Tuesday, February 06, 2007

Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng 3

Những ngày ấy tôi làm việc hết sức khó khăn. Để nói chuyện được cũng không đơn giản. Lúc đầu tôi không biết nói chuyện, chỉ nhìn thấy người, hình dáng họ như thế nào, họ già, họ trẻ, họ đen, họ trắng, họ béo, họ gầy. Có trường hợp nhìn giống nhau dẫn đến sự nhầm lẫn. Tôi có tìm cho một gia đình bác ấy là liệt sĩ chống Pháp, chết ở trận Chùa Cao - Ninh Bình. Tôi tìm thấy bác ở một bờ ruộng gần bốt Chùa Cao. Ừ đây mặt vuông chữ điền này, râu quai nón này, giống anh con trai duy nhất của bác, đúng ngôi mộ này rồi. Gia đình đắp đất lên, để đấy chuẩn bị về chôn vào nghĩa trang. Tôi rất phấn khởi vì thành tích của mình đạt được, đến tối ngủ tự nhiên thấy có một bác bộ đội giật giật chân dậy và ở đó có 2 người. “Này này, dậy! Cậu dậy đây tớ bảo cái này. Hôm nay cậu làm thế là cậu làm không được nhé. Cậu nhầm. Cậu chỉ mộ cậu liên lạc của tớ. May mà vợ con tớ chưa đem về đấy. Nếu mà đem về có phải tớ vẫn còn nằm lại mà cậu liên lạc lại được cả nhà tớ kêu bằng bố.” Tôi bảo: “Cháu không hiểu” Bác ấy nói:” Đây này nhìn đây này, cậu liên lạc nó mới chỉ 23 tuổi, còn bác đã ba mấy tuổi rồi. Bác có cái mụn ruồi ở mũi, cháu nhìn thấy chưa, rất là to. Ngày xưa bố vợ suýt không đồng ý vì báo cái mụn ruồi đấy là chết yểu, chết non, con gái ông ý sẽ góa chồng sớm. Dù mụn ruồi nhưng tớ vẫn đẹp giai nên tớ vẫn lấy được. Đây này, bây giờ nhìn nhé. Ở cái chỗ đất đây này, bác ném cành hoa vạn thọ ở chỗ này nhé. Mai cháu nhớ phải lên sớm không trẻ con nó nghịch nó làm mất.” Hôm sau, sáng dậy sớm, một mình tôi đi xe xuống chỗ mô đất nhà người ta đắp, vẫn còn thấy chân hương, hoa cắm, đồ cúng thì trẻ con lấy hết rồi. Tôi nhìn ra cách đấy khoảng 5 mét. Mặc dù là mùa đông nhưng tôi vã mồ hôi. Trên nền cỏ ướt đâm sương muối, một cành cúc vạn thọ nằm ngay thẳng. Đầu hoa thì vào đầu ống ấy còn cuống hoa thì vào chân. Tôi về báo tin cho gia đình ngay. Thật ra lúc ấy rất khó nói. Tôi phải mạnh dạn xin lỗi gia đình là tôi nhầm. “Như thế là thế nào? Lấy gì làm bằng chứng? Hôm qua đã cả hình cả dáng đúng như thế rồi…” “Cháu nhìn thấy ông ấy có cái mụn ruồi trước cửa mũi này này, cái mụn ruồi cảm giác nó che lấp cả lỗ mũi ấy.” Bà cụ òa lên khóc: “Đúng chồng tôi rồi”. Gia đình họ lại chuẩn bị xe pháo đi cùng tôi xuống vị trí để nhận. Chỉ có từng này đất đã đến hài cốt của bác dưới ruộng hàng ngày vẫn chồng cấy lúa mà người ta không biết. Sau đó, bác được gia đình đưa về quê, còn cậu liên lạc được đưa vào nằm trong nghĩa trang Chùa Cao. Phải 5 năm sau, khoảng 1995, khi tôi bắt đầu khả năng nói chuyện, tôi quay trở lại đúng địa điểm đó, hỏi chú tên là gì, quê quán ở đâu để tôi về báo cho gia đình chú. Chú trả lời:” Lúc ấy chú nói nhiều lắm mà cháu không nghe thấy. Chú tên là Đỗ Viết Định, ở làng Vũ Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình. Bây giờ nhà chú chẳng có ai đâu, vì nhà chuyển đi ra ở thị xã Ninh Bình rồi. ” Làng Vũ Lâm có hành cung Vũ Lâm của nhà Trần. Tôi lần mò về, người ta bảo ông này liệt sĩ từ lâu rồi, giờ hỏi ông ấy làm gì. Người ta chỉ tôi ra thị xã Ninh Bình tìm người thân xuống nhận. Lúc ấy chỉ có bố mẹ chú thôi, chú chưa có vợ có con, anh em thì mỗi người đi làm ăn một nơi.

Trường hợp đầu tiên để tôi phát hiện ra khả năng nghe nói là trường hợp của mẹ giáo sư Mai Hữu Khuê, trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân. Khi tôi đi tìm, thấy có một bà cụ, nghe như có tiếng nói, cái miệng lắp bắp mà không hiểu nói gì. Chỗ đấy là một vũng nước rất bẩn. “Cụ ơi cụ, cụ nói cái gì đấy”. Tôi nghe thấy cụ gọi “Cháu ơi!”, tim tôi muốn vỡ ra. Tôi sướng quá, tôi nghe được rồi. “Bà tên là Kình, nhắn hộ cho bà, mộ bà ở đây mà các con bà về tìm mãi không thấy”. Con bà là Khuê. Tôi quay ra nói với dân làng. Dân làng bảo con bà ấy làm to lắm. Đúng rồi, bà Kình mẹ ông Khuê. Nhà bác Tạ Thị Thược ở làng Thành Mỹ, Hoa Lư, Ninh Bình nói biết ông Khuê mà hình như còn là họ hàng gọi là cậu, nhắn tin cho gia đình về nhận ngôi mộ của bà cụ.

Từ đấy chuyển sang một giai đoạn dở hơi tiếp. Tôi đi hỏi hết các ngôi mộ xem họ nói gì. Về hỏi người nhà mình thì chuyện gì mình cũng biết rồi, cứ ba đời bốn đời nhà người ta lôi ra kể, nói chuyện. Nhưng tôi vẫn chưa tin khả năng nghe của mình. Mãi đến đợt tôi giúp gia đình đại tá Tạ Doãn Địch ở 24A Tăng Bạt Hổ tìm được mười mấy ngôi mộ. Sau khi giúp xong cũng nói chuyện với các cụ nhưng rất ít, bởi tôi chỉ nói mình tôi hay chứ không dám cho mọi người biết rằng mình biết nói. Đêm hôm ấy, một cô bé chạy về, ôm mặt khóc: “Tại sao lại không tìm tôi, tìm hết mọi người thiếu mỗi mình tôi?”. “Cô là ai?”. Cô dắt tay ra chỉ vào đống đá :”Đây này, cháu lên cháu sẽ nhìn thấy đống đá hộc (?). Cô tên là Đóa”. “Cô người nhà ai?”. Cô bảo: “Người nhà mà hôm qua cháu vừa đi tìm mộ xong”. Hôm qua tôi chỉ tìm đúng cho nhà bác Tạ Doãn Địch. Tôi viết thư lên, nhà bác nói đấy chính là bà cô chết lúc hơn mười tuổi. Gia đình về khai quật, vứt hết đá ra, dưới lớp đất lấy được hài cốt của một cô bé hơn mười tuổi, bây giờ xấy mộ lại rồi. Tôi phát hiện thêm một điều, khi mình làm nhầm cho người ta, lập tức người ta phản hồi lại ngay. Tôi rất mừng, có sự phản hồi mới biết mình đúng hay không, nếu không thì cứ u u mê mê thế thôi. Chí ít đến lúc đấy có 2 trường hợp người ta phản hồi lại là sai. Một người là nhầm lẫn, một người là thiếu sót. Ở cõi âm là như thế, người ta rất rõ ràng, ranh giới giữa sự thật và không thật không bị mập mờ. Tôi cảm thấy họ rất trọng tình nghĩa, chỉ có một chút quan hệ dây mơ rễ má, họ sẵn sàng nhắn nhủ cho nhau. Ví dụ, cháu gặp người này cháu nói chuyện, tìm mộ xong rồi ông lại bảo: “Này, cho bác nhắn này, nhà bác còn một bà…” họ như này như này mất mộ nằm ở chỗ này chỗ này. Nói đùa, như thế đâm ra tôi bị vạ lây, đáng lẽ chỉ phải tìm mỗi một người, tự nhiên phải tìm bao nhiêu người. Những ngày đầu tiên tôi chưa có kinh nghiệm, người ta nói đến lúc nào tôi phải nói đến lúc đấy, người ta nhắn gì tôi cũng phải nghe, nhất là đi ra nghĩa trang liệt sĩ thì cứ ngồi mấy tiếng đồng hồ không bao giờ ghi hết nổi. Đến giờ, tôi biết cách ngắt vì sức khỏe mình đến mức độ nào thôi. Không nói được nữa thì cháu xin lỗi cụ, hôm khác cháu sẽ gặp lại. Những năm tháng đầu tiên ấy, tôi tìm được rất nhiều liệt sĩ nhắn nhủ như vậy, có khi họ là đồng đội. Ví dụ, “Chú có thằng bạn chết trong Bình Dương”, về gặp chú bảo mộ nó đang nằm ở chỗ đấy, lô cao su số mấy, ai là người phụ trách lô cao su ấy, hàng ngày đi cạo mụ cao su. Tôi báo cho gia đình về tìm được. Đó là trường hợp tìm cho liệt sĩ Nguyễn Văn Nhợi ở Vĩnh Phúc. Tôi được cho biết, đi lên lô cao su ấy, của nông trường ấy, có một chị đang cạo mủ cao su, có đặc điểm là bao giờ cũng đi cùng con, mẹ đi trước con theo sau. Gia đình họ vào tìm, bảo cả nông trường có cô này không có chồng nhưng có một đứa con, đi đấu cũng dắt theo lẽo đẽo. Bác bảo ở lô cao su ấy, cái bát cạo mủ gần gốc cây bác nằm bị mẻ…

Năm ngoái, bộ môn chúng tôi nghiên cứu đề tài TK06, có nghĩa là “Tìm ngược”, người chết tìm người sống. Bình thường thì người sống chúng ta đi tìm lại ông bà cha mẹ, anh em ruột thịt bị mất. Vừa rồi, đề tài TK06 làm ngược lại. Chúng tôi đã tìm, bước đầu có kết quả khả quan đáng vui mừng. Người âm nhắn đi đến địa chỉ này, địa chỉ kia, tìm cho tôi cháu này, con này, cuối cùng đều tìm được tất cả, thậm chí thân nhân của những người chết đói, chết bom ở Hợp Thiện, nhất là tìm liệt sĩ thì khá nhiều, về các vùng quê tìm mộ cho các gia đình cụ nọ nhắn cho cụ kia cũng tương đối nhiều.

No comments: