Wednesday, January 30, 2008

Phát biểu hài hước

Những phát ngôn hài hước tại Bài hát Việt 2007

Trong lễ trao giải tối 29/1, có lẽ vì chưa bao giờ gặp mặt người làm phim Đời cát, nên lúc giới thiệu người lên trao giải, ca sĩ Hiền Thục rất duyên dáng nói rằng: "Xin trân trọng kính mời NSƯT, đạo diễn Thanh Vân. Mời 'chị' lên sân khấu ạ".

Khi đạo diễn xuất hiện, ca sĩ Hiền Thục mặt méo xẹo, thì ra Thanh Vân là... đàn ông.

Đạo diễn Thanh Vân (phải) được Hiền Thục gọi bằng... chị. Ảnh: Hoàng Hà.

Tác giả Cây vĩ cầm - Lê Yến Hoa - năm nay mới bước sang tuổi 20. Lưu loát và tự tin trong lúc chia sẻ cảm xúc sau khi nhận giải Tác giả trẻ triển vọng, Yến Hoa cao hứng: "Em xin cảm ơn ba mẹ, thày cô, cảm ơn khán giả, cảm ơn anh chị MC, cảm ơn Ban tổ chức, kể cả những người trong Ban tổ chức lúc nãy nhất định không cho bạn em vào vì bạn ý không có vé...".

Nhận chung giải Tác giả trẻ triển vọng còn có Lưu Sa Huỳnh, chủ nhân của ca khúc Về ăn cơm. Nước mắt lưng tròng, cô gái 19 tuổi này nhờ sóng đài truyền hình cảm ơn ba mẹ: "Xin cảm ơn ba mẹ. Giờ này ở Sài Gòn, chắc ba mẹ đang theo dõi con. Con ra Hà Nội có một mình, con nhớ ba mẹ lắm. Mẹ ơi, mẹ nấu cho con bữa cơm, con về ăn cơm đây ạ. Mẹ nấu cơm ngay đi".

Lưu Sa Huỳnh (trái) và Lê Yến Hoa - hai Tác giả trẻ triển vọng. Ảnh: Hoàng Hà.

Đai diện nhà tài trợ - Công ty Cát Tiên Sa - ông Quang Minh trong phần trao giải của mình đã rất phấn chấn: "Đây là vinh dự lớn của tôi, và chắc chắn tôi không bao giờ quên trong cuộc đời mình. Tôi rất vinh dự khi phải được tôn vinh Bài hát Việt".

Nguyễn Duy Hùng: "Cháu... ngưỡng mộ Ban thẩm định". Ảnh: Hoàng Hà.

Còn nhạc sĩ trẻ Nguyễn Duy Hùng, khi vừa nghe tên mình được xướng lên trong mục Bài hát phong cách thính phòng nổi bật, anh ngơ ngác, run tới nỗi cứ đứng như trời trồng, quên cả đường lên sân khấu. Lên được sân khấu rồi, Hùng lắp bắp: "Cháu... cháu cảm ơn, cháu... cháu gửi tác phẩm đến Bài hát Việt là vì cháu ngưỡng mộ Ban thẩm định đấy ạ".

Gia Khánh

Tổ chất của CEO

6 tố chất của một CEO giỏi

28-01-2008 23:03:55 GMT +7

Ông Trần Xuân Nam (bìa trái) trong một buổi ký kết hợp tác đầu tư công nghệ giữa Công ty Giấy Sài Gòn với đối tác nước ngoài. Ảnh: N.P

Những tố chất này của CEO sẽ giúp một doanh nghiệp bình thường thành doanh nghiệp hàng đầu có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ

Mục tiêu của các doanh nghiệp (DN) trong cơ chế thị trường không phải là tối đa hóa lợi nhuận mà là tối đa hóa giá trị cổ đông. Nói cách khác, người điều hành (CEO) phải làm sao để giá trị cổ phiếu của DN được tăng trưởng cao nhất và bền vững nhất. CEO giỏi là người có thể biến một DN bình thường thành một DN hàng đầu có khả năng cạnh tranh trong phạm vi quốc gia, khu vực và thế giới.

Để làm được điều đó, tôi cho rằng một CEO giỏi cần có những tố chất nổi bật dưới đây:

1. Suy nghĩ chiến lược toàn cầu. Để có thể đưa DN phát triển tốt và bền vững, CEO phải có khả năng suy nghĩ chiến lược toàn cầu, phải có khả năng phân tích môi trường vĩ mô và vi mô, dự báo được xu hướng phát triển của ngành trên thế giới, xác định được lợi thế cạnh tranh của DN so với các đối thủ trong nước, trong khu vực và toàn cầu. Từ đó, hoạch định được các chiến lược cạnh tranh của DN, phát huy tối đa các điểm mạnh, nắm bắt được các cơ hội và hạn chế các điểm yếu của mình, cũng như các mối đe dọa từ bên ngoài.

2. Hành động địa phương. CEO cần am hiểu văn hóa, nhu cầu, thị hiếu và xu hướng phát triển tại thị trường địa phương nơi DN đang hoạt động chính. CEO có khả năng xác lập định hướng, kế hoạch và hành động linh hoạt, phù hợp với văn hóa địa phương.

3. Thu hút, tập hợp và sử dụng đúng người. CEO hay nhà quản lý được định nghĩa là người làm việc thông qua người khác để đạt được mục tiêu của mình. Do đó, CEO phải có năng lực thu hút, tập hợp, sử dụng và kết nối mọi người vì mục tiêu chung. CEO phải biết đánh giá và bố trí đúng người, đúng việc để đặt các giám đốc/trưởng phòng chức năng của mình vào các vị trí phù hợp và khuyến khích họ làm việc hết mình để đạt được mục tiêu đề ra. Có điều lưu ý là cần khuyến khích mọi người thẳng thắn và cởi mở để có được thông tin đa chiều, nhất là những thông tin khó nghe. Các thông tin xấu, nhất là từ khách hàng, từ cổ đông cần được CEO lắng nghe một cách nghiêm túc để xử lý một cách có lợi nhất cho công ty.

4. Xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp. Đây là công việc rất quan trọng và chỉ có môi trường làm việc chuyên nghiệp mới khuyến khích, động viên nhân viên đóng góp hết mình, qua đó DN giảm thiểu các rủi ro do biến động nhân sự. Để có nó, CEO cần thiết lập các chế độ, chính sách rõ ràng, bao gồm sự phân quyền rõ ràng cho tất cả các cấp, có các quy trình làm việc, có mục tiêu khả thi cho các cấp quản lý, có tiêu chuẩn đánh giá nhân viên, cư xử công bằng đối với mọi người.

5. Phân quyền mạnh và có hệ thống kiểm soát nội bộ tốt. CEO phải biết phân quyền mạnh cho các cấp dưới của mình theo khả năng và trách nhiệm. Ngược lại, nên tránh tình trạng không hoặc phân quyền quá ít hoặc can thiệp quá sâu, quá chi tiết vào công việc của cấp dưới, các phòng ban, nhất là những việc mà CEO chưa có nhiều kinh nghiệm. Bên cạnh đó, CEO cũng cần có một hệ thống kiểm soát nội bộ tốt để có thể kiểm soát lẫn nhau thông qua các quy trình hay các chính sách. CEO cần tạo ra và duy trì một hệ thống thông tin quản trị phù hợp, xuyên suốt toàn công ty để giúp cho các cấp ra quyết định tốt nhất.

6. Có khả năng quản trị sự thay đổi. Môi trường kinh doanh luôn thay đổi, các DN cũng luôn phải thay đổi để phù hợp với môi trường. Quản trị việc thay đổi này chỉ có thể thực hiện được hiệu quả khi mà CEO có khả năng học hỏi không ngừng để công ty luôn phù hợp với sự thay đổi của môi trường kinh doanh, đi trước các đối thủ cạnh tranh.

Những khả năng trên được thể hiện qua cách làm, sự trải nghiệm thực tiễn của chính CEO và các chủ DN có thể tham khảo, lấy đây làm thước đo đánh giá năng lực CEO. Ngoài những khả năng trên, có hai tiêu chí mà các DN cần xem xét khi tuyển CEO, đó là nên tìm những người có kinh nghiệm quản lý ở các môi trường chuyên nghiệp như các công ty đa quốc gia, kể cả những CEO từng thành công ở các công ty quy mô nhỏ có cùng ngành hàng tương tự; được đào tạo bài bản về quản trị kinh doanh. Trong môi trường cạnh tranh toàn cầu, đây sẽ là lợi thế rất lớn để CEO làm việc với các đối tác, khách hàng, quỹ đầu tư quốc tế...

Sunday, January 27, 2008

Con đường có lá cao su

Trong một cuộc họp bàn về việc tạo lá phổi xanh cho thành phố trước tình trạng ô nhiễm môi trường, các chuyên gia thảo luận sôi nổi về việc chọn cây gì để trồng cho các con đường vừa tạo bóng mát, tạo màu xanh và vừa có giá trị kinh tế.

Một trong những ý kiến đề xuất được hội nghị nhất trí là nên trồng cây cao su. Cao su thỏa mãn các yêu cầu trên, đặc biệt là giá trị kinh tế khá cao.

Khi những người có trách nhiệm chuẩn bị ra quyết định về việc trồng cao su thì có một lá thư kiến nghị gửi đến đề xuất không nên triển khai.

Nội dung lá thư đó đại khái: lâu nay hình ảnh những hàng me trên các con phố đã ăn sâu trong tâm hồn cư dân đô thị này. Một nhà thơ – nhạc sĩ quá cố đã có câu hát:

Con đường có lá me bay

Chiều chiều ta lại cầm tay nhau về…

Câu hát quá quen thuộc này chắc chắn phải sửa lại cho phù hợp với quyết định trồng cao su, đại khái là:

Con đường có lá CAO SU

Chiều chiều ta lại cầm ..... nhau về…

Tìm cái bộ phận nào để cầm cho hợp lý và hợp vần? Lại phải có một hội nghị nữa. Nhưng chưa có chuyên gia nào nghĩ ra nên đến nay cây cao su vẫn chưa được trồng trong thành phố.

Search & Replace

(Copy từ Blog nhà báo Phan Văn Tú)

Có lần tiến sĩ Huỳnh Văn Tới (lúc ấy là Phó Giám đốc Sở VHTT) giao tôi nhập tin, dàn trang và in nhũ một tài liệu nghiên cứu văn hóa dân gian Đồng Nai (của nhiều tác giả). Khi đọc lại trên máy tính (trước đó anh đã biên tập bản thảo) anh Tới nói: "Em sửa lại mấy chữ, nó không sai, nhưng trước đó, anh tôn trọng tác giả để nguyên giờ thấy không hợp lý. Cụ thể là không nên nói "người Tàu" mà phải nói là "người Hoa", nên thống nhất cách viết “cù lao Phố” (một cái cù lao tên là Phố) hay “Cù Lao Phố” (viết hoa hết vì đây là một địa danh) v.v…

“Nhanh thôi anh ơi, máy tính sửa tự động được!”. “Thế à?” - anh Tới tròn mắt nghi ngờ. Tôi bèn "biểu diễn": Crt – H! Tìm tất cả Tàu đổi thành Hoa. Replace All. “Xong rồi anh”, “máy thống kê có 52 trường hợp và đã đổi"…

Sau đó, tôi quyết định in. Cũng bấm một lệnh và cứ thế để máy laser chạy, gần đến trang cuối cùng của cái tài liệu cả 100 trang A4, tôi cầm một trang lên coi mới giật mình. Kiểm tra lại một số trang khác càng tá hỏa:

- “thịt kho tàu” thành “thịt kho Hoa”

- “kênh Tàu Hũ” thành “kênh Hoa Hũ”

- “tàu thuyền” thành “Hoa thuyền”

- “mực tàu” thành “mực Hoa”

- “Các tàu buôn của người Bồ Đào Nha” thành “Các Hoa buôn của người Bồ Đào Nha”

Ôi, sao mà “Tàu” nhiều thế: mũi tàu, tàu giặc, tàu lá chuối… Tiếc đứt ruột một mớ giấy can và mực in!

Và sao máy tính nó ngu thế nhỉ?


The left (blue) side refers to German culture, and the right (red) side refers to Chinese culture.

Opinions

Way of Life


Punctuality

Contacts

Anger / Displeasure

Queues

View of Myself

Sunday on City Streets

Parties

Restaurants

Stomach Ache

Travelling

Definition of Beauty

Handling Problems

Daily Meals

Transportation

Loads of people back home are going green and finding alternate routes to work that involve less harm for the environment, when the weather permits that is. Over in Asia, people have used bicycles as a primary means of transportation for ages and are quickly making the switch to motor vehicles.

Life of the Elderly

Shower Time

Moods and Weather

The Boss

The boss is God in Asia.

What’s Trendy

The Child

New Things

Perception of Each Other’s Culture

Một số ảnh vui

Chùa thời @ :

http://gb.cri.cn/9083/2006/09/11/622@1212367.htm

Mua vé ở đâu ? - Ticket Hall ?



Thi lái xe :

Who in this photo has the right of way at the intersection?
A) The pedestrian squatting in the middle of it
B) The Bus – Size Is Right
C) I Do, I Do
D) All of the Above

Khách hàng - mượn của bạn Hàlan Girl

(Copy từ blog bạn Hàlan Girl)

Tôi làm nhân viên tổng đài, và nhiệm vụ của tôi là phải làm sao để “chăm sóc khách hàng”một cách tận tình chu đáo nhất. Thú thực, nhiều khi tôi cũng nản lắm, chiều mình còn không nổi huống hồ chiều một kẻ chẳng quen biết gì. Nhưng tôi coi đây như một trường dạy học có chất lượng để rèn giũa con người mình trở nên mềm mại mà dịu dàng hơn, dù nói thật kết quả có khi tôi càng đanh đá hơn thì đúng. Tôi cũng gặp nhiều quả khách hàng củ chuối rồi, cũng trải qua nhiều cảm giác, nhạt nhẽo, bực tức hay là mắc cười, cũng không ít pha “nhớ đời” mà tôi thấy điều đó giúp tôi có khả năng chịu đựng tốt hơn lên rất nhiều.

Vậy mà vừa mới đây thôi tôi lại gặp thêm một khách hàng nữa, cái vị khách quái thai này đúng là đồ quỷ tha ma bắt, ông ta không những đã lấy đi toàn bộ sự kiên nhẫn hết mực mà tôi dày công khổ luyện mà còn huỷ hoại của tôi cái nhìn tốt đẹp về khách hàng. Đầu tiên là ông ta nhắn một tin như thế này:

Hay ket noi GPRS cho toi

Tôi nghĩ thầm trong bụng: “Chả biết con hâm hay lão dở nào mà hống hách thế, lại còn bày đặt nói bằng cái giọng bố đời đó nữa chứ”.

Tôi trả tin:

Tin nhắn sai, ban chi can soan: GPRS guitoi8323. Mobilink xin cam on quy khach da su dung dich vụ!”

Rất tử tế, những tưởng thế là êm, ai ngờ vẫn số điện thoại đấy nhắn lại thế này:

Toi yeu cau tong dai hay ket noi GPRS cho toi. Soan: GPRS guitoi8323

Má ơi, tôi thở dài sườn sượt, trả tin lại với trạng thái hằn học, ánh mắt hình viên đạn khi nhìn mấy dòng chữ ở trên. Xong tôi vẫn phải hướng dẫn lại một lần nữa:

Ban chi can soan: GPRS roi guitoi8323 de nhan duoc huong dan cai dat GPRS cho may cua ban. Xin cam on!”.

Lần này thì tôi yên tâm, ngồi khoanh chân lên gối, hai tay vuốt tóc và mơ màng. Nhưng khi tôi Rifresh lại thì chao ôi cái số điện thoại mắc dịch kia vẫn nhắn sai lè lè đến phát tức:

8323 GPRS guitoi

Tôi thề, tôi không tài nào lý giải nổi vị khách kia như thế nào nữa, tôi bắt đầu cộc cằn hơn:

Muon ket noi GPRS moi goi 1900561595 de duoc tro giup. Xin cam on!”

Rồi tôi ngồi chờ điện thoại của cái người chậm hiểu kia, nhưng hắn vẫn không tài nào hiểu nổi ý tôi mà lại nhắn tiếp một tin nhắn nữa như trêu ngươi tôi vậy:

Ket noi GPRS. dien thoai ho tro

Đến nước này thì tôi đã hết sạch kiên nhẫn, tính ra vị khách ngoài hành tinh kia cũng ngốn kha khá tiền mà tôi trả về cũng ngốn không kém. Định gạt phăng gã và không thèm bận tâm trả tin về nữa. Nhưng vì tính chu đáo nghề nghiệp cộng thêm dây thần kinh nhiệt tình cuối cùng chưa đứt hẳn. Tôi nhấc ống nghe và bấm số gọi cho gã.

Một giọng nam ồm ộp bên tai, rít qua ống nghe đến khản đặc, alô nặng trịch tưởng như ai đó cầm quyển sách dày giáng bốp cái vào tai tôi vậy. Sau đó tôi đã trình bày và giải thích rất tận tình, hướng dẫn cặn kẽ rằng chỉ cần soạn bốn chữ GPRS thôi rồi gửi đi là sẽ được. Ông ta ậm à ậm ừ nghe chừng hiểu lắm, thế mà rồi thế nào tin tiếp theo ông ta nhắn thế này:

4 chữ GPRS

Tôi buông thõng tay, ngao ngán và cảm thấy bị tổn thương ghê gớm! Tôi thấy tổn thương vì những nỗ lực và sự kiên nhẫn của mình bị lạm dụng một cách tàn tạ và dùng chúng lãng phí kinh khủng. Tự ái nghề nghiệp khiến tôi mặc kệ lão ta và bắt đầu làm việc của mình.

Cũng như bao lần khác, tôi cố nuốt tất cả vào trong. Nhưng rồi điện thoại réo rắt. tôi vô thức nhấc ống nghe, luyến bằng cái giọng hết sức ngọt ngào mà chả có nổi chút cảm xúc gì:

Vâng mobilink xin nghe…!”

Alô, ai đấy?” – nghe xong câu đó tâm trạng tôi tồi tệ hẳn đi, nhưng vẫn cố gắng vớt vát:

“…???! Dạ chị muốn hỏi gì ạ?”

Em buồn lắm

“…!!!, sao cơ ạ?!”

Chị ơi, chị có thể trả lại tiền cho em được không?”

“...Tiền gì ạ?”

Tiền em tải nhạc chuông ấy, bây giờ em không muốn nghe nó nữa, mà máy em lại đang hết sạch tiền, chị hoàn trả lại vào máy cho em đi ạ

Tôi phải bấm bụng kêu trời, chả biết người phụ nữ đầu dây bên kia có được bình thường không nữa. Tôi cố gắng nhỏ nhẹ:

Dạ, chị tải hết bao nhiêu ạ?

ba nghìn

…hichic, và rằng thì là mà tôi trình bày dài dòng văn tự, dài như con đường mòn Hồ Chí Minh ấy, rằng tôi chỉ là nhân viên và hệ thống trừ tiền tự động của mạng vina, mobi hay viettel sẽ không hoàn trả lại bất cứ trường hợp nào của khách hàng sau khi họ đã gửi tin và tải nhạc thành công. Tôi chưa kịp dứt lời thì đầu dây bên kia dằn dỗi:

Chị ác lắm!” rồi để lại cho tôi là tiếng bíp bíp tút dài….

Tôi ngồi yên bất động, mặt đần ra, ngơ ngác như vừa bị trấn thương đầu. Anh kỹ thuật bước vào, hỏi tôi một câu gì đó, tôi quay sang, nhìn anh méo xệch, bộ dạng tôi thảo mai đến sợ!


Wednesday, January 23, 2008

Chảnh - copy từ blog mayvodanh

Mình đang mắc một cái bệnh gì đấy mà mình chưa biết, eo ôi sợ quá

1. Ngày mai thức dậy, trước tiên mình sẽ book lịch đi học golf. Cái thảm cỏ xanh mướt, những con người sạch sẽ thơm tho, đến cả giọt mồ hôi tứa ra cũng thơm tho, những câu chuyện làm ăn. Trời ơi nó mới nhã làm sao. Mình sẽ không đá bóng, đánh cầu lông và đi bơi nữa. Mấy cái trò đấy bình dân quá. Chết cha, nhưng mình đi xe typhoon làm sao chở được bộ đồ golf mấy chục cân. Vậy là trước tiên, mình sẽ phải alô cho anh xe ôm đầu ngõ mọi ngày chở mình đi làm, để hợp đồng anh ấy chở bộ đồ golf tới sân cho mình, còn mình chạy typhoon theo sau. Thêm mấy trăm ngàn, mà lại được cả phố nhìn theo biết mình đi đánh golf, thế cũng một công đôi việc.

2. Mai mình sẽ đi học tiếng Pháp. Chả là mình tự nhiên nhớ ra, cái xóm nhà giàu Nga thế kỷ 19, không nói với nhau bằng tiếng mẹ đẻ mà phải nói bằng Tiếng Pháp thì nó mới thể hiện đẳng cấp quý tộc. Mình cũng muốn là quý tộc. Anh không phải mình cũng quý tộc lắm chứ bộ. Từ mai mình sẽ không nói tiếng Việt nữa. Quyết vậy đi.

3. Mình nhớ ra rồi, hình như mới đây báo chí có nói về cái bệnh gì đấy của dân nhà giàu mắc phải. Không đến nỗi nan y, nhưng phải theo dõi để điều trị. Chắc là cuối tuần mình sẽ vào FV tầm soát xem thế nào, à mà chắc gì FV đủ trình độ mà chẩn được bệnh này. Thôi để hôm nào xin nghỉ phép, bay sang Sing ghé vào cái bệnh viện gì đấy đắt đắt tiền kiểm tra xem. Dù gì đắt tiền thì vẫn hơn. Mình nghi mình cũng mắc lắm. Nếu bác sĩ mà không tìm ra cho mình cái bệnh ấy thì mình chắc buồn lắm. Chẳng hóa mình không phải là nhà giàu à. Buồn chết mất.

4. Độ này mình thấy mình có thêm triệu chứng lạ. Mình chẳng muốn làm gì, chẳng khát khao gì. Thôi chết, hay mình cũng mắc bệnh của những người leo đến đỉnh cao danh vọng, tiền bạc, tự nhiên mất hết động lực sống. Chết rồi, hay mấy cái đỉnh cao mà mình xác định sẽ phải vượt qua, giờ đây mình đã vượt qua lúc nào chẳng biết.

5. Mình độ này chán mấy cái nhà hàng kiểu Ming, Nam Khang, Khai gì gì đó quá. Nhà hàng gì mà chẳng có không khí gì cả, mình tự nhiên thích không khí dân dã hơn. Ai biết mấy cái nhà hàng dân dã ở đầu đường chỉ cho mình với. Lâu lắm không ăn ở đó, mình chẳng biết cái nào hay ho cả.

6. Cuối tháng, mình sẽ cho gọi thợ cải tạo cái phòng khách nhà mình thành một cái lounge theo phong cách Louis XVI (Mình thích phong cách này từ lâu rồi, mà vẫn chưa có dịp thực hiện). Để cuối mối tuần bạn bè văn thơ báo chí có chỗ ngồi nói chuyện văn chương thơ phú. Văn chương mà bàn luận ở quán xá e rằng nó ô hợp quá.

7,8,9....

Hôm nay ngứa tay ngồi viết cái entry này, nguyên cớ của nó là thế này này:

"Tự nhiên độ này em mắc bệnh nhớ hồ. Ở SG lâu không có hồ, thèm quá. Chắc mai em bay ra HN nhìn cái hồ một lúc rồi lại bay vào".

Đây là gần như nguyên văn trần tình của một chị vào hôm tớ ngồi uống cafe với TPT. Tự nhiên chị ấy đứng bô bô nói giữa đám đông câu này.

Mình ngứa tai quá gợi ý cho chị í vài options: Hồ Kỳ Hòa hoặc hồ Con Rùa ấy, SG thiếu gì hồ! (Theo như chị ấy tự khai là dân Hà Nội, nhưng cách nói chuyện thì mình đoán nhà chị ấy cách Hà Nội 100k tiền xe bus).

Mình quay sang bảo với TPT: Tiểu thư này chắc mẹ bán cháo lòng ở đầu ngõ quá. TPT bảo, con này mắc bệnh rởm đời.

Thế là 2 hai gần như cùng đồng tình thốt lên: Tổ sư bố con rởm đời! Có khi đói mốc mép ra còn bầy đặt bệnh tật cho nó sang.

Cái vụ này nó ám ảnh từ đấy tới giờ, hôm nay thử xem, nếu mình rởm đời, thì việc từ 1 đến 6 sẽ là việc ưu tiên làm.

(à quên cái entry này mình đọc cho con bé osin bên hàng xóm nó gõ, vì mình sợ gõ máy tính nhiều quá sẽ bị bệnh tim, bác sĩ nói thế)

Đệ nhất kinh kỳ hiểm ác

(Copy từ Blog mayvodanh)

Nhân chiều nay gặp em T.Tr mới từ đi Bắc du hí về, mới có lại hứng thú viết entry này, cũng là trả lời hứa bạn Fan Xi Lê từ lâu. (đại loại em T.Tr có nói rằng cảnh Bắc thì đẹp, nhưng con người thì em chưa từng thấy ở đâu như thế. Mây vô danh hỏi em: Ý em là, người Bắc bon chen và hiểm ác chứ gì. T.Tr cười cười, ý em không dám nói thế. Mây vô danh bồi tiếp, thôi cứ để anh nói: hiểm ác thật đấy, nhưng bọn đấy chưa gặp anh thôi).

Tớ có cái thú chặt chém cái xóm nanh nọc, người hiền thì thôi.

Đây là những màn đụng độ trong đời tới với các đệ nhất kinh kỳ hiểm ác:

1. Phở Ấu Triệu: Phở ngon, có xì tai. Đặc sắc nhất là phở có hành tây. Con mẹ chủ (cỡ ngoài 40) mặt lúc nào cũng xưng ung lên với khách. tớ gọi 1 bát nói rất rõ có hành tây, thế mà mấy con osin được chủ nuông chiều mang ra bát phở không có miếng hành nào. Tớ nói osin "cho xin tí hành tây". Con osin lúc đó đông khách lười chạy vào lấy hành nói ngay "hết rồi". (Con lày náo không phải người rồi con ạ). Tớ đứng giữa quán đông kín người dõng dạc:

- Đéo có hành đéo giả tiền (mặt rất... du côn)!!! (cả quán quay ra nhìn)

Con chủ nhìn mặt tớ vài giây (không hiểu sao) hạ giọng:

- Thôi, vào lấy cho người ta.

Từ đấy trở đi, mỗi lần quay lại ăn phở, cả vợ chồng nhà đấy (giờ không gọi là con với thằng nữa rồi) đều đon đả.

2. Thằng già bán CD trên phố Hàng Bông. Nhà nó nổi tiếng khắp HN vì luôn có đầy đủ các kiểu nhạc rock cũ và mới. Thằng già rất khệnh. Tớ vào hỏi xem đĩa TQ bìa cứng (loại 40k/CD) đã thấy thằng già hỏi một câu rất chối tai: Xem rồi có mua không? Tớ bật lại chỏng lỏn: "đây không thừa thời gian, định mua mới xem". Im. Lúc tính tiền, đã có ý đồ chơi thằng già này rồi, tớ hỏi:

- Bóc đĩa ra cho xem cái đi, lỡ về nó hỏng không nghe được thì sao?

Thằng già trả lời:

- Đĩa ở đây hàng xịn, không cần bóc.

(mày chết kụ mày với ông rồi), tớ bụp lại:

- Này, thế giờ tôi trả tiền ông, tôi bảo, tôi chỉ có trả tiền đủ, không cần đếm, ông nghe có lọt tai không?

Nín! Cả một đám thanh niên quanh đấy chắc được một trận hả hê vì thằng già này cực nổi tiếng vì đã chơi người ta nhiều rồi. Tiếp theo, tớ bóc đĩa ra xem ngon lành, nghĩ bụng, mẹ mày hôm nay mày gặp cướp.

3. Tớ đi mua cái quần ngố trên Hàng Đào. Nghé vào cửa hàng một con mẹ, trông mặt mũi cung hiền lành, nhưng há mồm ra một cái là thấy toàn nanh nọc chui ra. Xem chán, không thấy cái nào ưng ý, tớ phán:

- Thôi không mua, chả có cái đẹp cả.

- Cái này đẹp thế này mà còn bảo không đẹp thế muốn đẹp kiểu gì (con mẹ giơ ra một cái quần và nói đúng giọng quả cà).

- Bà thấy đẹp thì bà mua đê. Thế cứ bà thấy đẹp thì tôi cũng phải thấy đẹp à.

Đi và nín.

Tương tự vụ này, hồi ở Đà Lạt có con mẹ bán quần áo, lúc đó tớ đi dưỡng thương, ghé vào lượn lờ. Con mẹ nói với tới:

- Cứ xem thoải mái đi, không bắt mua đâu mà sợ!

(Nghĩ bụng, chết mẹ mày rồi, sáng ra mày chưa bán được cái gì gặp ông coi như xong)

- Này, bà nghĩ là bà bắt là tôi phải mua ấy à? Sợ quá nhỉ!!! (cái giọng cũng du côn cá mặt cũng rất du côn, vì nghe cái giọng con mẹ ấy là muốn đánh nhau lắm rồi).

4. Con mẹ mặt lang bán xôi trong Hàng Hành. Cái mặt nhìn đã biết đanh đá cỡ nào rồi. Dĩ nhiên, mụ chưa (bao giờ dám) đụng độ với tớ. Hôm đấy ăn sắp xong đĩa xôi thì nghe tiếng mụ xéo xéo như xé vải chủi một thằng khách vô phúc nào đấy rất tục. Đại loại là mụ có cái gì là văng ra hết. Cực ngứa tai. Xóm nam thanh nữ tú ngồi ăn đỏ hết cả mặt. Tớ ngồi tít trong góc nói vọng ra, khiêu chiến luôn, giọng rất khê:

- Này bà chủ ơi, sáng ngày ra người ta đến ăn xôi mà bà cho người ta ăn toàn của ngon vật lạ thế à?

Tất cả quay lại nhìn tớ, í bảo sao lại dám trêu ong chọc rắn, họ chờ một trận khẩu chiến, không hứa hẹn là tớ thắng. Thế mà tự nhiên mụ nín! Chắc mụ cũng đọc được, mặt thằng này có chữ "khắc sâu căm thù rồi".

Tớ thì nghĩ bụng, bà thử há mồm ra xem, ông lại không nhét cho đủ thứ vào đấy.

Từ đấy trở đi, tớ vào ăn là u u con con.

Thôi, thế thôi nhỉ!!!

Giờ thì ngon lắm rồi. Trong danh sách bị xử của tớ nhớ không hết, bao gồm bà cháo quát Lý Quốc Sư, con bà cháo quát cũng đã bị xử, mấy con mẹ mậu dịch viên bán phở ở Nhà Chung (chuyển từ Lý Quốc Sư sang), con mẹ bán miến cua trong ngõ Tràng Tiền, mấy con bán kem Tràng Tiền (vụ này cực ngoạn mục, để viết hồi ký, hihi) vv và vv.

Còn thừa chữ, kể nốt vụ này:

Hồi mới quen bà xã, ra HN tớ chở đi ăn phở gà ở Đỗ Hành. Gọi xong vào chỗ ngồi đợi mãi không thấy đứa nào mang phở ra. Tớ bảo bà xã: Em ngồi yên, anh ra cho cả nhà nó chửi nhau. Tớ ra chỗ ông chủ đang bốc bánh phở, nói đúng một câu rất nhỏ vào tai. Ối giời ơi, lão ta mặt đỏ tía tai bật ra khỏi miệng chửi ngay đưa cháu gái đứng bên: Tổ sư chúng mày, làm ăn thế à, để người ta ngồi mãi không được ăn. Xong. Thế là con cháu chửi tiếp con ô sin, 4 năm đứa đứng đấy chửi nhau loạn xạ. Cả quán phở bát nháo. Tớ về chỗ có đứa bê 2 bát phở theo, thấy mặt bà xã còn xanh lét.

Kể lại chuyện này cho nhiều người, ai cũng hỏi: "nói câu gì thế?". Tớ không trả lời. Đó sẽ mãi mãi là bí mật.

Hứa 1. Hôm nào hứng thú lại kể tiếp phần 2, những bài trị đệ nhất xe ôm cà chớn từ Bắc tới Nam.

Hứa 2. Hôm nào rảnh sẽ viết một entry chủ đề thế này: "Sống với dân Hà Nội (hiểm ác) luôn (với tớ) là một thách thức cực kỳ hấp dẫn "

Lại Mayvodanh

Ông này rất hay, lại phải copy từ blog của ổng

Em xin lói lốt chuyện lày

Thấy bà kon kinh kỳ hưởng ứng ba cái vụ Đệ nhất kinh kỳ hiểm ác wá, đồng cảm ghê, bonus thêm vài cái nữa. Không phải chửi nhau đâu nhé, tớ chỉ xử bọn nó theo cách của tớ thôi.

1. Hồi tết, hôm đấy là 28, tớ chở bà xã ra chợ hàng Da mua mấy quả bưởi Phúc Trạch làm quà tết cho Mr&Mss Music. Hai vợ chồng con mẹ bán bưởi chắc cũng cỡ gớm nhất nhì chợ hàng Da. Tớ bảo: giờ ông bà tự chọn đi. Tôi mua bưởi làm quà cho ông bà già vợ đấy. Làm thế nào thì làm. Tôi mà bị mất mặt là ông bà không xong đâu. 2 vợ chồng nhà bán bưởi lăng xăng chọn (chắc nghe tiếng cũng thấy gờm rồi, chọn cho mấy quả bưởi cũng được).

Xong, tớ nói:

- Thế mùng mấy nhà ông bà bán mở hàng?

- Mùng mười ngày đẹp em ơi. Em cần gì ra mua nhé.

- Cần gì. Tôi biết thế, bưởi bà không ra gì tôi ra đây tôi quậy tưng cửa hàng lên cho cả năm khỏi làm ăn.

Hết. Hai vợ chồng tiu nghỉu, vớt vát: thằng em vui tính nhỉ.

2. Ai đi ăn đêm ở Hà Nội chắc biết con mẹ bán phở đêm ở Lương Văn Can, có khi cũng vài lần bị mụ chửi rồi cũng nên. Con mẹ này ăn ở cũng không ra gì với xóm làng, nên rất sợ khách đến nói chuyện, gọi đồ ăn âm ĩ. Đêm đấy tớ với một bọn đi xem live show Bức Tường về, 1giờ đêm ghé đấy ăn. Kéo ghế ngồi rồi gọi mấy bát phở. Con mẹ bốc phở ngồi trong chắc quen miệng rồi, quát:

- Nói bé thôi, nghe thấy rồi. Giọng như là tưởng ăn thịt được người khác

Xong. Kon mụ này đã chính thức xong. Tớ quay sang bảo đám bạn: Chúng mày ngồi im xem tao xử con này.

Tớ gào lên với cao độ tuyệt đối và echo thì phải vọng tới bờ hồ:

- Nói bé như thế nào là nói bé? Rồi tôi gọi đéo nghe thấy thì ngay mai mang phở ra à. xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx một tràng khoảng 10 câu bắn như súng liên thanh vào mặt con mẹ đấy không kịp đỡ mà vẫn với cao độ và âm vực như vậy.

Úi giời ơi. Cả phố im phắc. Thấy mấy cái đầu ngó ra cửa sổ với ban công. Chắc họ muốn chiêm ngưỡng xem đối thủ của con mẹ này là đứa nào.

Thế là đâu vào đấy. Phở mang ra răm rắp.

Lúc tính tiền tớ còn chơi nốt phát chót:

- Thế giờ gọi tính tiền thì nói to hay nói nhỏ?

Con mụ nín thinh.

Hết.

P/s: entry sau sẽ kể nốt các vụ liên quan đến xe ôm.

Mềm nắn rắn buông 2 - hehe

(Copy từ blog mayvodanh)

Xe ôm communication

Thưa!

Mấy entry trước em viết về Đệ nhất kinh kỳ hiểm ác, có một số bà kon cứ nghĩ đó là em. Hông phải. Đối tượng bài viết mới là đệ nhất hiểm ác. Hông phải em. Nào đâu phải em.

Còn chuyện này mang nốt ra hầu bà kon như đã hứa, cũng là để kết thúc mấy cái vụ này, từ rày không chửi nữa, chỉ gặp đứa nào ghê gớm em mới chửi.

Đây chỉ thuần túy là đối thoại.

1. Sân bay Tân Sơn Nhất:

Tớ đưa bà xã ra phi trường, lúc đi ngồi taxi, lúc về ngoắc con xe ôm để tránh kẹt xe giờ cao điểm:

- Về Ngô Thời Nhiệm Q3 (bình thường xe ôm hết 15k), bao tiền?

- 45 ngàn thôi anh!

- Xe ôm ông có máy lạnh không?

.... ơ ơ... không

- Thế thôi khỏi, quên mẹ nó đi, đây đi taxi hết có máy lạnh hết có bốn mươi nghìn thôi!

Thằng xe ôm lủi mất.

2. Sân bay Nội Bài:

Tớ leo lên con taxi sân bay, thằng xế đon đả:

- Anh giai yên tâm, e chở về tận cửa

(tớ nghĩ bụng, không về tận cửa thì mày dám dừng cách nhà ông một con phố chắc)

- Thật không? Thật đưa về tận cửa không?

- Thật, em nói dối anh giai làm gì!

- Chắc chưa?

- Chắc!

- OK! nhà tao ở cái tháp rùa ấy.

- Ối giời, thế thì em chịu

- Tổ sư nhà ông, chỉ được cái mồm mép.

3. Phố Bảo Khánh, HN.

Tớ ngoắc một đồng chí xe ôm. Leo lên nói:

- Cứ đi đi, khi nào hết 5000 thì dừng lại.

- (đồng chí xe ôm cười hề hề) Anh vui tính nhỉ, em biết đi đâu!

- Không vui tính để từ đây ra Lý Thường Kiệt ông hét mẹ nó mười nghìn hả?

4. Cầu Mọc, HN:

12 giờ đêm, gọi một chú xe ôm ở đầu cầu, mặt mũi rất chi là hầm hố.

- Có hai mười nghìn đi được đến đâu?

(Chú xe ôm bị đứng máy mất mấy giây) - Ơ ơ...

- Ơ cái gì, tôi chỉ bấy nhiêu tiền thôi, giờ ông quay một vòng từ chỗ này đi, xem 20 nghìn đi được đến đâu tôi đi đến đấy!

- Làm sao biết được?

- Hay thôi, tôi đi người khác...

- Ơ ơ...

- Bó tay chưa. Về đê Yên Phụ. Đi không?

Thế là tớ leo tót lên đi. Nếu nói địa điểm trước chú này chơi tớ 30 nghìn chắc.

5. Từ Ngô Thời Nhiệm về Q4, TP.HCM.

Thằng xe ôm đi rất ngu, phóng ầm ầm như ăn cướp. Tớ đã cảnh báo một lần nguyên văn là "đi chậm thôi ông, về nhà không còn đủ chân đủ tay tôi đéo trả tiền đâu". Mà nó vẫn đi phăm phăm.

Đến cầu Ông Lãnh, đang ở giữa cầu, tớ bảo nó: Dừng lại. Xe dừng lại. Tớ nhảy xuống bảo:

- Ông vội ông đi mẹ nó trước đi.

- Ơ ơ...

- Ông đang chở tôi về quận Tư đấy...

- Rồi đi chậm.

(Ở ngoải, em là dân Phó Đức Chính. Ở trỏng, em là dân quận Tư, mà giữa đường Tôn Đản hăn hoi).


Mềm nắn rắn buông - hehe

(Copy từ Blog mayvodanh)

Sống ở Hà Nội (với tớ) là một thách thức (thú vị)”.

Giả dụ bạn là người địa phương khác, người Nam chẳng hạn (với đa số dân HN, người Nam nào cũng là anh hai Sài Ghềnh. Tương tự với nhiều dân Nam, thằng Bắc kỳ nào cũng là người Hà Nội tuốt. Không chết ai), ra Hà Nội, vào một quán phở.

  1. Nếu bạn bị người bán “bụp”. Kết luận luôn: Chứng tỏ bạn “mềm”
  2. Nếu bạn bụp lại người bán. Kết luận luôn: Chứng tỏ bạn “cứng”

Hai trường hợp này quá bình thường. Không có gì đáng kể. Trường hợp thứ 3 mới có chuyện.

Nếu thực sự bạn chỉ là người “mềm”, mà bạn gồng lên cho nó “cứng”, đại loại vào quán phở mà nói một câu hống hách hay không lọt tai. Xong. Bình thường người ta chỉ tạt vào mặt bạn có 1 ca nước sôi thôi. Vì bạn gồng cho “cứng”, bạn sẽ ăn 3 ca nước sôi vào mặt, gạt không kịp. Hoặc ngược lại, bạn thực sự “cứng”, chủ quán phở “mềm” mà lại cố gồng. Thì điều xảy ra cũng tương tự. Chấp nhận đi. Ai bảo!

Thế lày là thế lào? Rườm ra quá!

Dân kẻ chợ nó vậy chứ sao.

Cuộc đối đầu của 2 kẻ xa lạ gặp nhau lần đầu bao giờ cũng bằng ánh mắt, cử chỉ rồi đến câu nói đầu tiên. Tức là gần như ngay lập tức bạn sẽ được “cân” xem loại nào, bao nhiêu. Cứng hay mềm để nắn hay buông.

Những người sắc sảo là những người cân giỏi cân đúng và cân nhanh. Và chẳng bao lâu họ thân tình, đùa đãi, hoặc ai làm việc đấy, nước sông không phạm nước giếng.

Những người không sắc sảo, họ biết mình vậy, nên chẳng có chuyện gì xảy ra.

Bi kịch chỉ dành cho những kẻ tưởng rằng mình sắc sảo, hoặc hồ đồ cân sai, cân điêu và cân chậm. (có một số dân địa phương ở phía Bắc (trong đấy có cả một khu vực hành chính thuộc thành phố Hà Nội – không phải thủ đô Hà Nội đâu nhé) có truyền thống cân sai. Chuyện này lúc nào thích gây chiến tranh địa phương sẽ kể sau. Giờ đang sống hòa bình).

Đại loại như tình huống thế này:

1.

Quán đông, trời nắng, vỉa hè hẹp, phở ngon, giá rẻ, công an đuổi liên tục. Khách ăn gì thêm thì tự phục vụ, quán mặc định thế.

Thế mà bạn lại đòi thêm lọ dấm. Lại lên cái giọng: “Lấy cho lọ dấm cái đê!”. Xong rồi đấy.

Bạn sẽ bị bụp lại thế này: “Từ từ. Đây không có 10 tay nhá!” (sỗ sàng hơn, tùy theo cách bạn lên giọng, câu đấy có thể là: Này, bà chỉ có mỗi hai tay thôi, đéo có 10 tay để phục vụ dấm mới ớt đâu nhé! Muốn ăn thì tự đứng lên mà lấy. Công an đuổi bỏ mẹ. Ngồi chổng giái ra đấy mà sai. Haha!!!)

Tình huống này, bạn cân sai hoàn cảnh, đối tượng rồi đấy.* (đọc thêm phần bonus ở dưới, không thì dài dòng mất tập trung quá)

2.

Khách gọi bát phở, thấy không có miếng hành nào hết.

Hỏi bà chủ:

- Cho xin ít hành. Sao phở lại không có hành thế này!

- Hết (chỏng lỏn)

- Này, hết thì bà nói cho tử tế, đây thông cảm. Đây ăn phở trả tiền đầy đủ chứ có nợ hay trả tiền rách đéo đâu. Đéo ăn nữa! (cắp đít bỏ đi). (sỗ sàng hơn, tùy vào mặt và giọng người bán hàng, câu đấy có thể là (xin lỗi, rất tục) “ĐM. Hết. Nói như cái l... ấy. Phở không có hành thì ăn thế l... nào được. ĐM. Thế mà cũng há cái mõm ra nói được” rồi cũng cắp đít bỏ đi).

Tình huống này, người bán hàng cân sai đối tượng.

Thế đấy!

Thế nên ở một entry trước tớ mới nói: “Sống ở Hà Nội (với tớ) là một thách thức (thú vị)”.

Nếu không như thế thì sao?

Bạn có thể sẽ có ý kiến: Sao sống mệt thế nhỉ! Sao người Hà Nội quá quắt thế nhỉ?

Vầng! Nếu không như thế thì nó sẽ thế này:

  1. Bạn sẽ thấy mọi cuộc đối thoại vô cùng nhạt nhẽo. 10 ngày 10 câu hỏi thăm như nhau. 10 ngày 10 lời khen như nhau. Một ngày nào đó bạn có thể nhận được cả những lời khen đại loại: “Ối giời ơi! Hôm nay anh (chị) pha nước lọc ngon thế”. Câu khen này giống bị chửi vào mặt lắm.
  2. Bạn sẽ không bao giờ thấy được những cuộc đối thoại tung hứng thăng hoa và độc đáo cực kỳ thú vị – cuộc chơi những người sắc sảo. Và cái này người ta gọi là có duyên đây.

Vậy rồi sao?

- Nếu mềm, hãy cứ là mềm, không ai tử tế mà lại đi bắt nạt người hiền lành cả (chỉ thỉnh thoảng có vài đứa quá quắt thật sự, nó sẽ bị người khác bụp lúc này hay lúc khác. Bọn này thường bị hắt cỡ 3 ca nước sôi vào mặt một lúc)

- Nếu đủ cứng, hãy lao vào cuộc chơi, có ăn có thua, bạn sẽ thấy cuộc sống cực kỳ thú vị và trên đời có những con người cực kỳ hay ho.

- Nếu không phải 2 dạng như trên thì đừng xử sự... thiếu chừng mực, hay còn gọi là kệch cỡm. Đất kẻ chợ 70 người thì 69 anti kệch cỡm. Bất kỳ lúc nào ở đâu với ai sự kệch cỡm cũng bị bụp đến nơi đến chốn.

Cuối cùng thì đất kẻ chợ thực sự là một cái gương để bạn soi vào đấy và biết mình là ai. Thực sự là một thách thức (À nhân tiện nhắn: nếu bạn thấy một người hiền hiền, bạn bảo rằng người ta hiền, hầu như không phải đâu. Điều đó chỉ nói lên rằng: bạn mới là người hiền thôi. Còn họ, gặp người không hiền họ mới ra mặt)

Bonus:

  1. Bạn cứ thử sống ở HN một năm xem, mưa nắng thất thường. Tháng 3 ẩm ướt bức bối. Tháng 5 nắng đầu mùa rôm sảy cắn râm ran. Tháng 7 nước lên oi ngộp. Tháng 12 lạnh cắt da cắt thịt. Bạn có chắc tính tình hòa nhã mãi được hay không. Hay lúc ấy nhìn đứa nào chảnh chọe lại thấy ngứa mắt “người xấu, đứng đái trông cũng thấy xấu”. Vậy đấy, bạn phải biết ứng xử cho hợp với thời tiết.
  2. 7 nghìn đồng một bát phở. Vốn liếng hết 6 nghìn rồi. Lãi có 1 nghìn đồng. Chỗ ngồi không có. 1 buổi sáng người ta phải bán 100 bát phở mới có cái ăn. Mỗi bát phở chỉ có 5 phút ngồi, mà bạn ngồi gẩy mấy cái bánh phở hết nửa tiếng, lại còn đòi tăm, giấy ăn, nước trà để uống, thế thì có phải không? Sáng ra gặp cỡ 2 thằng khách như bạn, thì nhà hàng đóng cửa đi ăn mày. Tớ mà gặp trường hợp này, tớ nói thế này: “Em ơi, có cần xay bánh phở ra rồi cho người cầm thìa bón tận miệng không, cho nó nhanh và an toàn. Chứ em ăn thế này, vừa lâu vừa dễ đau dạ dầy!” Bạn muốn được phục vụ đến tận răng, hạnh họe này nọ, thì vào chỗ phở 30 nghìn một bát. 10 nghìn tiền phở, 20 nghìn tiền phục vụ, nó chiều bạn như chiều vong. Vậy đấy, bạn phải biết ứng xử cho hợp với hoàn cảnh.
  3. Bạn từ miền Nam ra, ăn phở đòi thêm giá, húng (rau quế) không có, thì cũng đừng trách cứ. Dân kẻ chợ nó vốn bảo thủ. Cũng chính vì vậy nó mới bảo lưu được cho bạn bát phở còn nguyên hương vị cũ mà bạn mỗi lần ra phải ghé vào ăn. Bởi nếu không bạn cứ ăn phở Bắc ở Sài Gòn là được rồi. Nếu bạn có bị mắng, cũng phải chịu thôi. Bạn đã không biết cách nhập gia tùy tục.
  4. Mệt quá rồi đi ngủ, hôm nào khỏe viết tiếp. Bất ngờ chưa! Haha

Tuesday, January 22, 2008

Cô bé quàng khăn đỏ

Cái này hay quá, mượn từ blog mr Vitdoi

---------
Một lần Cô Bé Quàng Khăn Đỏ đi thăm bà ngoại. Trên đường đi y phải đi qua một vùng sông núi hiểm trở quanh co. Đúng là:

Đi một ngày đàng học một sàng khôn,
Trên trời mây trắng dập dồn.
Nước tuôn thác bạc, gió luồn trong cây!
Hữu tình sơn thuỷ đẹp thay,
Ai trông mà chẳng ngất ngây trong lòng?
Hái hoa bắt bướm dọc đường,
Mải mê lạc mấy cung đường như chơi.
Núi cao chi lắm núi ơi,
Qua đèo vượt dốc mấy người dám qua?

Trên đường đi, Cô Bé Quàng Khăn Đỏ gặp ai đánh đó, bọn đệ tử của Võ Đang Toàn Chân chết như rạ. Tiếng tăm của Cô Bé Quàng Khăn Đỏ vang lừng ở trong thiên hạ. Cô Bé Quàng Khăn Đỏ giỏi khinh công, ít người theo đuổi được y. Bấy giờ trên đường đi, y bỗng nhiên gặp một con sói. Sói hỏi y:

“Cô Bé Quàng Khăn Đỏ mi đi đâu?’’

Cô Bé Quàng Khăn Đỏ nói:

“Ta đi thăm bà ngoại của ta. Mi hỏi làm gì?’’

Sói nghe thấy vậy, chạy tắt đến nhà bà ngoại của Cô Bé Quàng Khăn Đỏ , nuốt bà già vào bụng rồi nằm lên giường, trùm chăn kín lại.

Cô Bé Quàng Khăn Đỏ đến nơi, thấy sói trùm kín chăn, tưởng là bà ngoại bị ốm, mới ngồi cạnh giường ân cần hỏi thăm:

“Bà ơi, sao mắt bà to thế?’’

Sói lè nhè trả lời:

“Mắt to là bởi mắt to,
Mắt để thăm dò, mắt để nhìn chơi.
Mắt sùm sụp, mắt lả lơi,
Mắt thời ti hí, mắt thời vuốt ve.
Đôi khi mắt cũng nhập nhoè,
Mắt bà sáng quắc ai loè được đây?’’

Cô Bé Quàng Khăn Đỏ ngạc nhiên, lại hỏi:

“Bà ơi, sao tai bà to thế?’’

Sói bèn trả lời:

“Tai to là bởi tai to,
Tai bà rất thính không lo nghe nhầm.
Ở đâu có tiếng thì thầm,
Tai bà cũng sẽ ghi âm rõ rành.
Kìa ai yến yến oanh oanh,
Kìa ai gian dối loanh quanh tứ bề.
Bà đều tai giỏng lên nghe,
Mạch rừng tai vách hết chê tai bà!’’

Cô Bé Quàng Khăn Đỏ lại hỏi:

“Bà ơi, sao tay bà to thế?’’

Sói lại trả lời:

“Tay to là bởi tay to,
Hội bà là “hội tay to” rõ ràng.
Của chìm của nổi trong làng,
Tập trung vào cả mấy chàng tay to.
Bàn tay nhung mượt thơm tho,
Nâng niu ve vuốt thăm dò khắp nơi.
Còn bàn tay sắt đấy thôi,
Lơ mơ bà táng, bà thoi tới cùng.
Con ơi chớ hỏi lung tung,
Bà mà điên ruột, bà khùng đấy con!’’

Cô Bé Quàng Khăn Đỏ lại hỏi:

“Bà ơi, sao răng bà sắc thế?’’

Sói không trả lời nữa, chồm dậy.Cô Bé Quàng Khăn Đỏ sợ hãi, vội vội vàng vàng rút kiếm ra đánh. Hai bên đánh nhau to quá, thật là một trận đánh thần sầu, quỷ khốc:

Đánh từ trước lúc rạng đông,
Đánh từ trước lúc lấy chồng sinh con.
Đánh từ khi vẫn còn son,
Đánh cho đến lúc héo hon về già.
Bao nhiêu chưởng pháp tung ra,
Thiên đường mù mịt quần thoa xéo giày.
Chính chuyên nẻo Bắc trời Tây,
Xiềng gông chuyên chính bó tay những là.
Lung tung ấy võ đàn bà,
Dại khôn vận mệnh sơn hà bể dâu.
Đánh sao tránh để vỡ đầu,
Ngoài kia non nước vẫn màu tang thương...
Trời cao trăng sáng như gương,
Bóng hồng lạnh lẽo nửa giường nằm trơ...
Góc nhà con nhện giăng tơ,
Chiều hôm bóng vạc bơ phờ trời cao.
Trên giời có một vì sao,
Đường thôn vắng vẻ thằng nào hát vang:
“Ngày mai nếu chết cả làng
Sông kia vẫn cứ đò ngang mái chèo”.
Đường đời lắm đoạn quanh queo,
Ta đây miệng ngáp nằm khoèo ngắm trăng...
Sự đời nhít nhít nhăng nhăng,
Xem ra chẳng biết mần răng nực cười...

Cô Bé Quàng Khăn Đỏ đánh nhau với sói nhưng đây không phải loài sói thường nên bao nhiêu võ công của y cũng chẳng làm gì được. Rất may xung quanh lúc ấy có nhiều người hò reo, gõ trống, gõ thanh la ầm ĩ cả lên vì thế sói mới nhả bà ngoại của Cô Bé Quàng Khăn Đỏ ở trong bụng ra, chạy vào rừng.

----------------------

Ngày xửa ngày xưa ,có cô bé quàng khăn đỏ đến thăm bà ...
Trên đường qua rừng, cô bỗng thấy một con sói đang rình rập trong bụi cây. Cô bé chỉ vào sói và hét:
- Sói già độc ác, đừng hòng hãm hại ta!

Sói nhảy ra khỏi bụi rậm, cáu kỉnh, lầu bầu vài tiếng rồi bỏ chạy. Cô bé tung tăng đi tiếp. Được một quãng, cô lại bắt gặp sói núp sau một gốc cây.
- Sói già độc ác, đừng hòng hãm hại ta - Cô bé lại chỉ vào sói và hét lên.

Sói già nhảy ra khỏi gốc cây và bỏ chạy tức tối. Cô bé quàng khăn đỏ lại tung tăng, vừa đi vừa hát. Nhưng, một lúc sau, cô lại thấy sói lúi húi sau một tảng đá.
Như những lần trước, cô bé hét:
- Sói già độc ác, đừng hòng hãm hại ta!
Đến nước này, sói nhảy ra giận dữ và rít lên:
- Vừa phải thôi! Có để yên cho ta đi toilet không!

-----------
Edgar Po

Một khu rừng già ảm đạm, quấn trong một chiếc khăn voan bí ẩn nghiệt ngã. Phía trên khu rừng là những đám mây của những sự bay hơi chứa đầy điềm gở. Dường như ta nghe thấy những âm thanh định mệnh của xiềng xích. Cô bé Khăn đỏ sống ở bìa khu rừng đó, sống trong một nỗi sợ hãi huyền bí.

----------------
Ernest Hemingway

Người mẹ bước vào nhà, bà đặt một cái làn lên bàn. Trong làn là sữa, bánh mỳ trắng và trứng gà.
- Này, - người mẹ nói.
- Cái gì hả mẹ? Khăn đỏ hỏi mẹ.
- Những thứ này này, – người mẹ nói, – con đem đến cho bà.
- Cũng được – Khăn đỏ nói.
- Mà cẩn thận đấy, – người mẹ nói, – Sói.
- Vâng.
Người mẹ nhìn theo cô con gái mà tất cả mọi người đều gọi là Khăn đỏ, vì cô lúc nào cũng quàng khăn đỏ cả. Người mẹ nhìn Khăn đỏ bước ra, và khi nhìn theo cô con gái đang rời xa, mẹ nghĩ rằng để con gái đi một mình vào rừng là rất nguy hiểm; và bà lại nghĩ rằng Sói lại bắt đầu xuất hiện ở đó; và.nghĩ đến đó, bà cảm thấy rằng bà bắt đầu lo lắng.

----------------
Guy de Maupassaant

Sói gặp Khăn đỏ. Chàng nhìn nàng bằng cái nhìn đặc biệt, cái nhìn của một gã Don Juan thành Pari nhìn một cô nàng điệu đà tỉnh lẻ vẫn còn cố làm ra vẻ mình còn ngây thơ trinh bạch. Nhưng chàng tin vào sự trinh bạch ấy không hơn gì nàng, và dường như đã thấy nàng bắt đầu cởi quần áo, thấy những lớp váy của nàng lần lượt rơi xuống và trên người nàng chỉ còn một chiếc váy lót, và dưới lớp váy ấy ẩn hiện những hình dáng ngọt ngào của thân thể nàng.

----------------
Victor Hugo

Khăn đỏ run lên. Nàng chỉ có một mình. Nàng chỉ có một mình đơn độc, như cây kim trong sa mạc, như hạt cát giữa trời sao, như đấu sĩ giữa bầy rắn độc, như một người mộng du trong bếp lò…

----------------
Jack London

Nhưng chị là một người con gái xứng đáng của chủng tộc ấy, trong huyết quản của chị là dòng máu mạnh mẽ của những người da trắng chinh phục phương bắc. Vì vậy, chị không hề chớp mắt, mà xông đến Sói, tát cho Sói một cái tát trí mạng và ngay lập tức chị đệm thêm một cú đấm móc (upper-cut) cổ điển nữa. Sói hoảng hốt chạy. Chị nhìn theo Sói và mỉm cười – một nụ cười dịu dàng và nữ tính tuyệt vời.

----------------
Honore de Balzak

Sói đến gần ngôi nhà nhỏ của bà và gõ vào cánh cửa. Cánh cửa này được một người thợ vô danh nào đó làm vào khoảng giữa thế kỷ 17. Người thợ đã làm nó từ gỗ sồi Canada rất mốt vào thời đó, tạo cho miếng gỗ một kiểu dáng cổ điển và treo nó lên những bản lề sắt. Có lẽ hồi xưa thì những bản lề này cũng tốt lắm đấy, nhưng bây giờ thì kêu cót két kinh khủng. Trên cánh cửa không hề có hoa văn nào cả, chỉ có ở góc phải phía dưới vẫn còn nhìn thấy một vết xước nhỏ. Theo truyền thuyết trong vùng thì đó là vết xước do cựa giày của Selesten de Shavard – tình nhân của Maria Antuanet và anh em họ hàng về phía ngoại của bà của ông của Khăn đỏ. Ngoài điều đó ra thì đó là một cánh cửa hết sức bình thường, và vì thế chúng ta sẽ không cần thiết phải xem xét cánh cửa ấy kỹ lưỡng hơn.

----------------
Oscar Wider

Sói. Xin lỗi, bà không biết tên tôi, nhưng …
Bà ngoại. Ồ, điều đó không quan trọng đâu. Trong giới thượng lưu bây giờ, ai có một cái tên đẹp là kẻ có dòng dõi chẳng ra sao. Tôi có thế giúp gì cậu được?
Sói. Chuyện thế này, thưa bà …Tôi rất tiếc, nhưng tôi đến đây để ăn thịt bà.
Bà. Ồ, thật dễ thương. Anh là một chàng trai thật hóm hỉnh.
Sói. Nhưng tôi nói hoàn toàn nghiêm túc đấy.
Bà. Điều đó càng làm cho sự hóm hỉnh của anh độc đáo hơn.
Sói. Tôi rất mừng là bà không để ý nghiêm túc đến điều tôi vừa thông báo với bà.
Bà. Ngày nay mà lại để ý nghiêm túc đến những việc nghiêm túc thì đúng là không sành điệu.
Sói. Thế chúng ta phải để ý nghiêm túc đến những việc gì?
Bà. Tất nhiên là đến những việc ngốc nghếch. Nhưng anh đúng là kẻ không chấp nhận được
Sói. Khi nào thì Sói lại trở nên không chấp nhận được?
Bà. Khi làm người ta phát chán vì những câu hỏi.
Sói. Thế còn phụ nữ?
Bà. Khi không ai có thể làm cho cô ta hiểu chỗ của cô ta ở đâu.
Sói. Bà nghiêm khắc với mình quá.
Bà. Tôi tin vào sự khiêm tốn của cậu.
Sói. Ồ, bà cứ yên tâm. Tôi sẽ không hở với ai một lời nào (nuốt chửng bà)
Bà (từ trong bụng sói). Tiếc thật, cậu vội vã quá. Tôi vừa mới định kể cho cậu một câu chuyện rất đáng suy ngẫm và có tính giáo dục.

----------------
Erich Marria Remarque

- Hãy đến bên anh – Sói nói.
Khăn đỏ rót hai ly cô nhắc và đến ngồi trên giường của Sói. Họ ngửi hương thơm quen thuộc của rượu cô nhắc. Trong rượu cô nhắc có nỗi buồn và sự mệt mỏi - nỗi buồn và sự mệt mỏi của hoàng hôn sắp tàn. Cô nhắc như chính cuộc đời.
- Tất nhiên, – Khăn đỏ nói. – Chúng ta chẳng còn gì để hy vọng nữa. Em không có tương lai.
Sói im lặng. Anh hoàn toàn đồng ý với nàng.

----------------
Umberto Eco

Ngày 16 tháng 8 năm 1968 tôi mua một quyển sách với cái tên “Những truyện cổ tích cho trẻ em và trong gia đình” (Leipsig, nhà in Abel và Muller, 188). Tác giả bản dịch ghi là những anh em nhà Grimm nào đó. Những chú thích lịch sử tương đối nghèo nàn cho biết những dịch giả đã dịch theo đúng bản thảo viết tay thế kỷ XVII. Ông Pero, một thành viên nổi tiếng của Viện Hàn lâm Pháp thế kỷ 17, người đã có đóng góp to lớn trong việc chép sử thời vua Lui XIV, đã tìm thấy bản dịch này trong thư viện của tu viện Melk. Trong trạng thái xúc động tôi đã bị cuốn hút bởi câu truyện cổ tích kinh dị đến nỗi tôi không nhận thấy là tôi đã bắt đầu dịch truyện cổ tích này trong những cuốn vở lớn tuyệt diệu của công ty “Josep Giber”, những cuốn vở này vốn rất thuận tiện cho việc viết sách, đặc biệt nếu bút đủ mềm. Có lẽ người đọc đã hiểu rằng tôi đang nói về “Khăn đỏ”.

----------------
Gabriel Garcia Marques

Nhiều năm sẽ trôi qua, và khi Sói đứng dựa vào bức tường chờ đợi phát súng bắn vào tim, anh sẽ nhớ lại buổi chiều xa xôi ấy, khi mà Bà ăn cái bánh ga tô với lượng thạch tín đủ để đầu độc một bầy chuột cống. Nhưng Bà vẫn tiếp tục hành hạ cây đàn dương cầm, và hát đến tận nửa đêm, như là không có chuyện gì xảy ra. Hai tuần sau thì Sói và Khăn đỏ tìm cách gây nổ trong căn lều của bà cụ không chịu đựng nổi này. Họ nhìn ngọn lửa xanh bò theo dây dẫn đến khối thuốc nổ, căng thẳng đến thót tim. Cả hai bịt tai lại, nhưng thật là uổng công, vì không có tiếng nổ nào cả. Khi mà Khăn đỏ đủ can đảm đi vào trong lều, hy vọng thấy xác của Bà, thì nàng thấy trong lều vẫn ngập tràn sự sống: Bà mặc một chiếc áo rách và bộ tóc giả cháy dở chạy thoăn thoắt trong lều và dùng cái chăn để dập lửa.

----------------
Mikhail Zoshenko

Sói thở ra phì phò, lấy tay áo chùi cằm rồi bắt đầu kể:
- Các anh em biết đấy, tớ không thích các ả đội nón tý nào. Nếu như cô ả mà đội nón, hay là tay cầm một cái làn ấy, thì trông rất là chảnh chọe, và lúc ấy đối với tớ cô ả không còn là phụ nữ nữa mà chỉ còn là cái chỗ trống không. Có một lần tớ gặp một ả như thế trong rừng. Tớ nhìn, thấy một mụ đang đứng, và tuôn ra toàn bộ hệ tư tưởng ý thức hệ của mình. Và tớ quyết định quay cái mặt trịnh trọng đúng nghi thức về phía ả này và bắt đầu dò hỏi. Thế đấy, nữ công dân, mọi chuyện thế nào? Về việc phù phép cái đường ống dẫn nước và nhà vệ sinh ấy mà. Kết quả phù phép tốt chứ?

----------------
Stiven King

Hoàng đế SỢ HÃI túm lấy bà ngoại mặc dù biết rằng trong khách sạn không chỉ có một mình bà. Những bức tường cao cũ kỹ buông xuống đe dọa, nhấn mạnh rằng sự kết thúc đáng sợ là điều không thể tránh khỏi. Bóng đen lại thoáng qua…
- Đây là sự trả giá – ai đó thầm thì bên cạnh, sau lưng bà.
Bà quay lại và chìa tay về phía trước… , bà cay đắng nghĩ.
- Ai ở đây - bà hỏi, giọng gần như tự tin.
- Chỉ có máu con chiên mới cứu được chúng ta! – giọng nói thì thầm đã ở ngay trên tai bà.
Tiếng búa rít lên độc ác xé nát không khí.

----------------
Dal Carnegy

Tất nhiên là không nhất thiết phải đội mũ đỏ để có thể sống sót sau khi đã gặp sói. Bất kỳ một cô bé nào, đặc biệt là ở nông thôn, đều quen biết những người thợ săn. Tuy nhiên nếu như cô bé lại đội trên đầu một cái mũ của chú hề thay cho chiếc mũ đỏ cẩn thận, cũng như nếu cô bé lại tặng những người xung quanh những cái tát và cười nhạo thay vì những chiếc bánh nướng ngon lành, thì chưa chắc gì đã có ai chạy đến giúp khi cô bé kêu. Vì thật ra thì bà cũng kêu khi chết trong hàm răng của con sói khát máu. Nhưng số phận của một bà lão già lại luôn luôn cau có chẳng làm bận tâm ai trong rừng.

Và tất nhiên không chỉ có những người đi săn – bất kỳ một Sói nào cũng có thể bị sức mạnh của sự quyến rũ khuất phục

Các bạn cứ thử nghĩ xem, tại sao Sói lại không kết liễu cô bé ngay lập tức, mà lại bắt đầu bằng bà? Không lẽ không phải là vì Sói muốn nghe giọng nói vui vẻ cua Khăn đỏ thêm một lần nữa? Giọng nói của một sinh vật duy nhất không làm Sói sợ khi gặp mặt. Giá như Khăn đỏ vẫn tiếp tục bình tĩnh, thì có khi Khăn đỏ chẳng cần sự giúp đỡ nào của các bác thợ săn. Nhưng Khăn đỏ đã sợ hãi kêu lên, và Sói hiểu rằng Khăn đỏ chỉ coi Sói như một con vật khát máu.

Bạn hãy cố gắng trước hết nhìn thấy những nét tốt đẹp của người đối thoại với bạn, và bạn sẽ có thể không quan tâm đến chế độ làm việc của những người thợ săn.

----------------
Grigory Oster

Một con sói xám có thể tích dạ dày bằng 2 kg, chạy loăng quăng trong một khu rừng tối để tìm thức ăn. Có lần sói gặp may lớn. Không những Sói gặp một cô bé Khăn đỏ đi một mình trong rừng với một cái làn có dung tích 15 lít chứa đầy bánh nướng nhân thịt, Sói lại còn khôn khéo biết được bà của cô bé sống ở đâu. Bằng một cái nhìn đầy kinh nghiệm Sói xác định ngay lập tức được khối lượng của Khăn đỏ tội nghiệp – 45 kg. Hỏi bây giờ Sói có đủ thức ăn cho bao nhiêu ngày, nếu biết rằng Sói phải làm đầy dạ dày của mình mỗi ngày 3 lần, còn bà thì có khối lượng lớn hơn Khăn đỏ 2 lần?

----------------
Nhicolai Gogol

Trong những ngày u ám thì khu rừng của chúng ta thật là vô cùng rộng lớn và ảm đạm. Hiếm có cô bé đội mũ nào có thể đến được giữa rừng, ngoại trừ những chiếc mũ đỏ nhất. Nhưng giá mà có đến được thì Mũ đỏ sẽ gặp Sói ngay lập tức.
- Sói, sói! Anh chạy đi đâu trong khu rừng vô tận này? – Không có tiếng trả lời…

----------------
Ilf và Petrov

Vào lúc 11 giờ rưỡi một cô gái trẻ khoảng chừng hai mươi tám tuổi đi từ phía làng Chmarovka đi theo hướng tây bắc vào thành phố Stargorod. Chạy sau lưng cô là một con Sói Xám vô gia cư.
-Cô ơi! – sói kêu lên vui vẻ. – cho một chiếc bánh rán đi!
Cô gái lấy từ trong túi áo ra một quả táo dầm và đưa cho kẻ lang thang kia, nhưng hắn không chịu dừng bước. Lúc đó cô gái dừng lại, nhìn Sói rất mỉa mai và thốt lên:
- Thế nào, hay là tớ đưa cho cậu cả chìa khóa phòng ngủ của bà ngoại nhé?
Sói thấu hiểu sự vô căn cứ của những đòi hỏi của mình và quay đi ngay lập tức.

----------------
Rable

Trong rừng Sói nói chuyện với Khăn đỏ, và hỏi thăm, cô bé là người vùng nào và đang định tới đâu. Khăn đỏ trả lời:
- Thưa ngài! Cháu là người vùng Xen-Znu ở vùng Berri. Cháu đến thăm Bà ngoại, ở Xen-Xebastian, gần Natta ấy, và thỉnh thoảng lại nghỉ một chút.
- Thế đấy, - Sói nói. – Thế tại sao cô bé lại đến Xen-Xebastian?
- Cháu tới đó chỉ có một mục đích duy nhất là đem bánh nướng đến cho Bà, để bà ăn khỏi đói ạ.
- Cái gì? – Sói thét lên. Đó là những người bà giả mạo tung ra những thứ mê tín như thế đấy hả? Điều này cũng giống như trong các tác phẩm bất hủ của Homer thì Apollon gieo rắc bệnh dịch xuống quân đội Hy lạp, còn các nhà thơ khác thì ngồi bịa ra một đống các Veiovis và những người họ hàng độc ác. Cũng như ở Sina một gã giả đạo đức nào đó lại đi dạy dỗ rằng thánh Antoni thì dùng lửa đốt, thánh Evpatori thì gieo rắc bệnh водянку, thánh Gilda – bệnh điên, còn thánh Znu - …

----------------
Alekxandra Marinina

Naxchia Kamenskaya trầm ngâm uống cà phê
- Tùy cậu thôi, Yur, nhưng tớ không thích kiểu xử sự của cái bà lão ấy. Cậu cứ nghĩ xem: một bà lão sống lặng lẽ như chuột, chả có vấn đề gì. Nhưng bà ấy vừa mới để cho cô cháu gái đứng tên căn nhà, thế là ngay lập tức xuất hiện người viếng thăm bí ẩn, và bà lão thay đổi mọi thứ 180 độ, cả cách sống lẫn bề ngoài!
- Thế có chắc chắn là có cái anh chàng viếng thăm ấy chứ? – Korotkov hỏi.
- Có chứ, những người hàng xóm nhớ vậy mà. Khi Misanha của chúng ta hỏi thăm họ về việc cô cháu gái biến mất, thì mấy người hàng xóm nói rằng ban đêm họ nghe thấy có người gõ cửa nhà bà lão, và bà ấy trả lời: “Kéo cái dây ấy, cửa sẽ mở ra!”. Và từ cái đêm ấy thì cái bà lão này bắt đầu bước đi mạnh hơn, đêm thì tru trăng, thậm chí còn sủa nữa. Rồi thì không cho hàng xóm tới chơi thăm hỏi gì. Còn những người đã nhìn thấy bà ấy qua cửa sổ thì nhận thấy rằng cái mặt bà ấy dưới cái khăn choàng quen thuộc tự dưng có nhiều lông hơn.
- Cũng có thể đó là rối loạn hoóc môn do lương tâm không trong sạch, - Leskov xen vào. – Chúng ta đã gặp chuyện tương tự với người thầy giáo, các bạn nhớ chuyện hai anh em sinh đôi chứ?
- Ừ, cũng có thể - Naxchia thở dài và hút thuốc. – Nhưng mà lại còn có câu hỏi thế này: giấy tờ của cô cháu gái là giấy tờ giả! Bà lão thì cho biết một cái địa chỉ mà cái cô cháu gái ấy chưa sống ở đấy bao giờ, cả thường trú lẫn tạm trú. Cả những số liệu hộ chiếu cũng giả nốt.
Như vậy, có thể coi rằng ta đã chứng minh được rằng trên đời này không tồn tại cô cháu gái nào cả. Câu hỏi tiếp theo: thế người bà thì có tồn tại không?

----------------
Iulian Semenov

Thợ Săn vừa mới nhận được bức điện mật mã của Trung tâm về những sự kiện xảy ra tại nơi hẹn bí mật của Bà ở Bern. Anh lại một lần nữa mở két sắt lấy ra hồ sơ cá nhân của Khăn Đỏ.
“Một người phụ nữ Ariel đích thực, Tính cách kiên định, vững vàng. Luôn luôn thực hiện rất tốt nghĩa vụ trong công việc. Không chút nhẹ tay đối với kẻ thù của đế chế.”
Người này phù hợp đấy – Thợ săn nghĩ – người này phù hợp. Anh nóng nảy nhấn chuông gọi.
- Bitner, hãy mời Khăn Đỏ đến chỗ tôi. Thế còn những cái bánh nướng đâu rồi? Tôi đã nói với anh là 3 cái bánh, chứ không phải là 2. Đó không phải là vớ vẩn, đó thậm chí hoàn toàn không phải là chuyện vớ vẩn, Bitner thân mến ạ. Đặc biệt là trong chuyện này!

Còn trong lúc đó thì Sói đang ngủ. Sói ngủ rất sâu và bình yên, nhưng sau đúng 5 phút nữa anh sẽ thức giấc. Thói quen ấy được tạo ra qua bao năm tháng, còn bây giờ thì anh đang ngủ ngon trên đường từ Bern đến Berlin…

----------------
Ken Kesey: Cô ta ở đó

Sói rón rén đi sát tường, khẽ khàng như một con chuột. Sói nắm chặt cây lau nhà trong tay và nín thở chuyển động. Nếu như dòng máu của loài thú có giúp được gì trong cuộc đời bẩn thỉu của hắn thì đó là giúp hắn trở nên gian xảo.

Ổ khóa rung lên. Sau đó cánh của mở ra và hắn nhìn thấy nàng – nàng vừa bước ra hành lang. Đôi mắt của nàng xám xịt, môi không tô son, còn trên đầu nàng là một chiếc mũ bê rê đỏ đã mất hết cả hình dạng.

Nàng nhìn thấy Sói và mỉm cười với hắn. Sói nắm cây lau nhà chặt hơn và hạ mắt nhìn xuống dưới. Như thế dễ hơn. Khi mắt đã nhắm thì người ta khó nhận thức mình hơn. Sói nghe tiếng gót giầy của nàng gõ lốp cốp trên sàn. Sói đứng, không hề ngước mắt lên.
Chẳng bao lâu nữa hắn sẽ được tự do.

----------------
Ioanna Hmelevskaya

Và khi đó tôi bất ngờ nhìn thấy một con sói xa lạ đang đến gần tôi. Cần phải thừa nhận rằng khoảnh khắc đó là thích hợp nhất đối với tôi, vì tôi đã định khi Sói xuất hiện thì tôi sẽ có một bộ mặt ngu ngốc nhất. Bất kỳ ai nhìn thấy tôi lúc đó cũng không thể có ý nghĩ nào khác về tôi được. Có lẽ anh ta cùng lắm chỉ có thể nảy sinh mối băn khoăn không biết liệu tôi có còn biết suy nghĩ nữa hay không.

Sói dừng lại và bằng một ánh mắt nhanh nhẹn hắn nhìn hết cả tôi lẫn tất cả những gì có trong làn của tôi. Có tất cả mọi cơ sở để cho rằng Sói là một anh chàng tóc vàng tro. Mà phải nói rằng khi nào đó một bà thầy bói đã tiên tri rằng một anh chàng tóc vàng sẽ đóng một vai trò định mệnh trong đời tôi. Tôi rất tin bà ấy, bởi vì tôi luôn luôn thích những anh chàng tóc vàng, nhưng số mệnh không hiểu tại sao lại cứ vứt cho tôi những anh chàng tóc đen, người này tóc còn đen hơn người khác, còn tôi thì vẫn nhìn xem có anh chàng tóc vàng nào xuất hiện hay không. Thời gian qua đi, tôi đã thành phản xạ: anh chàng tóc vàng – nghĩa là phải cảnh giác. Và bây giờ thì cái gã lưu manh này xuất hiện …

- Bon jour, mademoiselle, - hắn chào rất lịch sự.

Khi nghe thấy thế tôi bình tĩnh lại ngay tức khắc. Nếu như hắn gọi tôi, mẹ của hai cậu con trai gần trưởng thành là “mademoiselle”, có nghĩa là hắn đã quyết định tiến hành trao đổi hữu nghị.

----------------
Lukianhenko

Khăn Đỏ dừng lại trước cầu thang nhỏ - ba bậc thang rộng và không cao - dẫn vào nhà và nói:

- Xin chào Sói.

- Xin chào, khách bộ hành, - Sói rút tẩu thuốc ra khỏi miệng và trả lời. Anh ta có một giọng trầm rất dễ chịu, giọng đàn ông, nhưng lại có chút gì đó rất mềm mại, dịu dàng và nữ tính. Có thể nhận thấy một chút accent, nhưng cái accent này nhẹ đến nỗi chỉ sau vài giây tai bạn sẽ không còn cảm thấy nữa. – Hãy vào nhà và nghỉ ngơi đi

- Tôi muốn về nhà - Khăn Đỏ vừa ngồi vào ghế bành vừa nói. – Càng nhanh càng tốt.

Sói vẫn ngậm tẩu thuốc. Thậm chí mùi thuốc lá cũng trở nên ấm cúng, gần gũi. Không hiểu sao loài sói tiếp nhận những thói xấu của loài người dễ dàng hơn hết – chúng thích rượu, còn độc cái ý tưởng hút thuốc lá cũng làm cho chúng hân hoan.

- Ở đây buồn và cô đơn lắm, - Sói nói. Câu nói nghi thức vang lên chân thành đến kinh ngạc – thật khó mà nghĩ ra một chỗ nào còn buồn chán và cô đơn hơn cái hành tình lạnh lẽo, ẩm ướt toàn là đầm lầy này. – Hãy nói chuyện với tôi đi, khách bộ hành

Sói ngẫm nghĩ, lắc lư người và xoa xoa cái bụng. Rồi rút tẩu thuốc ra khỏi miệng:
- Cậu đã làm tan đi nỗi buồn và sự cô đơn của tôi rồi đấy, khách bộ hành ...

Tuesday, January 15, 2008

Đám cưới mùa hè

From Lazy's Blog

Hồi đi học cấp II, cô dạy văn của miềng rất hay đọc một đôi bài thơ của Mường Mán, lúc đó thì nhớ rõ lắm, giờ già rồi chỉ nhớ có một vài câu: Chim chìa vôi chuyền cành múa hát/Trên hư không ve cưới mùa hè/O có nghe suốt dọc đường về/Sỏi đá gọi tên người yêu dấu. Thật ra mấy câu này cũng chẳng đặc sắc lắm, trừ câu "Trên hư không ve cưới mùa hè" nghe hay hay... Nhưng ve cưới mùa hè thì hay hay thôi nhé, chứ người cưới mùa hè thì e rằng 10 phần có... 8 phần nguy ngập rồi hị hị

Ai cũng biết mùa cưới được mặc định là mùa thu - đông. Lý do là vào những mùa ấy thời tiết mát mẻ, ít mưa, độ ẩm thấp. Mặc dù hơi lạnh một tí, nhưng dù sao nhìn hình ảnh cô dâu co ro nép vào chú rể (thực ra là để núp gió là chính) vẫn lãng mạn hơn là cảnh chú rể đóng bộ veston, giầy tất, cà-vạt lịch bịch, miệng vẫn cố cười nhưng mồ hôi mẹ, mồ hôi con rỏ tong tong. Còn cô dâu phấn sáp trôi sạch, lông mi giả sút ra cánh cụp cánh xòe và gần như phải có người dặm phấn liên tục để "bảo quản" nhan sắc. Nhưng điều đó chưa thấm vào đâu với sự ngượng ngùng khi phải chịu đựng những nụ-cười-khó-tả của khách khứa vì phần lớn người VN quan niệm rằng những các đôi cưới trái mùa đều là vì... ăn cơm trước kẻng.

Mà quả tình có thế thật, có thể mạnh dạn đưa ra nhận định: trong số các đám cưới mùa hè thì có 70% đám cưới dùng để "ngụy trang" cho một lý do mà ai-cũng-biết-là-gì-ấy. Và vì thế nên đám cưới mùa hè có nhiều scene buồn cười hơn đám cưới đúng mùa. Một cô bạn của miềng, do vóc người nhỏ bé nên hồi nhỏ hùng hồn tuyên bố lúc cưới chỉ cầm 1 bông hoa rum thôi, để hoa khỏi che lấp cô dâu. Ấy vậy mà mùa hè cách đây vài năm, nàng lên xe hoa với một bó hoa to bằng cái... nồi cơm điện vì phải dùng nó làm "đạo cụ" che đi cái bụng lùm lùm. Còn bà chị họ của miềng, bắt buộc phải cưới mùa hè để "cứu" thằng cháu tương lai của miềng. Vậy là trong lúc ông cụ thân sinh của bà ấy đang dõng dạc: "Kính thưa quan viên hai họ... bla... bla..." thì bên trong "cánh gà", 2 đứa em họ đang túm váy cô dâu nhấc lên, 2 đứa khác (trong đó có miềng) luồn quạt máy vào phía dưới váy để "hạ nhiệt" cho cô dâu. Còn cô dâu rên hừ hừ: "Số to, số to, tao nóng quá". Một đám cưới khác, bạn của em họ miềng, cô dâu chú rể mới tuổi teen nhưng phải làm đám cưới để hợp thức hóa cái bụng. Trời nóng như điên, mặt trời đỏ ối, nhưng mặt chú rể còn đỏ ối hơn mặt trời. Khách khứa toàn là teen học cùng lớp chú rể, vừa cười đùa ầm ĩ vừa chạy nhảy lung tung. Mẹ của chú rể lúc đó đã mắng cho em họ miềng một trận té tát vì lúc được phân công cầm váy cho cô dâu, em họ miềng đã đầu têu trò: 1, 2, 3... lên (khi nào đến khẩu lệnh "lên" thì hất váy cô dâu tung lên như... múa sư tử)... Bây giờ, cô dâu chú rể đã có 2 mặt con, nhưng mỗi lần bạn bè cũ gặp nhau thì giai thoại đó lại được khai quật để thư giãn...

Hôm qua, lại được mời đi dự một đám cưới mùa hè. Chú rể được bà con gọi là superman vì thành tích làm ba việc nhớn trong đời: tậu xe (ô tô) - cưới dzợ - mua nhà trong vòng vẻn vẹn có 3 tháng. Mặc dù chú rể thề sống thề chết là làm đám cưới mùa hè không phải để giải quyết kí rì cả, nhưng hầu như khách khứa ai cũng ngỏng cổ lên nhìn chằm chằm vào... phần dưới của cô dâu.... thấy eo vẫn thon, bụng vẫn phẳng mới yên tâm tiếp tục cụng ly hỉ hả...

Tam Sao Thất Bản

Lại Lazt's Blog - công nhận bạn này viết hay

Chưa hết 1/3 tháng mà công việc cả tháng của tạp chí cúng cụ đã xong. Giờ đến cơ quan chỉ để cafe cà pháo, buôn chuyện, lướt net, làm thêm cho báo ngoài... hoặc chạy sang phòng Hành chính - trị sự xin mấy việc lặt vặt để "giết" thời gian. Những ngày nhàn tản như thế này, trưởng phòng U60 hay tranh thủ đi cafe với mấy "cụ" cộng tác viên ở mấy quán gần cơ quan. Chiều hôm trước, như thường lệ, trưởng phòng U60 đi cafe rồi về mắt chữ O, mồm chữ A kể lại: "Ôi sợ quá, sợ quá. Chú đang ngồi ở Yến Chi (tên quán cafe gần CQ) thì thấy có một bà bị một viên gạch rơi vào đầu, máu me be bét". Các nhân viên quèn lập tức xúm lại, mỗi người hỏi một câu làm trưởng phòng U60 rối tinh cả lên. Cuối cùng đại ý câu chuyện là thế này: Trưởng phòng đang ngồi cafe thì thấy bên ngoài ồn ào, ồn ào... trưởng phòng bèn chạy ra xem thì thấy có hai thanh niên dìu một bà lên xe cấp cứu... nghe giang hồ đồn đại là bà này bị một viên gạch rơi thẳng vào đầu... thủ phạm làm rơi viên gạch là mấy đồng chí thợ xây ở nhà cao tầng đang xây kế bên nhà bà ấy...

Các nhân viên quèn xúm lại bàn tán rồi tản đi các bộ phận khác. Hóa ra, ai cũng biết tin này rồi (sức mạnh của quần chúng nằm ở chỗ ấy, hehe). Mặc dù không phải ai cũng được xem tận mắt như trưởng phòng U60 của miềng, nhưng thật kì diệu là ai cũng có khả năng tường thuật rành rọt như nhân chứng mục kích hiện trường. Miềng mới lanh chanh ở khúc dạo đầu thì một chị đã cướp lời: "Một viên là thế nào, bà ấy bị rơi cả một xô gạch vào đầu. Chứ một viên gạch mà lại còn xuyên qua mái nhà thì làm gì mà phải đi cấp cứu". Ừ nhỉ, cũng có lý. Miềng bèn về phòng, hiệu đính lại câu chuyện cho mọi người cùng biết. Hóa ra là bà kia bị nguyên một xô gạch, xuyên qua mái nhà, rơi thẳng vào đầu nên mới đi cấp cứu... cả phòng gật gù...

Rồi lúc đó đã hết giờ làm việc buổi sáng nên miềng xuống sân lấy xe ra về. Ngang qua phòng bảo vệ, bác bảo vệ níu lại: "Này, biết tin gì chưa?" - "Dạ biết, nghe nói có một bà bị một xô gạch, xuyên qua mái nhà, rơi thẳng vào đầu..." - "Ai bảo, gạch đâu mà gạch, mà là một thanh sắt, xuyên qua mái tôn nhựa, rơi vào đầu chứ...". Ẹc, thế thực ra là một viên gạch, một xô gạch hay một thanh sắt? Mái nhà hay mái tôn nhựa đây? Miềng ngẩn tò te. Hoang mang. Rối trí. Rất muốn ra ngồi hàng chị Lan gần hiện trường (hàng này có trứng vịt lộn, trứng ngải cứu, sữa đậu nành... rất ngon) để "thẩm định thông tin", nhưng lại sợ nhỡ các đồng chí thợ xây lỡ tay lần nữa thì chít. Lúc đó thì không khéo miềng lại có tên trên mục cướp-giết-hiếp của các báo với các tin kiểu như: "Điều gì đã khiến một công chức mẫn cán phải đi cấp cứu", "Án mạng nơi quán trứng ngải cứu"... hoặc là "Bài học từ việc ăn cắp thời gian công đi ăn vặt của một nhân viên quèn" thì bỏ cụ :D

Mắt biếc

Nằm trong chuỗi hạn của những ngày năm cùng tháng tận, thằng ku xe vốn ngày thường rất ngoan, rất biết điều của miềng cũng bày đặt ho hen cò cử. Đầu tiên nó đều đặn ba ngày xịt lốp một lần, đưa đi vá lốp người ta bảo phải thay lốp vì mòn quá rồi. Sau đó thì bô xe đột ngột kêu lục bục, lục bục. Rồi tiến đến đi vào chỗ xóc là cả xe kêu xủng xoẻng. Đến nỗi đi ngoài đường những người đi cùng chiều cứ dạt ra hai bên vì tưởng là… xe lam hay công nông đổ dốc. Nhưng miềng vẫn cố sống chung với lũ vì ngại phải ngồi chờ sửa. Chỉ đến khi một ông bác kêu ầm lên là: “T. ơi, mày lái xe tuk tuk đến cơ quan à” thì miềng mới quyết tâm trốn về sớm một buổi để mang thằng ku xe đi thẩm mỹ viện.

Các công đoạn thay dầu, hàn bô, xiết ốc… rất nhanh, nhưng đến khoản thay lốp thì em casher ở xưởng xe cười khả ái thông báo rằng miềng phải chờ một lúc để người ta đi lấy lốp để ở kho về. Rồi một tay thợ phụ phóng xe máy đi lấy lốp, còn miềng được mời ngồi xem tivi trong lúc chờ đợi. Tivi khi ấy đang tường thuật các trận đấu ở Seagames. Miềng bèn ghếch mắt xem bóng chuyền. Xong bóng chuyền, tay thợ phụ vẫn chưa về. Kế đó là cầu mây. Xong cầu mây, tay thợ phụ vẫn chưa về. Rồi tivi chuyển sang các trận đấu vật, tay thợ phụ vẫn biệt tích. Phải đến hơn một giờ đồng hồ mới thấy tay thợ phụ xuất hiện, lúc này miềng đã mốc meo như một miếng bánh chưng quá hạn sử dụng mất rồi. Nhưng như thế vẫn chưa phải là bi kịch.

Khi tay thợ chính hùng dũng bước tới để thay lốp cho miềng thì lại nảy sinh vẫn đề khác. Lốp xe đã để quá lâu nên dính tịt vào vành xe, không tài nào gỡ ra được. Dùng búa đập, xịt dầu bôi trơn, thậm chí đứng hẳn lên lốp nhảy tưng tưng vẫn bó tay. Tay thợ chính nhìn sang phía miềng nói: “Đưa TAO cái tuốc-nơ-vít”. Oác, miềng cùng lắm mới chỉ sửa xe 2 lần ở đây, sao hắn lại xưng hô mày, tao “thân mật” thế nhờ. Nhưng miềng vẫn nhìn xung quanh, chả thấy cái tuốc-nơ-vít nào. Rồi tay thợ phụ đưa tuốc-nơ-vít cho hắn, hắn ngoáy ngoáy một hồi lâu mới tách được lốp ra khỏi vành xe. Tự nhiên hắn ngẩng lên, nhìn chằm chằm vào tay thợ phụ hỏi: “Đi kiểu gì mà để lốp xe như thế, cậy hết hơi mới ra”. Hắn lặp lại 2 lần liền câu hỏi đó, miềng vẫn ngơ ngơ (tưởng thầy trò hắn trao đổi công việc với nhau). Cho đến khi tay thợ phụ quay sang miềng nhắc: “Kìa, anh ấy hỏi chị đấy”, miềng mới hiểu ra, hoá ra hắn bị… hiếng (lác)!!!

Cái này cũng mượn từ Lazy's Blog :)

Những giáo viên quái chiêu của tôi

Cái này hay quá, mượn từ Lazy's Blog

Một năm rồi em không viết tiếp series Những giáo viên QUÁI CHIÊU của tôi vì em nghĩ nếu xếp cô chung với các thầy cô giáo cấp I&II của em thì thiệt thòi cho cô quá. Em sẽ viết một entry hoành CBN tráng cho riêng cô, post đúng ngày 20.11 năm nay để đáp lại những “ân tình” cô đã dành cho em.


Chủ nhiệm Lương Phi Yên muôn vàn kính yêu của em,


Em vẫn nhớ như in ngày đầu em gặp cô ở lớp 10D (lớp chọn) trường Trần Phú. Lúc đó em ngồi cuối bàn 1 dãy ngoài và hồi hộp chờ giáo viên Văn xuất hiện. Bỗng từ ngoài cửa có một làn gió nhẹ lướt qua mặt em. Zéo một cái, làn gió dừng lại ở bàn giáo viên và em định thần nhìn kỹ lại mới thấy cô đã đứng đó từ bao giờ (Em thề là cái bụng em thầm cảm phục lắm lắm vì thân thủ ấy đến Lăng ba vi bộ của Đoàn Dự cũng phải gọi bằng cụ!).

Em ngắm nhìn không chớp mắt đôi mắt “to hó” (chữ dùng của mẹ em khi đi họp phụ huynh về) trên gương mặt “như hai ngón tay chéo” (lại cũng là chữ dùng của mẹ em khi đi họp phụ huynh về) của cô. Cô mặc một chiếc quần ống sớ vô cùng rộng (nửa quần nửa váy), dài trùm dép, làm mỗi khi cô chuyển động trông cô như không có… chân. Có đứa ác khẩu nói sau lưng cô là cô mặc quần ấy lướt đi trông như ma nữ Nhựt Bổn, nhưng em thì không láo thế cô ạ, cùng lắm em chỉ thấy trông cô giống Tiểu Long Nữ thôi!

Nhưng điều làm em nhớ nhất hồi ấy về cô là gì cô biết không? Đó là lúc cô phóng hạ bút đỏ cho em 3 điểm Văn kiểm tra chất lượng vì… LẠC ĐỀ. Em thề với cô đó là điều ngạc nhiên đến thảng thốt nhất trong cuộc đời đi học của em vì trước đó dù gì em cũng vừa mài đũng quần 4 năm chuyên Văn Trưng Vương, năm nào cũng phải thi tuyển lại đầu vào và ít nhất có trong tay 2 giải Văn cấp thành phố. Cho đến giờ em dek biết em và cô ai là người LẠC ĐỀ nữa, nhưng mà thôi cô nhỉ, chúng mình cùng hát bài Đừng để nỗi đau thêm dài của Lương Bằng Quang cô nhé!


Chủ nhiệm Lương Phi Yên muôn vàn kính yêu của em,


Hết lớp 10 em chuyển sang lớp 11C (chuyên ban C). Thật tình cờ và thật bất ngờ, em lại gặp cô, lần này trong vị thế giáo viên chủ nhiệm. Em những tưởng đời em xong từ đây nhưng may mắn là trong hai năm lớp 11& 12, cô hào phóng cho em từ 6 điểm Văn trở lên, em lấy làm biết ơn cô lắm. Từ đó về sau trong em chỉ còn ăm ắp kỷ niệm vui về cô. Cô nhớ Lê Hương không? Đứa bạn thân của em ngồi ở cuối bàn 4 dãy ngoài ấy. Cho đến giờ nó vẫn nói rằng ám ảnh lớn nhất đời học sinh của nó là những tiết kiểm tra, khi nó đang chăm chú quay bài dưới ngăn bàn thì bỗng thấy nhột nhạt đằng sau gáy. Nó khe khẽ ngoái lại thì thấy cô đang rón rén như một con mèo, lom khom như du kích Củ Chi tiến vào gần cửa sau của lớp… rồi dán mũi vào ô cửa kính dòm vào trong lớp. Lần đầu nó đã kêu thét lên. Mãi rồi nó cũng quen, từ đó cứ giờ kiểm tra là nó ngồi vặn mình hết cỡ để che chắn, nó bảo sau này xương sống nó cong là tại cô!

Còn em cũng không quên lần cô đi nhờ lớp kế bên để đột nhập vào hành lang bên trong để theo dõi dãy em ngồi, làm em với Hương Loan (ngồi cuối bàn 2) phải tranh nhau tấm lưng còi cọc của Minh Liên ngồi bàn 1 để che chắn mấy quyển sách đang để trong ngăn bàn. Em thật, lỡ sau này em có bị đau tim thì cũng là di chứng từ thời đó cô để lại cho em!


Chủ nhiệm Lương Phi Yên muôn vàn kính yêu của em,


Mặc dù bạn Phan Dương từng nói cô là “vừa ngố vừa nhặng xị” (sau khi học xong tác phẩm Đôi mắt của Nam Cao) nhưng nhiều khi em vẫn cảm thấy lớp C hồi đó cũng gây cho cô nhiều cú shock. Tội lỗi nhất là chuyện bạn T. có bầu bị vỡ lở khiến cô bị toàn bộ giáo viên trong trường gọi cô là… bà ngoại. Cô cáu tiết tập hợp toàn bộ con gái lại sau khi đuổi hết con trai về để tiến hành… giáo dục giới tính. Em nhớ lúc đó cô xoay tám phương chín hướng như các vị La hán chùa Tây Phương để trăn đi trở lại mãi một câu hỏi (mà bọn em ai cũng biết nhưng không ai dám ngang nhiên trả lời): “Tôi không cần biết chị T. có thai với ai, nhưng tôi không thể hiểu LÀM THẾ NÀO để đến nông nỗi đó, LÀM THẾ NÀO để có thai”. Cho đến giờ thì em đã dám dũng cảm trả lời cô: “LÀM… THẾ CHỨ LÀM THẾ NÀO!!!” (Đơn giản vầy mà còn phải hỏi, mệt cô quá hie hie)


Còn một chuyện nữa cô à, cô có biết vì sao hồi cô mở lớp học thêm Văn ở nhà bạn Lan Hương em lại thường xuyên đến sớm và được cô tuyên dương không? Đó là vì hồi đó chúng mình học trong bếp nhà bạn ấy. Bếp chật nên phải bọn em phải ngồi ở bàn ăn và bàn bếp. Em đến sớm vốn dĩ không phải yêu thích gì môn Văn do cô dạy, mà em đến sớm tranh cái… NỒI CƠM ĐIỆN, để khi cô bắt đầu giở 4 quyển sách kiểu Để học tốt Văn 12, Các bài văn mẫu 12… ra đọc cho bọn em chép thì em sẽ ôm lấy nó và gối lên nó để oánh một giấc ngon lành (Cái NỒI CƠM ĐIỆN ấy có tác dụng giữ cho lưng em và đầu em luôn thẳng để cô không phát hiện ra là em đang ngủ). Bí mật đó em và bạn Lan Hương đã giữ cho đến tận bây giờ cô ạ, xin cô tha lỗi cho chúng em!


Lazy's Blog