ quan chức Bulog được chuyển cho một đối tác ở Indonesia thông qua Ngân hàng HSBC. Theo báo chí Indonesia, có ít nhất ba đợt chuyển tiền xuất phát từ tài khoản của Vinafood 2 tại Vietcombank và thông qua ngân hàng trung gian HSBC để vào tài khoản của đối tác của Bulog là Tugu Dana Utama.

Sau đó, số tiền 1,5 triệu USD được chuyển cho tài khoản của ABI, công ty của em ông Widjanarko Puspoyo. Tuy nhiên, số tiền được chuyển lại được các cơ quan thông tấn của Indonesia đưa ra không thống nhất.

Theo hãng tin Tempo Interactive, số tiền đợt một vào ngày 27/3/2003 là 500.000 USD, đợt hai sau đó bốn ngày với 300.000 USD và đợt thứ ba vào ngày 9/9/2003 là 402,523 USD.

Trong khi đó, tờ Jakarta Post lại ghi nhận đợt một là 772.179 USD vào 23/8/2002, đợt hai 573.579 USD vào 20/3/2003 và đợt ba 189.808 USD vào khoảng thời gian từ tháng tư đến tháng tám 2003.

Phản ứng trước vụ việc này, ngày 4/4, Vinafood 2 đã cho biết TCT không liên quan đến vụ hối lộ của cựu Cục trưởng Bulog. “Đây là hợp đồng mua bán giữa chúng tôi với Bulog và chúng tôi không chi ra bất kỳ khoản nào để gọi là hối lộ người của Bulog”, bà Cao Thị Ngọc Hoa, Phó tổng giám đốc của Vinafood 2, phát biểu.

Bà Hoa cho biết vào khoảng 2001, Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Indonesia (khi đó bà Megawati làm Tổng thống), có thỏa thuận mua bán gạo giữa hai nước. Sau đó Vinafood 2 được chỉ định để thực hiện hợp đồng mua bán với phía Indonesia mà Bulog là đại diện. Hợp đồng mua bán gạo hai bên ký kết có sự chứng kiến của đại diện Bộ Thương mại và Ngoại giao của hai nước chứng kiến.

Bà Hoa còn cho biết thêm, số lượng gạo Việt Nam trúng thầu bán cho Indonesia vào thời điểm đó là 500.000 tấn nhưng được thực hiện theo chế độ ưu đãi thỏa thuận giữa hai Chính phủ.

Cụ thể là, phía Indonesia mua số gạo này được thanh toán chậm thay vì thanh toán ngay như những hợp đồng mua bán gạo khác. Sở dĩ có sự ưu đãi này, theo bà Hoa, là hình thức trả ơn cho phía Indonesia đã từng giúp đỡ Việt Nam trước đây khi Việt Nam còn nhập khẩu gạo từ Indonesia.

Khi được hỏi về những thông tin trên các phương tiện truyền thông của Indonesia với những chi tiết liên quan đến Vinafood 2, bà Hoa nói rằng Vinafood 2 rất ngạc nhiên. Bà nói không hiểu từ đâu báo chí Indonesia có được những thông tin trên.

Bà cũng cho biết thêm, cơ quan điều tra của Indonesia chưa thông tin gì về vụ việc đến Vinafood 2 cũng như chưa nhận yêu cầu gì từ cơ quan điều tra Indonesia có liên quan đến quan chức của Bulog. “Dự kiến trong thời gian tới, chúng tôi sẽ liên hệ với cơ quan sứ quán để nắm rõ tình hình và những thông tin chính thức có liên quan đến Vinafood 2”, bà Hoa nói.

Bên cạnh đó, Vinafood 2 cho biết đang rà soát lại các chứng từ liên quan đến hợp đồng mua bán gạo với Indonesia cách đây sáu năm, đặc biệt là những khoản tiền chuyển ra ngoài lãnh thổ Việt Nam, cho ai với mục đích gì...

Ông Widjanarko Puspoyo bị bắt ngày 20/3/2007 không phải bị phát hiện nhận hối lộ liên quan đến chuyện nhập khẩu gạo từ Việt Nam mà là vụ nhập khẩu bò sữa từ Úc hồi năm 2001. Vụ việc này đã gây thiệt hại cho Ngân hàng Nhà nước Indonesia 1,2 triệu USD. Từ vụ này, cơ quan điều tra của Indonesia khám phá ra vụ hối lộ có liên quan đến Vinafood 2 của Việt Nam.

Cơ quan điều tra của Indonesia đã phong tỏa tài khoản của cựu Cục trưởng Bulog và một số nhân vật có liên quan nhằm tìm kiếm thêm các chứng cứ cho vụ nhận hối lộ. Theo báo chí Indonesia, vụ nhận hối lộ của cựu Cục trưởng Bulog có dính líu đến những người thân trong gia đình bao gồm em trai và vợ của ông.

Nguồn tin từ Văn phòng Chính phủ cho biết, Chính phủ Việt Nam đã có ý kiến về việc này và cho rằng đây là chuyện kinh doanh giữa hai đối tác, những vụ việc liên quan do hai đối tác tự giải quyết.

Phở 24 kiện phở 5 sao

“Đại gia” Phở 24 đã tạo một phong cách trang trí hàng quán riêng, đã đăng ký độc quyền thương hiệu, đăng ký bản quyền bản vẽ thiết kế không gian kiến trúc, nhưng vừa mới phát hiện một “Thiếu gia” tên Phở 5 sao, cũng có cách bài trí giống hao hao...

Không gian kiến trúc của Phở 24.
Ảnh: Dân Trí.
Thương hiệu Phở 24 ra đời và được đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ TP HCM năm 2003 và được đăng ký độc quyền tại nhiều nước trên thế giới như: Anh, Mỹ, Canada và các nước tham gia thỏa ước Madrid.

Năm 2006, tại TP HCM xuất hiện Phở 5 sao, với cách bài trí nội thất và đến màu sơn tường và tông màu chủ đạo của bàn ghế, quầy rượu, đèn trang trí đến cách ăn mặc của ông đầu bếp trong các tiệm phở trông khá giống Phở 24.

Ngay cả cách trang trí bảng hiệu quảng cáo bên ngoài các tiệm phở cũng dùng tông màu chủ đạo là xanh cốm pha xanh lá, giống với Phở 24. Trừ logo, cách thiết kế, sắp đặt, bài trí của Phở 5 sao và Phở 24 giống nhau đến khó phân biệt. Tuy nhiên giá cả Phở 5 sao thì khá bình dân (16.000 đồng/bát, trong khi Phở 24 có giá 26.000 đồng). Hiện nay hệ thống Phở 5 sao đã có 5 tiệm tại TP HCM, tất cả đều có không gian kiến trúc “hao hao” giống không gian kiến trúc của Phở 24.

“Trong hệ thống cửa hàng Phở 24, bao giờ cũng có lót dưới mỗi tô phở một tấm giấy hình chữ nhật màu xanh cốm tạo nét riêng và cảm giác sạch sẽ, lịch sự. Chi tiết này cũng bị “nhái”. Tuy nó không cầu kỳ, chúng tôi cũng chưa đăng ký riêng, tuy nhiên trước đó không có phở nào thực hiện, việc ăn cắp vụng về rồi thêm vài họa tiết là không thể chấp nhận được”. Bà Vũ Đoan Thùy, Phòng kinh doanh Công ty Phở 24 bức xúc nói.

Phở 24 sẽ kiện Phở 5 sao

Ông Lý Quí Trung, Tổng giám đốc hệ thống Phở 24 khẳng định: “Chúng tôi muốn gây dựng Phở 24 thành thương hiệu trong nước và quốc tế. Tuy không sử dụng logo của chúng tôi nhưng việc sử dụng cách sắp xếp thiết kế và bố trí giống hệt như cách thiết kế không gian kiến trúc có thể làm cho khách hàng nhầm lẫn. Ngoài ra, bản thiết kế không gian kiến trúc này đã được đăng ký bản quyền, do đó việc sử dụng nó cũng là xâm phạm bản quyền. Vì vậy chúng tôi sẽ khiếu nại lên Cục bản quyền”.

Bà Hoàng Thị Ánh Nga, Giám đốc Công ty Kim Tài (sở hữu hệ thống Phở 5 sao) thì khẳng định: “Chúng tôi xây dựng thương hiệu riêng và cũng đã đăng ký độc quyền thương hiệu Phở 5 sao tại Cục Sở hữu trí tuệ. Ngoài ra màu sắc trang trí và biển hiệu cũng đậm hơn của Phở 24, phong cách phục vụ và trang phục của nhân viên cũng khác (màu đỏ)".

Theo bà Nga, việc bài trí nhà hàng thì có thể học hỏi từ nhiều nước khác nhau hoặc từ trong nước. "Chúng tôi đã học hỏi từ không gian của phố cổ Hà Nội. Điều này pháp luật không cấm. Đây cũng là thiết kế cổ điển xen hiện đại tạo không khí ấm cúng, thân mật theo phong cách của phở truyền thống có nguồn gốc từ Hà Nội và Nam Định", bà Nga nhấn mạnh.

Pháp Luật TP HCM)

Tuesday, April 03, 2007

(VietNamNet) – Tổng công ty lương thực Miền Nam có khả năng sẽ là đối tượng điều tra liên quan tới vụ “bôi trơn” trên 1,5 triệu USD vừa bị phát hiện tại Indonesia.


Cơ quan điều tra Indonesia xác nhận ông Widjanarko Puspoyo - Cựu Giám đốc điều hành Cơ quan hậu cần quốc gia (Bulog) nhận “quà biếu” của Tổng Công ty Lương thực miền Nam trong thương vụ mua gạo Việt Nam giai đoạn 2001-2003.


Công luận lên tiếng?


Ông Widjanarko Puspoyo vừa bị bắt ngày 20/03/2007 vì liên quan đến vụ nhận hối lộ trong thương vụ nhập gia súc từ Úc năm 2001, gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước Indonesia 1,2 triệu USD. Từ vụ này, cảnh sát tìm ra manh mối và điều tra sự việc liên quan đến Tổng Công ty Lương thực Miền Nam.


Tin được đăng tải trên tờ Bưu điện Jakarta (The Jakata Post) dẫn lời cảnh sát Indoesia cho biết: Số tiền trị giá trên 1,5 triệu USD mà Tổng Công ty Lương thực miền Nam gửi cho Bulog (bởi cơ quan này đã chấp nhận mua gạo) được chuyển từ tại khoản đứng tên Tổng Công ty Lương thực miền Nam tại Ngân hàng Ngoại thương TP.HCM đến tài khoản của Công ty Tugu Dana Utama qua ngân hàng HSBC Hồng Kông.


Tugu Dana Utama từng là bạn hàng của Bulog trong thương vụ mua gạo của Việt Nam trong các năm 2001-2003.


Có nhiều lần chuyển tiền, ngày 23/08/2002 chuyển 772.179 USD; ngày 20/03/2003 chuyển 573.579 USD và 189.808 USD được chuyển từ tháng 4 đến tháng 8/2003.


Đến đây, tiền “bôi trơn” tiếp tục được chuyển lòng vòng. Số tiền 1,5 triệu USD tại tài khoản của công ty Tugu Dana Utama tiếp tục được chuyển tới Công ty ABI - nơi người anh em ruột của cựu Giám đốc điều hành Bulog. Tiếp đó, tiền từ ABI lại “chảy” vào tài khoản của ông Rinaldu Puspoyo (con trai của cựu Giám đốc Bulog). Cơ quan điều tra Indonesia xác nhận có hai lần chuyển tiền trị giá 3,809 tỷ rupiah vào tại khoản này.


Đến ngày 28/03/2007, cơ quan điều tra Indonesia đã phong toả 3 tài khoản tại 3 ngân hàng tại Indonesia và sẽ tiếp tục niêm phong các tài khoản có nghi vấn khác. Cơ quan này cũng đã mời thẩm vấn các nhân vật liên quan.


Từ chối trả lời báo chí?


Tiếp theo diễn biến vụ việc này tại Việt Nam, ngày 2/03 PV VietNamNet liên tục điện thoại cho lãnh đạo Tổng Công ty Lương thực miền Nam, nhưng không ai nhấc máy. Gặp ông Nguyễn Xuân Dũng – Phó Tổng Giám đốc Công ty Lương thực miền Nam nhưng ông nói chưa biết thông tin gì rồi hướng dẫn liên hệ với Tổng Giám đốc Trương Thanh Phong vì ông Phong là người phát ngôn chính thức của Tổng Công ty.


Sáng nay (3/04) PV VietNamNet đến Văn phòng Tổng Công ty tại 42 Chu Mạnh Trinh, quận 1, TP.HCM để tìm hiểu thêm về vụ việc nhưng nhận được thông báo từ nhân viên văn phòng: “Tổng Giám đốc và Ban lãnh đạo đang họp”.


Khi chúng tôi đặt thẳng vấn đề, cô nhân viên văn phòng lui vào hỏi ý kiến “sếp”, sau đó xin photocopy những bài báo đăng về Tổng Công ty. Cô này hứa: “Sẽ báo cáo với ban giám đốc ngay sau khi cuộc họp kết thúc” và hẹn chúng tôi buổi chiều quay lại.


Buổi chiều, lãnh đạo Tổng Công ty Lương thực miền Nam vẫn không tiếp phóng viên với một lý do mới “Tổng giám đốc đi công tác” (?!) Nhiều nhà báo sau đó đã thất vọng ra về.


Hiện dư luận đang rất quan tâm đến phản ứng từ phía Tổng Công ty Lương thực Miền Nam. Sự việc cần phải được làm rõ càng sớm càng tốt bởi hàng loạt thông tin trên, đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến uy tín không chỉ tổng công ty này mà cả ngành xuất khẩu gạo Việt Nam.


Thái Thiện