Tuesday, October 31, 2006

Rắn khổng lồ ở Việt Nam - bài 2

Đi săn ảnh…rắn khổng lồ
Thứ ba, 31/10/2006, 16:55 GMT+7

Dân cố cựu rừng U Minh cho rằng rắn hổ mây khổng lồ trong rừng còn rất nhiều, nhưng mỗi người lại thấy mỗi con kích cỡ khác nhau. Đa phần loài rắn này tập trung tại rừng đặc dụng Vồ Dơi (Vườn Quốc gia U Minh Hạ) vì duy nhất nơi này có hệ thực vật nguyên sinh với những cánh rừng tràm tồn tại hàng chục, hàng trăm năm và đang được bảo vệ nghiêm ngặt.

>> Kỳ 1: Những câu chuyện… dựng tóc gáy

Vậy có bao nhiêu con rắn khổng lồ, con lớn nhất nặng và dài bao nhiêu? Với mong muốn tìm kiếm một bằng chứng sống về rắn khổng lồ, chúng tôi đã xuyên rừng, ngủ lại nhiều đêm nơi nó đã xuất hiện.

rankhonglo.jpg

Chòi canh cao 8m nhưng rắn khổng lồ có thể ngóc đầu lên dễ dàng

Thần rắn đi săn mồi

Theo chân anh Phước, cán bộ kiểm lâm, chúng tôi đi sâu vào giữa ruột rừng nơi đội giữ rừng cơ động đang cắm chốt. Cách đây vài ngày, khi đứng trên chòi canh lửa, anh Nguyễn Đình Dũng đã nhìn thấy một con rắn to hơn bắp vế người lớn vắt mình ngang con kênh xáng giữa và hướng về nhà công vụ của nhân viên kiểm lâm. Lập tức mọi người được thông báo để chuẩn bị đối phó. Rất may sau đó con rắn khổng lồ đã quay đầu tiến thẳng vào rừng sâu.

Anh Dũng cho biết: “Đó chưa phải là con to nhất. Trước đây gần một tháng, anh em ở chốt số 1 kênh Đứng đã nhiều lần thấy con rắn còn to hơn con này nhiều. Nó săn mồi ngay sát nách anh em khiến họ bỏ chạy tán loạn”.

Thế là tôi và người hướng dẫn dò hỏi đường và băng rừng tìm đến chốt số 1 kênh Đứng, cách điểm trung tâm này hàng chục cây số đường rừng.

Nói là chốt nhưng chỉ là cái chòi, bốn bề trống huơ trống hoác, bên trong có một bộ giường dã chiến cho bốn người giữ rừng trú ngụ. Để ý thấy dao, phản nhiều hơn củi, một đèn pin nhỏ, một đèn pha, vài cái mùng, máy bộ đàm.

Anh Nguyễn Văn Tẻn kể: cách nay chưa lâu, anh em đang ngồi trò chuyện bỗng nhiên nghe phía bên kia bờ kênh xáng có tiếng kêu thất thanh của con chồn. Cứ ngỡ rằng trăn ăn mồi nên mọi người cầm đèn pin ra soi. Ngay sau khi rọi đèn, tiếng ào ào của lau sậy và tiếng gãy răng rắc của cây khô vang lên khiến mọi người rùng mình. Tiếng kêu của con chồn di chuyển cặp theo bờ kênh. Soi đèn pin lên cây rừa cao khoảng 8m gần đó, mọi người mới há hốc mồm khi thấy con chồn đang lủng lẳng trên ngọn cây và nằm gọn trong miệng con rắn khổng lồ. Hai mắt con rắn bắt đèn đỏ au, mình to hơn cái ca lớn loại 2 lít. Anh em nháo nhào tắt đèn bỏ chạy.

Cách bốn, năm ngày sau cũng vào khoảng 20g, khi đang nhấp cá lóc dưới bờ kênh thì anh Lưu Minh Văn (Tư Khai) nghe phía mép rừng bên kia kênh xáng có tiếng ào ào của lau sậy giống gió bão sắp tới, anh thầm nghĩ “không lẽ nó tới nữa”. Anh quăng cần câu và nhảy lên bờ.

Anh Tẻn xách đèn pin chạy ra soi qua bên kia kênh xáng và gặp ánh mắt của con rắn khổng lồ nhìn thẳng vào đèn pin, đầu từ từ dựng lên cao, lúc này mọi người mới chạy thục mạng. Thấy con rắn khổng lồ lần thứ hai coi như cả chốt không còn ai đủ tinh thần để bám trụ giữ rừng. Cuối cùng do sự động viên của lãnh đạo hạt Vồ Dơi và chi cục kiểm lâm nên anh em quay trở lại với chốt nhưng với tinh thần cảnh giác cao độ, dao mác luôn để sát đầu giường khi ngủ!

Săn ảnh... “thần rắn”

Để chuẩn bị ghi lại hình ảnh rắn hổ mây khổng lồ từng là huyền thoại này, chúng tôi đã chuẩn bị khá chu đáo từ máy quay phim, máy chụp ảnh kỹ thuật số có hồng ngoại và một số công cụ khác… để có thể tác nghiệp vào ban đêm, vì nó thường xuất hiện và săn mồi từ khoảng tờ mờ tối đến chập sáng.

Đêm trước khi lên đường vào rừng, những hình ảnh rắn khổng lồ của Hollywood nuốt chửng người ngon lành khiến chúng tôi không sao chợp mắt nổi.

Để “săn” được hình ảnh con rắn khổng lồ, chúng tôi đã đề nghị với anh em mua vịt về làm mồi nhử dụ cho rắn ăn. Anh Lâm Văn Tuấn bàn ra lia lịa: “Ở đây chúng tôi sợ gần chết, muốn cho nó đi khuất mắt mà ông còn dụ cho nó về nữa. Lỡ nó không thèm thịt vịt mà thèm... tụi tôi thì sao?”.

Sau nhiều lần thuyết phục rằng máy chụp hình và quay phim bằng tia hồng ngoại, không có chớp đèn, không có ánh sáng nên con rắn không thấy… thì anh Tuấn và các anh em khác mới chấp nhận.

Không có vịt, thế là anh em phải băng rừng ra khu dân cư mua về hai con, một vịt xiêm, một vịt ta. Khi nghe tôi đề nghị lấy con vịt ta làm mồi còn con vịt xiêm nấu cháo khuya để chờ rắn ra thì có tiếng phản ứng: “Nên cột vịt xiêm, nếu cột vịt ta mà nó... chê hôi lông thì chết cả đám”.

Thế là chúng tôi bơi xuồng mang vịt qua gốc tràm, nơi mà rắn khổng lồ xuất hiện để cột nhử và chờ màn đêm xuống. Tới chiều tối chúng tôi bỗng... rùng người vì ở chòi canh này không có điện, mọi việc đều nhờ vào cây đèn dầu nhỏ xíu. Nếu rắn có rượt thì chắc chắn rằng tôi không biết đường nào để chạy. Chính vì biết điều này nên tôi đã đi một vòng điều nghiên lối thoát thân khiến mọi người cười xòa.

Trời gần chập tối ba người trong chốt nói rằng lâu ngày nhớ vợ quá nên phải về thăm, thế là căn chòi nhỏ chỉ còn lại hai người. Sau đó hỏi người còn lại mới biết anh này mới vừa về đây được mấy ngày, chưa từng chứng kiến rắn khổng lồ xuất hiện nên cũng sợ sốt vó như tôi.

19g, 20g, từng phút chậm chạp trôi qua nhưng chẳng thấy tiếng cây ngã ào ào như trước đây. Âm thanh tĩnh lặng đến rùng người. Bốn bề tối đen như hũ nút. Tiếng vịt vẫn kêu cạp cạp bên kia rừng. Suốt một đêm tôi và anh nhân viên kiểm lâm không thể nào chợp mắt. Một đêm trôi qua trong nặng nề, lẽ nào rắn hổ mây lại chê vịt?

Tôi quyết định thay đổi mồi bằng con mèo. Thế là chúng tôi phải lội ra khu dân cư để năn nỉ người dân bán cho con mèo, một con mèo trên 3kg được mua với giá 80.000 đồng. Con mèo lần này được treo lên thân tràm cho nó giống với con chồn để thu hút rắn đến.

Một đêm nữa lại trôi qua trong tĩnh lặng. Lâu lâu có một làn gió lung lay ngọn tràm khiến chúng tôi giật mình. Trời tối đen như mực.

Đến lúc này chúng tôi mới phát hiện rằng máy quay phim và chụp hình tia hồng ngoại không thể ghi lại hình ảnh trong khung cảnh quá tối tăm phía bên kia bờ kênh. Có thể do khoảng cách giữa máy đến chỗ con mèo quá xa chăng? Hay do nơi đây là rừng thiêng, rắn thiêng nên không thể ghi lại được hình ảnh? Điều đó cũng có thể, suốt mấy ngày đêm ở rừng tôi luôn được mọi người nhắc đi nhắc lại rằng không được dùng từ rắn hổ mây mà nên thay bằng từ gì đó, như từ “thần” chẳng hạn.

Và trong mấy ngày này tôi chỉ dùng hai chữ “thần về” để tránh mọi điều không hay có thể xảy đến. Không biết có phải điều gì đó linh thiêng hay không mà trong mấy ngày chúng tôi ở rừng thì “thần” con cỡ cùm chân (rắn hổ mây con) xuất hiện rất nhiều, một điều chưa từng thấy trước đây khi anh em đi giăng lưới, bắt cá- anh Tẻn cho biết.

Không ghi lại được hình ảnh con rắn khổng lồ trong dịp này là điều đáng tiếc vì không phải ai cũng dễ dàng mục kích được “thần rắn” một lần trong đời. Có lẽ vì thế nên chuyện rắn khổng lồ ở rừng U Minh cứ nửa hư nửa thực như huyền thoại. Riêng tôi sau chuyến đi này, tôi tin đến sái cổ!

Theo Minh Trường - Khánh Quốc

Rắn khổng lồ ở Việt Nam - bài 1

Những câu chuyện… dựng tóc gáy
Thứ ba, 31/10/2006, 14:57 GMT+7

Hơn cả những thước phim của Hollywood, những câu chuyện nửa hư nửa thực về loài rắn hổ mây khổng lồ ở rừng U Minh đủ làm thót tim hoặc dựng tóc gáy những ai “yếu bóng vía”.

Không chỉ trong chuyện kể của bác Ba Phi hay những lời đồn thổi, cách đây không lâu, thông tin rắn khổng lồ xuất hiện tại khu rừng đặc dụng Vồ Dơi (huyện Trần Văn Thời, Cà Mau) với sự chứng kiến trực tiếp của cán bộ kiểm lâm làm không ít người nửa tin nửa ngờ tò mò đi tìm sự thật.

Bí ẩn của rừng

ranhomang.jpg

Một con rắn hổ mang gần 20kg được ngâm rượu ở Cà Mau.

Trong những tác phẩm nổi tiếng về rừng U Minh, nhà văn Sơn Nam thường kể rằng, ngay từ buổi bình minh của lịch sử khẩn hoang miền Nam, dường như tạo hóa đã ban cho mỗi làng xã một bà mụ vườn, một ông thầy lang và một ông thầy rắn hổ để cứu nhân độ thế. Rắn hổ ở rừng U Minh từng là câu chuyện huyễn hoặc biết bao người, trong đó có rắn hổ mây, một trong những loài rắn khổng lồ có mặt ở nước ta.

Không chỉ là chuyện rắn hổ mây hay “đi mây về gió”, người dân U Minh còn truyền tụng, kể nhau nghe chuyện những con rắn khổng lồ hai đầu quấn vào thân cây còn phần thân thì thả võng xuống vũng, bụng dẹp lép, đong đưa tát nước để bắt cá.

Không biết sự thật của chuyện này như thế nào nhưng ông Hai Thọ, Giám thị Trại giam Cái Tàu (Cà Mau), người trên ba mươi năm gắn bó với rừng tràm U Minh cũng cho biết nhiều lần nghe tiếng rắn khổng lồ tát nước rào rào trong rừng nhưng không ai có đủ can đảm đến gần để mục kích tận mắt chuyện này.

Mọi chuyện về rắn hổ mây khổng lồ ở U Minh Hạ sẽ mãi là huyền thoại nếu như không còn những nhân chứng sống, những người thợ rừng, những người gắn bó cả đời với rừng lục lại ký ức và những kỷ niệm một thời sống chết với rắn hổ mây khổng lồ.

Còn ông Nguyễn Văn Đã (Hai Tây), cán bộ về hưu, người gắn bó cả đời với rừng tràm khi kể chuyện với chúng tôi đã chỉ tay vào cái chậu kiểng gần bên nói: “Tôi đã từng thấy và đuổi một cặp rắn hổ mây khổng lồ vào rừng, nó to bằng cái chậu có đường kính 4 tấc, dài hai ba chục mét, nặng có đến hàng trăm ký lô. Tôi chưa nghe ai nói bắt được con rắn này, có nghĩa là nó vẫn còn sống trong rừng và có thể là một trong những con rắn khổng lồ nhất U Minh Hạ còn tồn tại”.

Chạm mặt... huyền thoại

Trước khi vào rừng U Minh tìm hiểu về loài rắn hổ mây khổng lồ, chúng tôi được một người bạn cho xem một con rắn hổ mang to gần 20kg, dài khoảng 6m, mang bành rộng hơn hai tấc, nhưng vô hại vì nó đã nằm trong bình thủy tinh ngâm rượu.

Với tôi, con rắn hổ mang như thế là đã quá to và lần đầu tiên thấy một con rắn hổ khổng lồ như thế. Nhưng khi nghe anh Chín Của, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Cà Mau kể lại việc anh đã chứng kiến một con rắn hổ mây khổng lồ cách đây vài năm thì con rắn ngâm rượu mà tôi đã gặp chỉ được liệt vào dạng... cháu chắt.

Cuối năm 2002, trong một chuyến đi thăm rừng (năm này rừng U Minh Hạ cháy dữ dội) cùng anh kiểm lâm viên Đỗ Thanh Hóa. Đến đoạn gần giữa ruột rừng đặc dụng Vồ Dơi, trong khi anh Hóa đang mãi mê nhìn khỉ đung đưa trên ngọn tràm hai bên đường thì anh Chín Của như quát vào tai: “Thằng nào chơi kỳ, kéo cây chắn giữa đường vậy ta?”. Vì là tuyến đường chính thường xuyên có kiểm lâm qua lại, tự nhiên có một cái cây to tướng chắn ngang thì rõ ràng có người muốn hại cán bộ kiểm lâm.

Sau khi nhìn kỹ, anh Chín Của la lớn : “Rắn! Rắn, Hóa ơi”. Anh Chín Của rụng rời tay chân, còn anh Hóa run lên bần bật, đạp thắng suýt té. Cái đường đất rộng 8m mà con rắn bò ngang không thấy đầu, thấy đuôi, chỉ thấy đoạn giữa to cỡ cái gối ôm của người lớn. Là người chuyên nuôi trăn, anh Chín Của cho biết với kích cỡ ấy thì con rắn khổng lồ này nặng khoảng vài chục ký và dài cỡ 20m.

Cách đây chưa lâu, khi rừng đặc dụng Vồ Dơi còn chưa được quản lý nghiêm ngặt, thợ săn còn thường xuyên vào rừng thì nhiều người đã từng chứng kiến cảnh rắn hổ mây khổng lồ lướt đi trong lau, sậy rào rào như bão tới, thậm chí có người còn chiến đấu với rắn khổng lồ, để bảo vệ mạng sống của mình.

Ông Tư Nhớt ở xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời, kể rằng khi đi săn trong rừng tràm U Minh Hạ đã phát hiện được ổ của con rắn khổng lồ nằm trên một nõng đất cao, bên trên là dây chọi, dớn chằng chịt.

Ổ của nó rất sạch sẽ và bóng láng, đường kính có đến vài mét. “Rắn hổ mây khổng lồ không phải là đối tượng của các thợ săn, nó vừa to, vừa độc và là chúa tể trong rừng tràm nên bất cứ người thợ săn nào cũng phải e dè, khiếp sợ và phải tránh xa. Tôi thấy ổ rắn là người run lên bần bật, phân của nó thải ra to bằng bắp chuối thì có nghĩa rắn phải to cả trăm ký”, ông Tư Nhớt kể.

Chuyện của ông thợ săn, thầy rắn Hai Sanh ở Lâm trường Trần Văn Thời cũng khiến người ta giật mình. Con cháu của ông đi rừng gặp rắn hổ mây khổng lồ bỏ chạy tán loạn và về báo lại với ông. Ông Hai không tin có con rắn to như mô tả nên ông cắp cây mác dài và dắt bầy chó săn sáu con băng rừng vào tìm.

Trong lúc ông Hai còn chưa biết rắn ở đâu thì một con chó của ông la “cẳng, cẳng”, nhìn lại thì thấy con chó nằm tuốt trên ngọn tràm cao khoảng 10m. Con rắn cắn con chó săn và ngóc đầu lên cao vút, lắc qua lắc lại, mang phùng ra thấy rợn người.

Ông Hai là một thợ rắn lành nghề nhưng lúc này mặt cắt không còn giọt máu, vù bỏ chạy khỏi rừng. Sau lần gặp rắn khổng lồ ông về bệnh mấy ngày liền, sau đó giải nghệ, không vào rừng nữa. Theo mô tả lại thì con rắn nặng khoảng 100kg, dài chừng 20m.

Hy hữu và buồn cười là trường hợp của hai vợ chồng ông Nguyễn Văn Hoàng. Hai vợ chồng ông vào rừng tràm nguyên sinh đốn sậy về làm hàng rào, vợ đốn một nơi, chồng đốn một nơi.

Đang đốn sậy bỗng bà vợ thấy cái đuôi rắn to tướng bằng bắp chân liền nhảy vào ôm chặt rồi kêu chồng: “Con trăn bự quá ông ơi, đến tiếp tôi bắt nó”. Nghe vợ kêu, ông chạy bọc đầu để chặn con trăn lại.

Tới nơi ông thấy con rắn hổ mây khổng lồ ngóc đầu qua khỏi đọt sậy phùng mang chuẩn bị tấn công khiến ông cắm đầu bỏ chạy, bà vợ cũng hoảng hồn tốc chạy theo. Nhờ không phân biệt được nên vợ ông Hoàng đã là người hạnh phúc nhất vì từng đụng được đến thân con rắn khổng lồ!.

Cái này là chôm ở một chỗ khác về đây ...

Cái chỗ ấy, lần nào ghé qua đọc bài cũng cười lăn lộn, sau khi cười xong thì thấy sợ sợ ...

Chuyện thứ nhất - Lý lẽ gái già

- Thôi anh còn tính toán gì nữa, em nhé: cá tính mà không thần kinh, nữ tính mà không yếu đuối, gia giáo mà không bảo thủ, giàu có mà không khoe khoang...

- Thế năm nay em có được tuổi không?
- Miẹ tầm này năm nào mà chẳng được tuổi.

Chuyện thứ hai - Lấy chồng


Bạn bè xung quanh rục rịch lấy chồng, những đứa chưa lấy thì bị bố mẹ ra nhắn vào nhe. Em người yêu cũng không có, bình chân như vại, họ hàng chẳng ai dám nhắc nhở gì. Mẹ em cũng có chồng quái đâu!


Chuyện thứ ba - Lộc phát / phát lộc


Hoạt cảnh chủ nhật: Ăn uống no nê phè phỡn vợ nhảy lên cân thở dài bảo chồng:


- Hic, hic, em vẫn trung thành với đầu 6, gần hai năm rồi vẫn yên ổn 60. Tập thể dục nhiều thì ngoại tâm thu, nhịn ăn nhiều thì hạ huyết áp. Hức, hức.


- Thôi cố làm gì, có cố thì cố lên 68 cho anh Lộc Phát


Vợ ậm ừ ra vẻ biết ơn nhưng trong bụng chửi thầm cái đồ ki bo, sao không là Phát Lộc.


Chuyện thứ tư - Cả đêm


Chàng: Thế tóm lại là cô muốn cái gì?


Nàng: Tôi muốn anh cho tôi cái anh đã đem cho nó.


Chàng: Mất cả đêm đấy.


Nàng: Thì cả đêm!


Sáng hôm sau, chàng đưa cho nàng cái thiếp handmade.


Chuyện thứ năm - Những mối tình tan


Mối tình thứ nhất tan, nàng nhìn các quán cà phê, lòng đau như cắt, không muốn bước vào. Thế là chuyển sang quán bia hơi (mùa hè) và rượu dân tộc (mùa đông).


Mối tình thứ hai tan, nàng nhìn các quán bia hơi và rượu dân tộc, lòng lại đau như cắt, không muốn bước vào. Thế là chuyển sang bar và discothèque.


Mối tình thứ ba cuối cùng cũng tan, nàng nhìn các bar và discothèque, lòng tiếp tục đau như cắt, không muốn bước vào. Thế là chuyển sang... ở nhà.


Chăm chồng, chăm con.


Chuyện thứ sáu - Đàn bà không chồng


Mình có đẹp dek đâu. Được mỗi cái mặt làm hàng. Xin lỗi các bé, mình có ngủ với đứa nào thì chắc cũng một là tắt hết đèn, hai là chùm chăn kín mít, chỉ hở mỗi cái chỗ phải hở mới được kia thôi...

Thế mà, bts, ba ngày một thằng tán, 5 ngày một thằng cầm tay là cào cào ngón tay ra dấu, 7 ngày một thằng thẳng toẹt anh muốn ngủ với em ...

Tại mình đàn bà không chồng tương đương rau sạch miễn phí, mà bọn nó thì rau sạch miễn phí là xơi chưa cần xét ngon hay không, đã thế hôm nào ông mày không tắt đèn không chùm chăn đến lúc đấy lại bảo ông mày ác !


Chuyện thứ bảy - Đanh đá


- Khiếp, dạo này em làm gì mà đanh đá thế?


- Đèo mẹ, vợ anh đã hiền, bồ anh đã hiền, em mà hiền nốt thì hoá ra cùng một ruột với chúng nó à!

Chuyện thứ tám - Đi phỏng vấn

Sáng nay thị ăn mặc tử tế ngon lành đi phỏng vấn. Phỏng vấn thị gồm 1 zai béo tây và 1 chị gái nhưn sự VN. Mọi chuyện suôn sẻ nói chuyện vui vẻ. Thông tin cần thiết đã xong nhưng trời mưa to thị không chịu về cứ ngồi đấy buôn tiếp.

Zai béo soi CV của thị miệng lẩm bẩm, ơ mày có nhiều số ĐT nhỉ, những 3 số. Thị bảo ừ tao có nhiều số lắm...
Zai béo nhìn sang phần chồng con lẩm bẩm tiếp mày có 1 con trai à. Câu này lầm bầm bé quá thị không nghe thấy, thị vẫn tiếp tục nói về số ĐT.

Thị nói ngon ơ: I can give you one more if you want.

Zai béo mắt trợn tròn trố lồi nhưng vẫn bình tĩnh hỏi lại : Really? When?

Thị trả lời còn bình tĩnh hơn: Right now!

Đến đoạn này chị gái nhưn sự đành lớn tiếng đính chính là zai đang hỏi về children còn thị đang nói về số ĐT di động.


Sau đó mất 5 phút ngồi cười khùng khục cả 3 người không nói được gì.


Chuyện thật chăm phần chăm, thị vừa về và đang ngồi tường thuật hầu các bé thư giãn.


Chuyện thứ chín - Không lo béo

Cuộc nói chuyện giữa em với con bé bạn ở cùng (sau bữa ăn tối):


- Hôm nay ăn nhiều quá, phải ăn bưởi để tiêu hóa tốt và giảm cân mới được


30 phút sau:


- Hình như ăn nhiều bưởi quá nó nhanh đói, giờ xót ruột quá


- Uh, tớ cũng thế, mua cái bánh ngọt về ăn nhanh, không thì đau dạ dầy đấy


Ăn xong:


- Chết rồi, lại no


- Thôi ăn 2 hộp sữa chua này cho tiêu nhé


- Được đấy, cứ đảm bảo ăn xong rồi tiêu, thế là không lo béo

Tuesday, October 24, 2006

Vẫn chuyện sinh viên oánh nhau ...

Saint :
Các bác cho em hỏi, em nhớ có một chú nằm thẳng cẳng giữa sân từ sau trận gạch đầu tiên. Em nghe đồn là chết phải không ạ?


Baotran :

Em cũng biết bác này, tên là Cương "ngổ" học K32XD (cùng khóa anh xã em). Theo lời kể, hôm đó sau khi giáp lá cà cận chiến, XD dạt lên khán đài A, KT rút về khán đài B cố thủ, ở vòng tròn trung tâm còn duy nhất 1 chú nằm giãy đành đạch miệng sùi bọt hồng. Có 3 đ/c XD cảm tử ra cứu ông Cương ngổ đưa lên xe CS đi cấp cứu. Đưa đến Saint Paul bị từ chối, về Việt - Đức thì bị giới thiệu sang Việt - Cu vì chỉ bên đó mới có chỉ khâu thẩm mỹ. Ở đây bác sỹ bảo phải cho uống sữa để có sức chịu khâu vá. Được bón sữa Ông thọ, nhưng không hiểu sao vào miệng chừng nào thì chảy ra áo chừng đó, hóa ra má bác ý bị thủng do bị ghế gỗ gãy phang vào. Kết quả bác này bị khâu hơn 10 mũi và về nhà vào lúc 6h30 tối hôm đó.


Chắc bác Navigator cũng học khóa tầm K32-34 nhỉ, những năm này em còn được nghe kể nhiều kỷ niệm hay lắm như: Chặn xe Bus sang ĐH NN1 cổ vũ đá bóng, thi ca khúc chính trị toàn quốc ở Nhà văn hóa thiếu nhi và được huy chương vàng do sức ép của cổ động viên, ném đá nát xe CS ở sân BK...

Navigator :

Ồ, cô Bảo Trân là dâu XD đấy à? Hay cũng từ XD ra? Chẳng hay lệnh phu có được mạnh giỏi không? (-: Ừ, "danh nhân" kia tên Cương, chơi cùng nhóm với bọn Hải "ếch" và Thanh "bạch". Chắc anh xã nhà cô cũng không lạ gì. Cũng khóa 32, còn có một "cao nhân" người Hải Phòng tên là Trung "cả đẫn", từ 32 tụt xuống 37 - hẳn là cô cũng biết?

À, cái vụ huy chương vàng là xứng đáng đấy, không phải là do sức ép gì đâu. Hồi đó vẫn có các anh Hà "trọc", Tuấn "list"...ở nhóm Bít, đội văn nghệ trường thực sự là mạnh. Còn cái vụ chặn xe bus (tuyến Giáp Bát - Ga Hàng Cỏ), đuổi hết hành khách xuống, quăng trung úy cảnh sát giao thông xuống hồ Bảy Mẫu, bắt tài xế chạy sang Trâu Quỳ, vừa đi vừa đánh võng, bấm còi tí toe inh ỏi...thì cực là vui. Nói ra thì bảo là huyênh hoang này nọ, nhưng anh chính là người "thuyết phục" được anh tài xế chở gần 200 thằng sang NN1 cơ đấy. Khi nào rảnh rỗi và tìm được hứng, anh sẽ kể lại cho nó có đầu có đũa. Thế nhé./.

Viên đá ...

Một ông nhà giàu đang ngồi trong chiếc xe hơi đắt tiền chạy khá nhanh trên đường phố. Từ phía trước, ông nhìn thấy một đứa trẻ đang chạy ra từ giữa mấy chiếc xe đang đậu bên lề.

Ông giảm tốc độ nhưng khi xe chạy ngang chỗ ông đã nhìn thấy đứa trẻ thì chẳng có ai cả. Đột nhiên, ông nghe có tiếng đá ném vào cửa xe mình. Ông đạp ngay thắng, cho xe vòng trở lại chỗ viên đá được ném ra. Quả là có một đứa trẻ đang đứng giữa những chiếc xe đậu. Nhảy bổ ra khỏi xe, không kịp quan sát xung quanh, ông tóm lấy đứa trẻ, đè gí nó vào một chiếc xe gần đó và hét lên: “Mày làm cái quỷ gì thế hả?”. Cơn nóng giận bốc ngược lên đỉnh đầu, ông tiếp: “Chiếc xe này mới toanh, mày sẽ phải trả cả đống tiền vì cái viên đá của mày đấy”.


“Làm ơn, thưa ông. Con xin lỗi. Con không biết làm cách gì khác hơn” - cậu bé van nài - “Con ném viên đá là vì con đã từng vẫy ra hiệu nhưng không có một người nào dừng xe lại...”. Nước mắt lăn dài trên má cậu bé khi nó chỉ tay về phía vỉa hè. “Nó là em con” - cậu bé nói - “Chiếc xe lăn từ trên lề đường xuống, nó bị ngã ra khỏi xe lăn, nhưng con không thể nâng nó dậy nổi”. Vừa thổn thức, cậu bé vừa năn nỉ: “Ông làm ơn giúp con đặt nó vào xe lăn. Nó đang bị đau, và nó quá nặng đối với con”.


Tiến lại chỗ đứa bé bị ngã, người đàn ông cố gắng nuốt trôi cái gì đó đang chẹn ngang cổ họng mình. Ông ta nâng đứa bé lên đặt vào chiếc xe lăn rồi rút khăn ra cố lau sạch các vết bẩn và kiểm tra mọi thứ cẩn thận một cách ngượng nghịu.


“Cám ơn rất nhiều, ông thật tốt bụng”. Đứa trẻ nói với ông cùng ánh nhìn biết ơn rồi đẩy em nó đi. Người đàn ông đứng nhìn mãi, sau cùng cũng chậm bước đi về phía xe của mình. Đoạn đường dường như quá dài.


Về sau, dù đã nhiều lần đưa xe đi sơn, sửa lại, nhưng ông vẫn giữ lại vết lõm ngày nào như một lời nhắc nhở bản thân suốt cả cuộc đời.


Đôi khi, bạn không có thời gian để lắng nghe cho đến khi có một “viên đá” ném vào mình. Bạn sẽ chọn điều gì: Lắng nghe hay là chờ một viên đá?!

Sunday, October 22, 2006

Banner "học sử” bị công ty Chiếu sáng công cộng tháo gỡ

TO - Sáng 22-10, khi đọc thông tin trên TT về vụ 141 banner học sử dọc đường bị “hô biến” không tung tích, một số bạn đọc gọi điện báo: họ đã chứng kiến việc có xe cẩu của công ty Chiếu sáng công cộng đến tháo gỡ.

Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Ngọc Sử, giám đốc công ty Chiếu sáng công cộng xác nhận sự việc và cho biết thêm “Công ty Chiếu sáng công cộng được giao quản lý toàn bộ các trụ điện chiếu sáng trên thành phố. Mọi hình thức quảng cáo, treo bảng, banner lên trụ điện phải được sự cho phép của công ty. Về các banner của chương trình “Dân ta biết sử ta”, tôi chỉ được biết khi đọc tin trên báo, sau đó mới đi khảo sát. Chưa có phép của công ty tôi thì tôi cho người đi tháo xuống. Và đến thứ hai này, nếu vẫn chưa có ai đến làm việc với công ty chiếu sáng về việc này thì công ty sẽ lại cho người đi tháo tiếp”.

Ông Võ Công Anh, giám đốc Trung tâm triển lãm thuộc Sở Văn hóa – Thông tin TP.HCM thì cho biết: TT Triển lãm được giao thực hiện chi tiết từ nội dung, hình thức đến việc treo trên đường phố các banner của chương trình “Dân ta biết sử ta”. Tất cả mọi thủ tục đã tiến hành đầy đủ, và chưa bao giờ TT Triển lãm làm công tác thông tin chính trị lại phải đi xin phép công ty Chiếu sáng.

Sự việc diễn ra vào ngày nghỉ, nên nay khi đã xác minh được sự cố xảy ra do chồng chéo và thiếu thông tin giữa các cơ quan trực thuộc ủy ban, những người có liên quan đều bảo: để sáng thứ hai xử lý. Cuối cùng, chỉ có 141 cái banner bị tháo xuống oan uổng, đồng nghĩa với việc đợt thông tin, tuyên truyền bị mất đi 25% tác dụng.

Được biết, công văn của UBND TP.HCM về việc cho phép treo banner trích lược tiểu sử các nữ danh nhân dọc các tuyến đường thành phố nhân ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10 đã được văn phòng UBNDTP gửi đến Sở Giao thông – Công chính từ ngày 14-9, cùng lúc với việc gửi cho Sở Văn hóa – Thông tin để thực hiện chương trình.

Thursday, October 19, 2006

Vụ án Thiên Lợi Hòa

Công ty Hải Viên (Trung Quốc) tố cáo Công ty Thiên Lợi Hòa và một số doanh nghiệp Việt Nam đã giả mạo con dấu, chữ ký giám đốc của họ, lập khống hợp đồng bán 3.600 tấn lá thuốc lá sang Việt Nam. Giám đốc công ty, bà Nguyễn Ngọc Liên, chính là chủ mưu vụ việc.

Trước việc tố cáo của Công ty Thương mại Hải Viên, Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam có công hàm gửi Bộ Công an đề nghị xác minh làm rõ.

Tổng cục cảnh sát xác định, bà Nguyễn Ngọc Liên và ông Nguyễn Huy Tần (phó giám đốc) đã giả mạo con dấu của ông ty Hải Viên và chữ ký của bà Chu Lệ Nga (giám đốc Hải Viên). Hai người này đã lập hợp đồng giả về việc gia công tách cọng thuốc lá cho đối tác phía Trung Quốc, nhập khẩu 3.600 tấn lá thuốc lá vào Việt Nam.

Cơ quan điều tra nhận định: "Hành vi của bà Liên và ông Tần đã cấu thành tội buôn lậu". Trong tháng 9, Cục cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ đã bắt, khám xét khẩn cấp, khởi tố bị can với hai người trên vì có biểu hiện chuẩn bị trốn ra nước ngoài.

Liên quan vụ án, ngày 12/10, cơ quan điều tra tiếp tục khởi tố bị can, tạm giam Cao Bá Hậu (Giám đốc Công ty thương mại Kim Liên, Hà Nội) về tội trốn thuế. Từ 23/4 đến 19/5, Cao Bá Hậu đã nhập khẩu 1.000 tấn lá thuốc lá, trong đó 900 tấn là của Thiên Lợi Hòa. Cao Bá Hậu biết lô hàng trên không phải do Hải Viên cung cấp nhưng vẫn ký hợp đồng giả, ghi rằng mua từ Hải Viên để được hưởng thuế suất nhập khẩu ưu đãi 30%. Hành vi này đã gây thiệt hại cho nhà nước gần 5,3 tỷ đồng.

Cơ quan điều tra xác định, Công ty Hải Viên không có chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu thuốc lá, không ký hợp đồng gia công với Thiên Lợi Hòa, không ký hợp đồng ngoại thương với Công ty Kim Liên. Kết quả giám định cho thấy con dấu, chữ ký trong hồ sơ nhập khẩu thuốc lá của Thiên Lợi Hòa và Kim Liên là giả mạo.

Nguyễn Ngọc Liên và Nguyễn Huy Tần thừa nhận Thiên Lợi Hòa không có hạn ngạch nhập khẩu thuốc lá. Để có 3.600 tấn thuốc lá nhập khẩu từ Trung Quốc về Việt Nam, Tần đã gom mua từ nhiều thương nhân Trung Quốc. Đây là những người không được phép xuất khẩu lá thuốc lá ra nước ngoài. Con dấu, chữ ký trong hồ sơ nhập khẩu do người có tên Lý Thủy Ngân ký và đóng dấu khống vào giấy, đưa sang Việt Nam để Liên giao nhân viên điền nội dung hợp đồng vào sau. Ngoài 900 tấn hàng bán cho Cao Bá Hậu với giá 32 tỷ đồng, số còn lại 211 tấn Liên đã xuất sang Bulgari.

Cơ quan điều tra đang tiếp tục mở rộng vụ án.

Sinh viên đá bóng và oánh nhau - phần 2

Cát Tường :

Hai năm sau còn vụ đánh nhau với bọn ĐH Cảnh Sát ở sân BK, ném vỡ cả kính sít đờ ca của công an ...

Federer :

Vụ này thì em được mục kích, đúng trai xây dựng không hổ danh "trâu điên chó dại".


Đâu như đầu năm 92, lại tổ chức giải bóng đá sinh viên. Chắc là dừng từ trận thư hùng Hàng đẫy đến lúc đó mới khôi phục lại. Hồi trước em cũng nghe nói trận cầu KT-XD hoành tráng lắm, bây giờ thấy các bác kể mới biết nó kinh khủng nhường nào. Nhưng giải lần đó không có KT tham gia, chắc vẫn bị treo.


Sân BK được chọn làm sân đấu, chẳng có khán đài gì cả, anh em xem cứ đứng ngay cạnh các đường biên, cách một quãng lại có các chú công an, bảo vệ và xung kích thỉnh thoảng nhắc nhở. Em ở gần nên hay vào xem. Hôm đó là 2 trận bán kết hay tứ kết em cũng không nhớ rõ, trận đầu BK-Mỏ 1-0, anh em BK hì hục đá với cỗ vũ kinh hãi mãi mới ăn được chú Mỏ một quả, mặc dù đưa bóng vào lưới tới 3-4 lần mà toàn không được công nhận. Có quả bóng đang lừ lừ lăn vào gôn thì có chú cổ động viên lại xông vào sân thò cái chân thối đá thêm vào. Vui vãi, đang háo hức cho BK vô địch chuyến này.


Trận tiếp XD-CS, em cũng xem, đại loại là trong sân toàn pha bóng tóe lửa còn cổ động viên ngoài thì toàn hô những câu rợn người. Hình như đến hiệp hai, lúc đó XD đang dẫn bàn, thế nào có vụ va chạm trong sân thế là mấy con giời XD ở ngoài ùa vào định làm gỏi cầu thủ đội bạn. Chỉ cần tí xúc tác thế, cả hai bên cầu thủ, rồi cổ động viên xông vào hết cả sân choảng nhau nhặng xị. Nhanh lắm, chỉ loáng cái thấy xe cảnh sát đã chạy vào giữa đám đánh nhau rồi túm mấy chú hăng nhất lên xe. Anh em ở ngoài cũng nhặt củ đậu choảng mấy phát vào quả U-oát (không phải sít đờ ca) vỡ cả kính nhưng rồi nó chạy ra khỏi sân và cuộc chiến cũng tàn luôn.


Thế là vỡ giải, sau đó em không biết tới năm nào mới tổ chức lại, chỉ thấy thỉnh thoảng TV tường thuật, đưa tin nhưng cũng không quan tâm nữa.

Hoicanh :


Trận này thằng em mình đá cho trường Mỏ đảm nhận quả 11m ở phút cuối cùng, mở lòng chân phải hơi quá khoảng 1° nên bóng trúng cột dọc bật ra. Quả 11m này cũng hài, chú gôn bắt được bóng rồi, muốn kéo dài tí thời gian bèn giả vờ bụi bay vào mắt, ngồi ôm mặt. Chú hậu vệ thấy thế chạy về cầm quả bóng ra, thổi mắt giúp chú thủ môn. Thế là trọng tài Tuấn Hùng đầu gấu toe một phát, 11m. Công nhận chú Tuấn Hùng này cũng thuộc loại gấu, vì quanh sân toàn sinh viên BK, nó mà lùa thì mất xác. Về nhà thằng cu em kể lại là nhìn mấy thằng đồng đội được phân công đá 11m, các chú đều quay mặt đi cả, sợ trách nhiệm, thế là thằng cu cầm bóng đi vào, ngắm nghía cẩn thận, thế mà ...


Theo mình nhớ thì trận này không có vào lưới đến 3-4 quả đâu !?


Còn trận sau thì vẫn nhớ chú tiền đạo đội xây dựng sau pha lộn xộn của cổ động viên hai đội thì đầu quấn băng trắng toát vẫn tả xung hữu đột, trông chả khác gì cái ông Béc-ken-bau-ơ đe´o gì của Đức nhợn vừa treo tay vừa đá.

Còn cái đoạn xe u-át phi ầm ầm vào giữa đám sinh viên và làn mưa dép tông lào thì quả là khó quên thật. Phục nhất anh công an đứng trên nóc xe, nổ súng chỉ thiên mấy phát, xe chạy nhanh cua gấp thế mà không ngã.

Wednesday, October 18, 2006

Sinh viên đá bóng và oánh nhau !

Tư liệu ở đây được lấy từ tathy.com/thanglong, do một số anh tài cựu SV HN kể lại ...

Kontowu :

Vụ óanh nhau lớn nhất thời cuối 80 của SVHN chắc là trận đại chiến Xây Dựng vs Kinh Tế sau trận chung kết bóng đá sinh viên ở Hàng Đẫy. Anh tham gia với mới bạn KT xây chiến hào chống lại bọn XD xâm lược (tại gái K -tế nhìn ngon bỏ mẹ, hơn hẳn bọn "trâu điên bò dại ", chứng kiến cảnh chiến tranh d-éo khác gì Hà Nôi mùa đông năm 1946 ...


Navigator :

Cũng không hẳn như thế. Cả 3 trường Bách Khoa, Xây Dựng, Kinh Tế lúc đó đều đã ở Đồng Tâm, đánh nhau xong thì phải về trường thôi, chẳng ai rượt ai. Sau đó một số anh em XD định tập hợp lại để sang "chiến" tiếp với mấy bạn Kinh Tế, nhưng cuối cùng cũng chỉ dừng lại ở việc chửi nhau qua bức tường gạch mủn phân chia địa giới 2 trường, ở ven dòng Kim Ngưu. Một phần bởi quân XD đã bị phân tán và thiệt hại nặng nề do bị đánh hội đồng (phối kết hợp giữa Công An, Cảnh sát cơ động, và sinh viên của cả 3 trường Kinh Tế, Bách Khoa, Giao Thông). Phần nữa, mấy thủ lĩnh KV (các người anh em dân tộc, gọi là KV - viết tắt của Khu Vực) thì chẳng thấy tăm hơi, máu chó đã bớt nóng, mà xét cho cùng tình nghĩa giữa các bên vẫn còn mặn nồng khó dứt. Lúc đó, một bộ phận sinh viên XD vẫn ở bên KTX Bách Khoa (các nhà B7, B8) - còn trưa nào tụi anh cũng sang Nhà ăn của Kinh Tế để ăn cơm. Đánh nhau nữa thì lấy đâu ra chỗ ăn trực, ngủ nhờ và đong gái?

Sau trận huyết chiến ở Hàng Đẫy, Xây Dựng bị cấm tham gia 5 năm, giải bóng đá sinh viên vẫn cứ tiếp tục. Sự kiện này phản ánh những bức xúc và mâu thuẫn của xã hội thời đó: Sinh viên và phần lớn dân tình là đói rách, cả tuần không được miếng thịt nào dầy được bằng cái "môi bé" - mà ngoài đường đã có nhiều kẻ: sang thì cưỡi "DD hay DM vú mỡ", hoặc "Hoàng tử đen CD Bently 90", trung thì ngồi "81 chót - Kim vàng giọt lệ lỗ bô to", thường thì cũng có "BS51 tay nắm hạt na"...đi lại nghêng ngang.


Tụi anh ở ngoại trú còn đỡ, ngoài "cơm ăn 3 bữa, quần áo mặc cả ngày" còn được mẹ dúi cho 500 đồng ăn sáng (được cái bánh giò, chén trà chát, thêm bi thuốc lào hiệu "gà trống vàng" bắn ké) - nhưng các bạn nội trú thì đúng là bi đát. Để các bạn ấy đỡ tủi - thi thoảng, tụi anh lại vào "giao lưu và cải thiện": Lúc thì oánh chắn ở A8 Bách Khoa (nhiều lần bị Tùng, Sâm xung kích và đàn em nó lùa, chạy tuột dép - khối bạn anh bị "bật bãi" hoặc "tăng ca" vì tụi ác ôn này) - Khi thì chơi xóc đĩa ở xóm liều Đồng Tâm, đôi lúc bị xe U-oát của công an lùa, chạy rách cả xịp Thái xịn. Nói chung là quan hệ ngoại trú - nội trú ngày đó rất chi gụi gần thân mật, không như các em và các cháu nó bây giờ.

Kyniem :

Vụ XD, KT hôm đó BK, GT cũng đá trận 3-4 thì phải, em có cô bạn trường kinh tế nên ngồi ngay hàng ghế đầu của kinh tế lúc các "bạn" xây dựng tràn sang em cũng lĩnh một mảnh gỗ vào người^^, nhưng tụi không liên quan như bọn em chỉ dạt ra bên cạnh là xong, còn tụi kinh tế lúc đầu cũng sợ chạy hết lên trên nhưng sau một lúc có sự hỗ trợ của cảnh sát cơ động thì đuổi XD chạy khắp nơi. Cái này theo em có thể xếp vào binh pháp Tôn Tử, XD ở ngoài sân vân động thằng nào không nhiệt tình về hết, còn vài thằng nên tụi KT từ trong chỉ có mỗi đường xông ra đánh cho XD tan tác, có thể nói thua toàn diện^^ (May hôm đó em cầm theo cái thẻ sinh viên BK làm bùa hộ mệnh^^).

Navigator :

Nghĩ lại mới thấy, hôm đó anh được ông bà phù hộ độ trì nhiều ghê lắm, nhiều không để đâu cho hết. Hôm nay anh bỗng có hứng cà kê dê ngỗng, bèn kì cạch gõ ki-bót, kể lại cái chuyện cũ này.

Kể từ lúc ông phó công an quận nhận một nửa hòn gạch vào giữa mặt, thì cái đám ác ôn mặc áo vàng bưởm (mà người ta thường gọi một cách hoa mỹ và lai căng là "công an") cũng không nương tay với sinh viên XD nữa. Hòn gạch ác nghiệt đó bay ra một cách ngẫu nhiên và hoàn toàn vô tình, từ phía khán đài A của XD - khi ông đang cố gắng thuyết phục đám sinh viên hãy giữ bình tĩnh, hãy tin tưởng vào công an, và hãy hành động theo tiếng gọi của tình bạn, tình đồng chí trong giới trí thức. Không những làm tắt lịm cái loa rè có hai cái ngoặc đơn sâu thẳm ở hai bên, hòn gạch còn làm vỡ luôn cả cái kính đổi màu gọng vàng chóe, mà anh đoán là ông hằng yêu quý. Nếu có được sửa lại, chắc là cũng phải khá lâu sau nó mới lại được chễm chệ ngồi lên cái điểm tựa quen thuộc, mà bình dân hay gọi là mũi.


Bọn liên quân KT, BK, GT vốn đã bị tẩn suýt đến đường cùng, đã chịu đựng gần đến điểm tới hạn, nay được công an tiếp sức - được thể làm càn, bắt đầu phản công ráo riết. Cả sân Hàng Đẫy sôi lên như một cái chảo mỡ khổng lồ, những tiếng ùng ục, oàng oạc xen lẫn tiếng kêu thét thất thanh. Cảnh tượng thật vô cùng tang thương, hỗn loạn. Thời điểm đó anh đã đọc xong bộ tiểu thuyết kiếm hiệp rùng rợn bậc nhất, danh chấn giang hồ là “Tàn chi lệnh”, cũng không thấy có cảnh nào tương tự.


Trong thế neo người, khi bị liên quân bật lại thì XD chỉ còn có thể chống đỡ trong hoảng loạn và tuyệt vọng. Có một điều đau lòng là đa phần những người bị dính đòn khiếp nhất lại là những người hiền lành nhất, vì họ không manh động, có ý đứng trên khán đài chờ xem diễn biến, và cuối cùng là bị tấn công không thương tiếc. Cũng phải nói ngay là anh và mấy thằng bạn đứng kề chưa từng động thủ, vỏ chai gạch nửa cũng chưa hề mó đến. Tụi anh chỉ có cái "tội" là adua, hô hào, gào thét, tru tréo méo giật, vân vân...nên từ trước đó đã bị đối phương nguýt, lườm, và ghét.


May cho anh là vì đứng ngay sát cổng ra vào, nên đến những phút cuối cùng cũng biết tự vũ trang cho mình bằng bằng một thanh thép lá, bóc ra từ cái hàng rào an toàn của đoạn tường sát cổng. Nhưng cũng vì thế, mà kẻ thù càng nhớ mặt anh hơn, vì "trường kiếm" của anh dần dà tỏ ra lợi hại. Còn may hơn nữa, trước khi cái cổng bị đóng lại, bằng một cố gắng phi thường anh mở ra được một đường thoát hiểm, chạy bay ra cổng. Vì lúc đó vẫn tỉnh táo, anh hiểu rằng một khi cái cổng đóng lạ, thì anh của các em không đi Văn Điển, cũng vào Xanh Pôn. Sự thực là sau đó, khi bị dồn đến những hàng ghế cuối cùng, rất nhiều bạn XD đã phải liều mạng nhảy xuống phố Trịnh Hoài Đức, từ bức tường cao khoảng hơn 4m của sân vận động. Hậu quả là các loại nạng gỗ của các cơ sở thương bệnh binh tại Hà Nội được bán hết veo vài ngày sau đó.

Chạy ra được bên ngoài không phải là đã thoát. Vì không chỉ mình anh, mà ùa theo đó là một đống những thằng, mặt mũi thì ôi thôi, cô hồn không thể tả, tay chân thì quá là sừng sẹo đen đúa, lại còn cầm theo những cái gì đấy mà anh không kịp nhìn. Anh bụng bảo dạ, làm sao mà chỉ trong vài bốn năm - những mái trường đại học xã hội chủ nghĩa giữa lòng thủ đô văn hiến, đã kịp biến những cậu học sinh lành hiền, ngoan ngoãn ở các chốn làng quê yên bình thoắt cái trở thành những hình thù gớm giếc như này? Đang mông lung nghĩ, anh bỗng lại nghe chúng cả mồm hò hét: "đánh chết cụ cái thằng cao to, trắng trẻo, đẹp giai, mặc sơ mi Tiệp, quần Thái, đi xăng-đan Đức...kia đi...". Gớm mặt, sinh viên trường éo nào mà lại đọc "hàng hiệu" toanh toách thế nhỉ? Mà úi giời ơi, thế này thì đừng hòng mà lẫn được vào đám người lam lũ và lộn xộn ngoài này. Cùng lúc, vì vướng vào ai đó, thanh trường kiếm hộ thân rời khỏi tay, văng ra rãnh nước vỉa hè.

Bỗng một tiếng "đoành" đập vào mang tai anh, vang dội cả lòng phố hẹp, làm những con ri sừng trên hàng xà cừ táo tác. Anh hé mắt ra nhìn, thì ra một chú công an vừa nổ súng cảnh cáo cái đám đang rượt anh, hẳn vì chúng nó trông khiếp quá, phải đến 9 phần khỉ, nửa phần người, nửa phần đười ươi. Đó là lần đầu tiên anh nghe tiếng K59 nổ ngay bên tai. Cũng nhờ có những ngày xưa, từng vào Bình Đà mua thuốc pháo về tự làm, nếu không dễ chừng anh đã ngay đơ cả chân vì sợ. Như điếc, mấy thằng đầu bò đầu biếu kia vẫn kiên trì đuổi theo anh. Chúng bắt đầu tóe ra như để kiếm đồ, nhẫn tâm đến thế là cùng, anh lại đồ rằng bọn này nhất định đã từng "tăng ca".


Đang chạy quáng quàng, lại nghe tiếp một thằng hô rất to “Bắt lấy thằng ôn đẹp giai có ria mép, nó chém gẫy tay thằng Hào rồi”. Ái chà, trong lúc loạn đả rất có thể anh đã từng dùng đến bí kíp “loạn xì ngầu kiếm phổ”, nhưng anh nhớ rõ là chưa hề trúng thằng nào, lại càng không thể chém gẫy tay ai được. (Mặc dù chưa từng giết con người hay con gì bao giờ, nhưng anh từng rất biết cái cảm giác xiên vào cơ thể ai đó). Mà lạ chưa, trong khi còn đang phát hoảng lên vì một lời buộc tội vô căn cứ và kinh khủng như thế - thì anh lại thấy những thằng ở mấy quán nước vỉa hè, cả một thằng bán xăng lẻ, rồi thì như dân tình cả cái phố đó sầm sập lao vào anh. Lập tức anh đã hiểu lờ mờ, khả năng là mình đã dây vào quân khu "phe vé" Trịnh Hoài Đức. Có lẽ, tối nay mình không thể đi dạ hội ở CLB Phương Pháp được nữa rồi. Trong một sát na, anh chợt lặng cả người khi nghĩ đến một kết cục bi thảm đang đến rất gần.

Vậy, cái thằng Hào là nhân vật nào mà lẫy lừng như thế? Thú thực là anh hoàn toàn mù tịt, và cũng éo bao giờ biết được. Anh chỉ biết là anh không chém gẫy tay thằng nào cả. Và anh đồ rằng trong số những con giời đuổi theo anh, chắc hẳn có thằng Đồng anh của nó, hoặc thằng Hùng hay thằng Hoa, em của nó. Anh nhớ là, khi vừa chạy ra khỏi cổng, thế quái nào anh lại kịp nhìn thấy nhiều chú công an đang lập hàng rào chặn một đầu đường Trịnh Hoài Đức (phía chợ Ngọc Hà), bèn cắm đầu về hướng ấy. Cuối cùng, bằng một phát nhẩy cắt kéo, anh vọt ra phía ngoài cái hàng rào đỏ trắng. Các chú công an khu vực (hay gì đấy) chắc cũng không lạ gì tụi đuổi anh, nên có ý che cho anh chạy thoát.

Guồng chân đến thót bụng đứt hơi, đến cổng chợ Ngọc Hà thì anh gặp một ông ẻm, em trai của thằng bạn học. Nó liền chở anh về quân khu Cống Vị, sân nhà của nó. Nằm thở và chờ đến khoảng 8 giờ, anh mới dám mò ra sân để xin lại cái 81 chót đi mượn - với sự hộ tống của 2 thằng cu em. Thế là anh vẫn kịp về thay cái áo và đi dạ hội, lại không quên mua 2 điếu More đen xì, dài thượt để hối lộ anh gác cổng (cái cổng phía Hàng Trống). Lúc anh hòa vào đám nam thanh nữ tú đang gật gù nhún nhẩy - thì trên sân khấu, một cậu chàng đang say sưa gặm cái mic, loa đang phát ra bài "It's a Sin" của Pet Shop Boys./.

Tuesday, October 17, 2006

Mỗi năm dân số VN tăng thêm một tỉnh !

Mỗi năm, dân số Việt Nam tăng thêm một tỉnh. Đó là một trong những thông tin mà TS Nguyễn Đình Cử, Viện trưởng Viện nghiên cứu dân số và các vấn đề xã hội (thuộc Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội) đưa ra tại cuộc giao ban báo chí sáng qua (17/10).

Theo Tổng cục thống kê, năm 2005 Việt Nam có khoảng 83,1199 triệu người, là nước đông dân thứ 13 trên thế giới. Mật độ dân số lên tới 252 người/km2 (trong khi đó các chuyên gia LHQ tính toán để có cuộc sống thuận lợi, bình quân chỉ nên có 30-40 người/km2).

Ông Cử khẳng định Việt Nam là quốc gia có có quy mô dân số rất lớn, mặc dù vậy dân số vẫn đang tăng nhanh, bình quân vẫn ở mức trên 1 triệu người/năm, nghĩa là bằng dân số một tỉnh thuộc loại trung bình.

TS Cử nêu ra 10 đặc điểm của dân số Việt Nam, trong đó lưu ý vấn đề dân số trẻ nhưng đang bước vào thời kỳ quá độ chuyển đổi sang dân số già. Những người sinh ra sau năm 1975 ước chiếm khoảng 63% tổng dân số, tuy nhiên số người từ 60 tuổi trở lên hiện đã chiếm khoảng 9%. Sự mất cân đối giới tính đã bộc lộ những dấu hiệu rất nghiêm trọng do tâm lý thích sinh con trai.

Theo kết quả điều tra năm 1999, tỷ số giới tính chung cả nước ở mức 96,7 nam/100 nữ nhưng đối với nhóm trẻ từ 0-4 tuổi, tỷ lệ các bé trai ngày càng nhiều so với các bé gái.

Vùng đồng bằng sông Hồng có tỷ số giới tính trẻ em cao nhất nước (116/100). Một số tỉnh tỷ số này cao bất thường như An Giang (128); Kiên Giang (125); Kon Tum, Sóc Trăng, Trà Vinh (124)…Thực trạng này nếu không được điều chỉnh sẽ dẫn tới mất cân bằng dân số.

Theo TS Nguyễn Đình Cử, quy mô gia đình Việt ngày càng nhỏ hơn nhưng cũng phức tạp và dễ vỡ hơn. Năm 2002 có 56.478 vụ ly hôn, cao gấp 10 lần so với giai đoạn 1977 – 1982.

Dân số phân bố không đều và mô hình di dân thay đổi. Năm 1999 trung bình trên mỗi km2 đất ở Thái Bình có 1.194 người, trong khi đó ở Kom Tum chỉ có 32 người/km2 (gấp 40 lần).

Sức ép từ nhu cầu việc làm đã dẫn đến tình trạng các luồng di dân tự do và theo dự án không ngừng tăng lên. Riêng giai đoạn 1990-1997 đã có 1,2 triệu dân di chuyển tới các vùng theo dự án.

Tại TPHCM trong giai đoạn 1991-1996 cứ mỗi năm lại tăng thêm 213.000 người. Hướng di dân cũng thay đổi đáng kể, từ di dân Bắc-Nam sang nông thôn-đô thị và trong nước ra nước ngoài. Chỉ tính đến đầu 2004, đã có tới gần 80.000 phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan. Ông Cử dự báo xu hướng di dân sẽ ngày càng sôi động hơn.

Theo TS Cử, về đại thể, Việt Nam vẫn là một nước “tam nông” (nông thôn, nông nghiệp và nông dân) do tỷ lệ dân số đô thị quá thấp. Năm 2004, tỷ lệ dân đô thị cả nước mới đạt 26,3%. Nhiều tỉnh, tỷ lệ dân đô thị chưa đạt tới 10%.

Tỷ lệ dân đô thị ở các nước phát triển khoảng 80%, thậm chí như Singapore lên tới 100%. Chất lượng dân số cũng còn nhiều vấn đề: Chiều cao, cân nặng của thanh thiếu niên Việt Nam vẫn thua kém đáng kể so với các nước quanh khu vực.

Lao động Việt Nam có 4,5% mù chữ, 47% chỉ có trình độ tiểu học, 30% tốt nghiệp THCS và 18,5% tốt nghiệp THPT, 79% lao động từ 15 tuổi trở lên không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, khu vực nông thôn lên tới 87% (số liệu 2003).

TS Cử cũng cảnh báo sức khỏe sinh sản bị tổn thương và đang đứng trước những nguy cơ gay gắt. Nhờ vận động KHHGĐ tốt nên tỷ lệ sinh giảm xuống nhưng lại “bùng nổ nạo phá thai”. Hàng năm số ca nạo phá thai bằng số ca sinh.

Việt Nam bị xếp vào nhóm nước có mức nạo phá thai cao nhất thế giới. Đặc biệt trong số này, vị thành niên và thanh niên chiếm khoảng 300.000 ca.

Lại BS Ái !

Sự thực về “Viện giải phẫu thẩm mỹ Á Châu” và ông chủ “Viện sĩ”

Ở Mỹ có một tổ chức tư nhân gọi là American Academy of Cosmetic Surgery (AACS), quy tụ những bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ nhưng họ trả lời AACS chưa hề có một thành viên chính thức nào tên là Nguyễn Xuân Ái, bởi lẽ để được kết nạp là thành viên của AACS, phải trải qua những kiểm tra rất gắt gao.

Trước hết, xin được bắt đầu bằng bốn chữ “giải phẫu thẩm mỹ” (GPTM). Giới bác sĩ - nhất là bác sĩ Ngoại khoa ở TP HCM không ai là không khỏi bật cười khi nhìn thấy cụm từ này trong các quảng cáo của "tiến sĩ" Nguyễn Xuân Ái, bởi lẽ nghề Y không hề có cái gọi là “giải phẫu thẩm mỹ”, mà chỉ có “phẫu thuật chỉnh hình” hoặc “phẫu thuật thẩm mỹ” (cosmetic surgery – plastic surgery).

Hồi còn sống, Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Quang Quyền, người nổi tiếng trong ngành Nhân chủng học – Đại học Y Dược TP HCM đã không ít lần phê phán: “Giải phẫu là mổ để tìm hiểu cơ chế gây bệnh, hoặc tìm hiểu nguyên nhân làm chết người. Còn mổ trên cơ thể sống thì phải là phẫu thuật”.

Ấy vậy mà suốt hơn 10 năm, trên một số tờ báo và tạp chí - cũng như trong các tờ bướm và trên bảng hiệu treo tại những cơ sở của mình, “tiến sĩ” Nguyễn Xuân Ái vẫn cứ hiên ngang giới thiệu bằng những lời lẽ rất kêu: “Trung tâm phát triển GPTM Á Châu, GPTM toàn diện từ khuôn mặt tới thân hình, lấy da dư, lấy mỡ thừa, nâng ngực, nâng mông...”, nghĩa là trong đó, có những trường hợp mổ lớn, cần gây mê sâu mà đến nay, hầu như vẫn chưa một cơ sở tư nhân nào được ngành chức năng cấp giấy phép.

“Viện sĩ” Nguyễn Xuân Ái người như thế nào?

Nếu nói “Trung tâm phát triển GPTM Á Châu” ly kỳ bao nhiêu, thì những học vị mà ông Ái có được cũng ly kỳ không kém. Tự giới thiệu về mình, ông khoe: “Năm 1972, tốt nghiệp tiến sĩ y khoa chuyên khoa GPTM và tạo hình” nhưng không cho biết tốt nghiệp ở đâu. Nếu lấy mốc thời gian để so sánh, thì ông Ái sinh năm 1942, và năm ông tốt nghiệp “tiến sĩ”, ông mới 30 tuổi(?).

Cũng cần thêm rằng từ ngày có các trường đại học y khoa ở Việt Nam nói riêng - và thế giới nói chung, thì trong giáo trình Ngoại khoa, chưa hề có môn học nào gọi là “giải phẫu thẩm mỹ” - mà chỉ có các bài giảng về “phẫu thuật chỉnh hình đầu, mặt, cổ; phẫu thuật chỉnh hình các chi, v.v...”. Hầu hết bác sĩ hành nghề phẫu thuật thẩm mỹ hiện nay đều xuất thân từ những ngành này.

Hơn nữa, trước ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, các trường đại học y khoa ở miền Nam (Huế, Sài Gòn), đều chỉ đào tạo bác sĩ đa khoa rồi sau đó, ai muốn đi chuyên sâu về ngành gì, thì tiếp tục học chương trình sau đại học nên không thể có chuyện ngay lập tức ông Nguyễn Xuân Ái “tốt nghiệp tiến sĩ y khoa chuyên khoa GPTM” được.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, trước tháng 4/1975, sinh viên Y khoa ở miền Nam năm học cuối (năm thứ 6) phải thi 2 học kỳ, gồm 4 môn là Nội khoa, Ngoại khoa, Sản khoa và Nhi khoa. Nếu đậu cả 2 học kỳ, sinh viên sẽ được cấp “Chứng thư tốt nghiệp 4 môn cuối cùng”. Sau đó, tùy theo từng người - có người 1 năm, 2 năm, thậm chí có người 4 hoặc 5 năm sau mới làm luận án tốt nghiệp. Nếu bảo vệ thành công luận án ấy, mới được cấp bằng, tên chính thức là: “Văn bằng Tiến sĩ Y khoa quốc gia”.

Vì thế, chưa hề có ai “siêu” như “tiến sĩ” Nguyễn Xuân Ái: Tốt nghiệp Y khoa từ năm 1972, mà chỉ trong vòng 1 ngày (từ 26/4/1975 đến 27/4/1975), ông đã bảo vệ thành công luận án, rồi có ngay tấm bằng “Tiến sĩ Y khoa quốc gia”, nhìn rất oách!

Cũng trong phần tự giới thiệu, ông Nguyễn Xuân Ái cho biết, từ năm 1972 đến năm 1975, ông là bác sĩ “tạo hình và tổng quát tại Bệnh viện Quảng Ngãi”. Theo bác sĩ Tôn Thất X., tốt nghiệp Đại học Y khoa Huế năm 1974, thì: “Gần ngày giải phóng, vẫn thấy Nguyễn Xuân Ái lảng vảng ở trường. Tôi nhớ những năm 1972, 1973, 1974, sinh viên Y khoa Huế có những đợt đi thực tập ngắn ngày tại một số bệnh viện ở miền Trung, như Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quảng Trị. Nếu Nguyễn Xuân Ái nói là bác sĩ tạo hình ở Bệnh viện Quảng Ngãi năm 1972, thì có lẽ ông ấy đi... tạo hình trong đợt này”.

Khi ông “Viện sĩ” nổ tung trời

Không chỉ “nổ” về bằng cấp, ông Nguyễn Xuân Ái còn “nổ” nhiều cú động trời khác - mà mục đích không ngoài việc tạo uy tín để câu móc bệnh nhân về cho ông... “giải phẫu”. Ông tự xưng ông là “Giáo sư quốc tế GPTM”, là “thành viên Hội Hút mỡ Hoa Kỳ”, là “thành viên Hội GPTM quốc tế bằng tia laser”, là “thành viên Hội GPTM ngực Hoa Kỳ”, là “Viện sĩ Viện hàn lâm GPTM Hoa Kỳ, châu Á, châu Âu” (tên viết tắt của những tổ chức này là AACS, FEACS, ICACS...).

Bên cạnh đó, “tiến sĩ” Ái còn cho ra lò “Viện đại học GPTM Á Châu”, trụ sở đặt tại 116A, đường Cao Thắng, quận 3, TP HCM. Ông nói (trích nguyên văn từ băng ghi âm): “Cần gì phải xin phép vì trường đó là trường quốc tế, ở đây chỉ có tôi thôi, mà tôi cũng ra nước ngoài giảng dạy...”.

Để kiểm chứng những thông tin vừa kể, chúng tôi đã nhờ một cộng tác viên Chuyên đề ANTG, hiện sống tại bang California - Mỹ, là anh Quy Ca tìm hiểu giúp. Theo những gì mà cộng tác viên chúng tôi thu thập được, thì ở Mỹ có một tổ chức tư nhân gọi là American Academy of Cosmetic Surgery (AACS), quy tụ những bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ để trao đổi và học hỏi kinh nghiệm nghề nghiệp, nhưng họ trả lời AACS chưa hề có một thành viên chính thức nào tên là Nguyễn Xuân Ái, bởi lẽ để được kết nạp là thành viên của AACS, phải trải qua những kiểm tra rất gắt gao (chẳng hạn như bằng bác sĩ phải là bằng được quốc tế công nhận, có ít nhất là 5 công trình về phẫu thuật thẩm mỹ được xác nhận và đăng tải trên những tạp chí y học uy tín như Lancet, Cosmetic Surgery Magazine...).

Tương tự như vậy, khi trao đổi qua điện thoại với bác sĩ Trịnh Văn Quân, tốt nghiệp Đại học Y Sài Gòn năm 1972 và hiện hành nghề tại Athens Avenue, Lincoln, bang California, Mỹ, thì được ông Quân cho biết: “Ở Mỹ, về mặt chính thống, tôi chưa hề nghe thấy cái gọi là Viện hàn lâm GPTM, mà chỉ có Viện hàn lâm Y học, Viện hàn lâm Kịch nghệ, Viện hàn lâm Điện ảnh...

Nếu có, thì viện này đặt trụ sở ở đâu, ai là viện trưởng, quy chế hoạt động của viện là gì, thành viên gồm những ai, được ngành y tế của những quốc gia nào công nhận? Tôi cũng đã liên lạc với một số đồng nghiệp ở Australia, ở Canada nhưng cũng như tôi, chẳng ai biết gì về cái viện này”.

Nếu quả thật “tiến sĩ” Nguyễn Xuân Ái là “Giáo sư quốc tế GPTM”, thì chắc hẳn các trường đại học y khoa, các bệnh viện nơi có chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ trên thế giới, phải... trải thảm đỏ mời ông đến giảng. Thế nhưng, mất gần nửa ngày để tìm trên mạng Internet, danh sách những giáo sư, bác sĩ giảng viên (kể cả giảng viên thỉnh giảng) của 23 trường đại học y khoa có ngành phẫu thuật chỉnh hình ở Mỹ, 9 trường ở Anh, 12 trường ở Pháp, 6 trường ở Australia cùng một số trường khác ở Singapore, Hàn Quốc, từ năm 1990 đến 2005, chúng tôi không thấy tên “tiến sĩ” Ái nằm ở đâu!

Tìm hiểu thêm về những lần ông Nguyễn Xuân Ái xuất cảnh, thì chẳng có lần nào ông xuất cảnh với lý do đi... giảng dạy, mà hầu hết là du lịch, thăm thân nhân, đi hội nghị, tu nghiệp ngắn ngày.

Có lần, ông ra nước ngoài theo thư mời của International Journal of Cosmetic Surgery (IJCS - tạm dịch là Tổ chức báo chí quốc tế viết về ngành phẫu thuật chỉnh hình), và cũng chỉ duy nhất trên trang web của tổ chức này, có một bài báo do ông Ái viết (hoặc nhờ người khác viết bằng tiếng Anh), trong đó ông “nổ” chỉ trong 5 năm, ông đã mổ nâng ngực cho 500 trường hợp (nghĩa là bình quân cứ ba ngày rưỡi, ông mổ cho một người – chưa kể hàng trăm trường hợp mổ nâng mông, mổ cắt mắt, mổ căng da mặt... Nếu tin vào những điều ấy và nếu chia mỗi ca mổ theo đơn vị thời gian, thì ông Ái khỏe thật. Ngày nào ông cũng mổ từ sáng đến tối!).

Tìm hiểu thêm, hóa ra trang web của IJCS là trang web mở - nghĩa là ai cũng có thể gửi bài lên, miễn cứ viết về phẫu thuật chỉnh hình (kể cả chôm bài người khác rồi xào nấu thành bài của mình), đều được.

Để đánh bóng tên tuổi mình, từ ngày 14 đến ngày 16/8/2004, “tiến sĩ” Nguyễn Xuân Ái đã đứng ra tổ chức một hội nghị mang tên “Những quan điểm khác nhau về phẫu thuật thẩm mỹ Đông phương và Tây phương”, tại khách sạn Legend Saigon, với thành phần tham dự - theo như giới thiệu, gồm 26 giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ đến từ Mỹ, Italia, Anh, Nhật Bản, Indonesia, Philippines, Trung Quốc, Venezuela, Hàn Quốc... (mà theo nhiều nguồn tin, thì có “giáo sư” chỉ là kỹ thuật viên phòng mổ, hoặc chủ doanh nghiệp cung cấp thiết bị y khoa).

Trong nước có Tiến sĩ Phạm Văn Linh, Hiệu trưởng Đại học Y khoa Huế, Tiến sĩ Lê Hành, BV Chợ Rẫy (chúng tôi đã liên lạc với Tiến sĩ Lê Hành để hỏi về hội nghị này nhưng không gặp được vì ông đang nghỉ phép), bác sĩ Đặng Quốc Trinh (Thẩm mỹ viện Trinh), bác sĩ Hà Văn Hùng, Bệnh viện Quy Nhơn và đặc biệt là “Tiến sĩ” Nguyễn Xuân Cương, Giám đốc “Bệnh viện chuyên khoa GPTM Sài Gòn”.

Mặc dù “Bệnh viện chuyên khoa GPTM Sài Gòn“ của ông chưa được ngành chức năng công nhận, nhưng “tiến sĩ” Cương cũng “nổ” không kém gì “tiến sĩ” Ái: “Viện sĩ Viện hàn lâm GPTM thế giới”, “Giáo sư đại học GPTM quốc tế”, nhưng kỳ lạ nhất là cái chức danh “Giáo sư thỉnh giảng và biểu diễn GPTM tại Viện hàn lâm GPTM Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia”.

Trở lại chuyện hội nghị “Những quan điểm khác nhau về phẫu thuật thẩm mỹ Đông phương và Tây phương”, điều đáng nói là trước khi tổ chức, “tiến sĩ” Nguyễn Xuân Ái đã không thông qua Sở Y tế TP HCM, mà xin giấy phép của Cơ quan Xúc tiến đầu tư (!?).

Đầu voi đuôi chuột, hội nghị “Những quan điểm khác nhau về phẫu thuật thẩm mỹ Đông phương và Tây phương”, theo ý kiến ngành Y tế là “hội nghị chui”. Bác sĩ Jackson, Khoa Phẫu thuật chỉnh hình đầu mặt cổ - Bệnh viện Massachussets, Mỹ - người đã tham dự hội nghị, khi trao đổi với cộng tác viên Chuyên đề ANTG tại California qua điện thoại, đã nói như sau: “Tôi chẳng biết ông Ái là ai, cũng chưa hề gặp ông ấy. Khoảng đầu tháng 5 – 2004, tôi nhận được thư mời của The Asia Cosmetic Surgery Development, do “tiến sĩ“ Nguyễn Xuân Ái ký, mời tôi tham dự, chi phí đi lại, ăn ở do ông Ái lo thì tôi đi. Lúc đó, tôi tin rằng đây là một hội nghị hoàn toàn nghiêm túc, nhưng sự thật lại khác hẳn. Nhiều người trong số đó như Giáo sư Fisher - Italia, Giáo sư Steven - Mỹ, Giáo sư Takehida - Nhật Bản cũng đều có cảm nghĩ như tôi...”

Tân tinh thần thể dục

@One, from traicasau.com

Sorry em One, bác thấy hay quá, lỡ tay lấy bỏ sang đây ...

Trường X., cuối năm Ất Dậu, có người đi họp trên phòng nhân tiện mang công văn về:

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*
Phòng Giáo dục quận XX.
Công văn số 12345678
V/v: Tham gia thi đấu và cổ vũ Hội khoẻ Cán bộ - Giáo viên - Công nhân viên ngành Giáo dục quận nhà.

Hoà chung vào phong trào thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội lần thứ X của Liên hiệp Tờ đấy, lãnh đạo quận chỉ đạo tổ chức Hội khoẻ CB - GV - CNV ngành ta. Thời gian địa điểm diễn ra Hội khoẻ được xác định ở nhà thi đấu quận, ngày rằm tháng Chạp năm nay. Dự kiến sẽ có nhiều bậc lãnh đạo của thành phố và các huấn luyện viên thể thao chuyên nghiệp của quốc gia tới dự để đánh giá phong trào thể dục thể thao trong ngành và tuyển chọn một số gương mặt mới cho các đội tuyển. Vậy, thay mặt ban tổ chức Hội khoẻ, trưởng phòng Giáo dục quận XX. đề nghị hiệu trưởng trường X. chuẩn bị.

1. Cử một số CB - GV - CNV khẩn trương luyện tập để tham gia tranh tài vòng loại trong ít nhất 3/5 nội dung thi đấu của tất cả các môn (ở đây tất cả nghĩa là cầu lông).

2. Bố trí các CB- GV - CNV và học sinh, đúng 13h chiều ngày rằm tháng Chạp phải trang phục chỉnh tề, có mặt tại nhà thi đấu để dự lễ khai mạc Hội khoẻ. Không ai được vắng mặt, kể cả người đã thua trong vòng loại.


***

Thị Zi nhăn nhó, nói:

- Lạy mày, mày làm phúc tha cho tao cuối năm nhiều việc lắm. Mà năm ngoái tao vừa đánh đôi nữ được huy chương đồng rồi còn gì.

Thị Que cau mặt, lắc đầu, giơ cái cán vợt cầu lông lên, dậm doạ:

- Kệ mày, năm nay lại có giải, mày lại phải đánh. Hiệu trưởng trường tao nhớ mặt mày rồi.

- Sư mày chứ! Tao đi lấy ai làm nốt mấy đề tài, cuối năm lấy đâu ra tiền.

- Thì hôm sau mày về làm bù, không được à?

- Mày cứ làm như cơ quan tao là cái chợ, sếp tao là ông từ giữ đền ấy! Hạn đã định rồi tao không làm trừ lương trừ thưởng...

- Thì mày cố đánh lấy cái huy chương vàng là có thưởng ngay ý mà.

- Xin bà! Huy chương vàng may ra được thưởng trăm nghìn, mà chắc gì đã được huy chương vàng.

- Tao không biết! Mày là bạn tao mày phải đi đánh cho tao.

***

Thị Oẳn vừa bước ra khỏi hàng bún chả thì thấy thị Bi bịt mặt lao tới:

- May quá, mày ăn xong rồi. Đi cổ vũ con Zi với chị.

- Cổ vũ gì, Zi nào?

- Thì con Zizi ở Trại mình ý. Nó đi đánh cầu lông ở hội khoẻ.

- Hội khoẻ ở đâu?

- Ở nhà thi đấu quận XX.

- Èo, xa thế. Mà em không biết đường đâu.

- Xa cũng phải đi. Đường thì hỏi, tao cũng có biết quái đâu.

- Nhưng mà…

Thị Bi trừng mắt trỏ vào chậu chả băm đầy tú hụ cháy sém:

- Không nhưng nhiếc gì hết! Học sinh trường con Que đi thi thử trắc nghiệm ngoại ngữ hết rồi, đang thiếu người cổ vũ. Mày không đi thì ở đây cho người ta mổ ra làm chả à?

- Vâng vâng, em đi, em đi ngay! - Oẳn cụp tai nổ máy xe, lát sau mới thẽ thọt nhìn sang Bi - Nhưng mà cho em hỏi, Que là ai thế?

***

Quá ngọ hôm rằm tháng Chạp, ở lối vào nhà thi đấu, thị Que đứng chống nạnh bĩu môi nhìn nhúm cổ vũ viên:

- Sao chúng mày ăn mặc như nhà có trở thế hả? Không nghe tao dặn là mặc áo trắng quần xanh mũ lưỡi trai vàng à?

- Giết ai ra áo trắng quần xanh mũ lưỡi trai vàng giờ này! Mày cứ vẽ chuyện.

- Nhưng đấy là đồng phục của học sinh trường tao.

- Thì mày cứ bảo bọn tao là nhân viên bán hàng căng tin thôi. Tao không làm học sinh đâu.

- Ừ, kể ra mày làm học sinh cũng hơi già quá thật. Thôi, vào đi! Con Zi đang đợi.

***

Thị Zi cởi quần, đôi bắp đùi phô ra trắng như bông bưởi. Vừa làm mấy động tác khởi động thị vừa ngó nghiêng trang phục đối thủ. Lát sau nhúm cổ vũ thấy thị chỉ về phía sân bên kia, cười ngặt nghẽo. Thị Que nãy giờ mất hút bỗng xuất hiện, giọng hồ hởi:

- Zi ơi mày mặc quần vào đi. Còn lâu mới đến lượt. Thằng N. nó còn phải đánh đơn nam. Mà sao mày cười như ma làm thế con kia?

- Có mấy em mặc quần bò đi giày cao gót ra sân đánh cầu - Bi nhanh nhảu trả lời.

- Ôi dào, thây kệ chúng nó. Mặc thế thì con Zi mới có cơ huy chương vàng!

Nhúm cổ động viên đồng thanh:

- Cũng phải!

Zi mở túi rút chiếc quần thể thao rộng lụng thụng vừa cởi ra, chưa kịp mặc vào thì thấy N. - người đánh cặp vừa gặp - hớt hải chạy tới:

- Chị Que ơi chị Que ơi?

- Gì?

- Em tên đầy đủ là gì, dạy môn nào?

- Mày tên là Nguyễn Văn H., dạy thể dục. Giời ạ, nhắc bao nhiêu lần!

- Rồi rồi, lần này thì nhớ kỹ rồi. Mà chị Zi mặc quần vào đi, mặc quần soóc mãi rét tím chân đấy.

***

Trận bán kết đơn nam diễn ra chóng vánh. Dù vận động viên đối thủ có cả một lớp đồng phục nghiêm chỉnh đi cổ vũ thầy cũng không thể chống cự nổi tay vợt hai lần vô địch giải Vườn hoa Con Cóc mở rộng. Vậy là trường X. cầm chắc một huy chương bạc. N. từ sân đấu xách vợt lên khán đài thấy nhúm cổ động viên và Zi đang say sưa theo dõi trận đơn nữ giữa hai đối thủ, một buộc tóc hai bên đội mũ nồi theo kiểu đoàn viên Cô-xô-môn quá lứa, một trẻ trung quần jeans đùi bạc giày Spice Girls bàn là.

- Cứ đưa cầu qua lại thế này chắc bất phân thắng bại nhỉ!

- Làm gì đến nỗi, độ mười phút nữa là có đứa nhỡ tay để rơi cầu ý mà.

- Thế mỗi séc cũng phải hơn ba tiếng mới xong.

- Ừ thì ở đây chỉ chơi một séc, ai thua biết ngay. Mà tao nghe nói chỉ tính mười lăm điểm chứ không phải hăm mốt như bình thường đâu.

- Ô chúng mày xem, vừa mới đổi giao cầu. Em đi giày cao tung cầu như gái Thái tung còn.

- Như thế mới nhanh hết séc chứ! - N. chen vào - Lần này chị Zi cởi quần được rồi. Sau trận tứ kết nữ kia là đến trận của bọn mình.

Nhúm cổ động viên lại nhao lên:

- Cái gì, sao đơn nữ mới đến tứ kết?

Que phẩy tay ra vẻ hiểu biết:

- Thì giáo viên nữ đông mà vòng loại hôm qua lại không cho thi đấu qua đêm nên mới thế! Mà đấy là con Zi nó không tham gia nên bơn bớt đi rồi.

***

Trận đôi nam nữ diễn ra cũng vô cùng chóng vánh. Dù chưa được phối hợp trước buổi nào nhưng tay vợt vô địch giải Vườn hoa Con cóc mở rộng và hoa hậu cụm sân Điện Biên Phủ cũng hợp đồng tác chiến khiến đối thủ gác vợt với tỷ số 21 - 11 khiêm tốn. Vậy là trường X. chắc suất thêm một huy chương bạc nữa. Trong lúc cả nhúm cổ động viên còn đang reo hò mừng rỡ thì mặt Que nhuốm vẻ lo âu sầu muộn rất trữ tình.

- Biết làm thế nào bây giờ…

- Làm sao?

- Cứ đà này con Zi thằng N. sẽ đoạt huy chương vàng.

- Thì tốt chứ sao?

- Hay mày sợ người ta phát hiện ra chuyện tráo người? - Bi hạ giọng.

- Không, vô tư đi! Bọn kia cũng tráo ý mà.

- Thế thì còn lo cái nỗi gì??!!

- Nhỡ mấy ông huấn luyện viên ngồi trên kia gọi tên tao vào đội tuyển quận đi đánh giải toàn thành…

Cuộc chiến giữa hai nhà Kiều học !

Nhà Kiều học Nguyễn Quảng Tuân đã đâm đơn kiện chuyên gia Kiều học - PGS-TS Đào Thái Tôn (Viện Nghiên cứu Hán Nôm) để buộc ông Tôn tội vu cáo, tội xâm phạm bản quyền và đòi bồi thường 50 triệu đồng

Đây là lần đầu tiên chuyện học thuật của một giới luôn tự đắc “duy hữu độc thư cao”, đã chuyển từ “đấu khẩu” sang “đáo tụng đình”. Chưa hết, mới đây, vụ kiện này lại có thêm những diễn biến ly kỳ không thể tưởng tượng được...

Đấu khẩu không xong thì “đáo tụng đình”...-

Chuyện là hôm 17-2, Tòa án quận Ba Đình (Hà Nội) đã có văn bản gửi ông Tôn thông báo việc thụ lý vụ án. Trước hết là chuyện phía nguyên đơn (ông Nguyễn Quảng Tuân) xin được... rút phần thứ hai trong đơn khởi kiện (là phần có nội dung cáo buộc ông Tôn có hành vi vu khống ông Tuân qua bài viết trên tạp chí Nghiên cứu văn học), vì ông muốn “dành” phần này cho một “vụ” khác. Do đó, trong vụ này, ông chỉ xin giữ lại phần thứ nhất của đơn kiện (là phần cáo buộc ông Tôn xâm phạm quyền tác giả).

Nhưng trái lại, ông Tôn gửi đơn phản tố tới Tòa án quận Ba Đình, nằng nặc đề nghị không cho ông Tuân rút phần nội dung thứ hai trong đơn khởi kiện mình. Bởi theo lời ông Tôn thì suốt mấy tháng nay, ông Tuân đã mở “chiến dịch” tuyên truyền “xuyên tạc”, “vu khống” khắp nơi, từ cấp trung ương đến cấp địa phương, thậm chí cả các tòa soạn báo để “bịt miệng” ông Tôn, khiến ông quá “xấu mặt”! Không dừng ở chỗ đó, ông Tôn sẽ cương quyết không hòa giải! Ông còn lớn tiếng rằng ông sẽ làm đơn khởi kiện lại nguyên đơn về... hành vi vu khống. Như vậy sẽ phát sinh thêm một vụ án nữa, tức là vụ Đào Thái Tôn kiện Nguyễn Quảng Tuân, bên cạnh vụ Nguyễn Quảng Tuân kiện Đào Thái Tôn mà Tòa án quận Ba Đình (Hà Nội) đang thụ lý. Bằng lập luận của mình, ông Tôn cho rằng nếu quả tình ông đã vu khống ông Tuân thì, theo quy định pháp luật, ông Tuân chỉ có quyền buộc tòa soạn nơi in bài của ông phải cải chính. Trường hợp tòa soạn không cải chính, không xin lỗi hoặc xin lỗi không theo quy định pháp luật, thì ông Tuân mới có quyền khiếu nại với cơ quan chủ quản báo chí, cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí và khởi kiện ông Tôn tại tòa án. Do đó, ông Tôn kết luận “ông Tuân đã khởi kiện... sai đối tượng” (mà đáng lẽ phải khởi kiện tạp chí Nghiên cứu văn học mới đúng!), đồng thời ông này còn vi phạm cả quyền nhân thân!

Trong đơn phản tố, ông Tôn còn yêu cầu Tòa án quận Ba Đình buộc ông Tuân phải xin lỗi công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời phải bồi thường thiệt hại danh dự cho ông bằng tiền, với mức bồi thường lên tới... 107 triệu đồng (gấp 2 lần bên nguyên), bao gồm: tiền chi phí tư vấn pháp luật, tiền mua tài liệu pháp luật, tiền xe cộ đi lại để bù đắp tổn thất tinh thần mà ông phải gánh chịu, chưa kể khoản thu nhập thực tế của ông đã bị mất hoặc giảm sút trong thời gian qua!

Xấu chàng, hổ ai!

Thật ra, trong giới học thuật, chả ai lạ gì hai ông Tôn - Tuân với những cuộc khẩu chiến nảy lửa quanh chữ nghĩa Truyện Kiều (Nguyễn Du) suốt mấy chục năm nay. Mỗi ông đều cho mình là người tiếp cận được chân lý, còn đối phương là kẻ “gây nhiễu”, “chụp mũ”, “vu khống và trắng trợn leo thang vu khống”... Tuy nhiên, phía ông Tuân cũng không kém phần “quyết liệt” để mong giành phần thắng về mình. Ông Tuân cũng cho rằng ông Tôn đang cố tìm mọi cách kéo báo chí vào cuộc để gây xì căng đan. Vì thế, ông cũng khuyến cáo “nếu đơn thuần chỉ nghe Đào Thái Tôn thì vô hình trung đã khuyến khích sự vu khống và đưa ra những ý kiến chưa chính xác, làm rắc rối sự việc”. Vuốt mặt chẳng thèm nể mũi, hai ông cũng chả ngại ngần lời qua tiếng lại trước bàn dân thiên hạ bằng những từ ngữ rất nặng nề nằm ngoài phạm vi học thuật.

Và, giọt nước cuối cùng đã tràn ly khi ông Tôn cho in Văn bản Truyện Kiều - Nghiên cứu và thảo luận do ông đứng tên tác giả (Nxb Hội Nhà văn, 2001, tái bản năm 2003) có tới 4 bài viết của ông Tuân mà không hỏi ý kiến ông. Chưa hết, ông Tôn còn khẳng định ông Tuân mắc tội “bịa đặt, chụp giật bản Nôm quyển Kim Vân Kiều Truyện, tội “làm giả tờ bìa quyển Đoạn trường tân thanh, tội “chiếm đoạt bản Liễu Văn Đường”. Tức khí, ông Tuân - dù tuổi cao, sức yếu, cũng phát đơn kiện tới cùng!

Trong đơn kiện, ông Tuân khẳng định ông Tôn xâm phạm quyền tác giả - khi in bài của ông mà không hề xin phép. Thế nhưng cái “đau” nhất của ông không chỉ ở chỗ bị “đoạt tác quyền” - mà ở chỗ công sức hơn nửa thế kỷ nghiên cứu Truyện Kiều của ông bị đổ xuống sông xuống bể khi đối thủ cho đăng tới 82 chú thích dưới từng trang viết của ông để chứng tỏ ông mới là kẻ ít hiểu biết! Ông nói: “Nếu ông (Tôn) có in thì cũng chỉ được in đúng nguyên văn bài tôi đã viết. Đằng này ông lại bình chú khắp các trang để giành phần phải về mình”.

Bác lại lập luận của ông Tuân, ông Tôn cho rằng: Khi đưa in Văn bản Truyện Kiều - Nghiên cứu và thảo luận, ông thấy cần tập hợp đầy đủ các bài tranh luận vào cuốn sách, nên đã in lại trung thành 4 bài của ông Tuân như những tài liệu đối chứng để bạn đọc tiện theo dõi, do vậy không cần phải... xin phép! Trong khi ông Tôn khăng khăng phủ định việc vi phạm tác quyền thì ông Tuân cũng khăng khăng phủ định tội “chụp giật bản Nôm quyển Kim Vân Kiều Truyện mà ông Tôn gán cho... Tương tự, ông cũng lần lượt phủ nhận tội làm giả tờ bìa Đoạn trường tân thanh và chiếm đoạt bản Liễu Văn Đường v.v... bằng những lập luận không phải không có lý...

Hiện, Tòa án quận Ba Đình chưa có phán quyết gì. Ăn cắp một con gà còn bị đưa ra tòa thì không có lý gì để không làm rùm beng vụ ăn cắp một quyển sách (nếu sự thật như thế). Nhưng đấy là chuyện pháp lý, chứ ở góc độ văn hóa ứng xử, có lẽ “đóng cửa bảo nhau” vẫn tốt hơn là bù lu bù loa “xấu chàng hổ ai”. Chẳng biết mèo nào cắn mỉu nào, song ông Tôn (64 tuổi) thì mệt bở hơi tai, bỏ cả công cả việc để theo hầu kiện, ông Tuân (81 tuổi) thì mất ăn mất ngủ, cũng chẳng sung sướng gì hơn... Tranh luận học thuật giữa các nhà nghiên cứu là điều hết sức bình thường trong đời sống học thuật. Nhưng tranh luận dẫn đến kiện tụng, rồi nói xấu nhau khắp nơi, thì không đơn giản chỉ là câu chuyện của pháp luật, mà còn là câu chuyện chẳng hay ho gì về văn hóa ứng xử của những người thường được xã hội nhìn nhận là có văn hóa cao!

Cuộc đấu khẩu giữa hai ông nghè tân thời

Nhà văn-GS.TS Mai Quốc Liên và nhà văn - PGS.TS Đào Thái Tôn có nguy cơ chuyển từ mặt báo sang... tòa án?

Sự việc bắt đầu từ hai bài viết của ông nghè Tôn trên Văn nghệ Trẻ số 46-47/2005, kết tội ông nghè Liên “lấy cớ “dịch lại” để lần lượt xóa tên các học giả nổi tiếng, ghi tên mình lên các cuốn sách lớn (như Thơ chữ Hán Nguyễn Du, Nguyễn Trãi toàn tập...)”.

Đáp lại, cũng trên Văn nghệ Trẻ số 47-48/2005 và một bài viết dài gửi đến nhiều cơ quan báo chí, ông nghè Liên kết tội ông nghè Tôn “gây nhiễu”, “chụp mũ”, “vu khống và trắng trợn leo thang vu khống, không từ một giới hạn nào để đạt mục tiêu hả lòng đố kị, ghen ghét”.

Ông Liên chê ông Tôn “học hành ít ỏi, Hán văn chỉ có 4 năm, sau đó 19 năm đi làm việc khác không dính đến chữ Hán,..., Nôm không học, phải đi hỏi, ngoại ngữ không có. Có biết gì tiếng Pháp đâu...”

Đối lại, ông Tôn cho rằng ông Liên “với trình độ chữ Hán hiện có” không thể làm được các công trình mà ông đã đứng tên. Rất nhiều từ “nặng đô” đã được dùng trong lúc lời qua tiếng lại: “láo xược”, “xảo trá”, “phản phúc” , “điên cuồng”..., rồi “đạo văn”, “hung bạo”, “lén lút”, “chỉ điểm”...

Nghe nói, Ban Kiểm tra Hội Nhà văn VN đã phải họp 3,4 lần nhưng vẫn chưa đưa ra được phán quyết. Trong khi đó thì ngày 17/2, tòa án Nhân dân quận Ba Đình (HN) đã có văn bản gửi ông nghè Tôn, thông báo quý tòa đã thụ lý vụ án ông đồ Nguyễn Quảng Tuân (sinh năm 1925, thành viên Hội đồng khoa học của Trung tâm nghiên cứu Quốc học do ông nghè Liên làm Giám đốc) kiện ông Đào Thái Tôn về tội xâm phạm quyền tác giả và tội vu khống, đòi bồi thường tổng cộng 65.000.000 đồng!

Chắc vì tuổi cao, lại cư trú tại Tp Hồ Chí Minh nên ông Nguyễn Quảng Tuân đã ủy quyền cho Tiến sĩ luật học Cù Huy Hà Vũ (con trai nhà thơ Huy Cận- nguyên Chủ tịch HĐKH Trung tâm Quốc học) theo đuổi vụ kiện?

Xem ra vụ việc đã đi khá xa, không còn là chuyện xích mích giữa hai người đồng hội, đồng nghiệp, đồng môn nữa. Ông nghè Liên đã từ thế thủ chuyển sang thế công.

Không hiểu ông nghè Tôn (vốn ban đầu chỉ định khoanh trong phạm vi học thuật?) sẽ chống đỡ thế nào?

Dịch thơ trên thanhnienxame.net !

Ngày xửa ngày xưa, có bài hát thế này :

The End of the World

Why does the sun go on shining?
Why does the sea rush to shore?
Don't they know it's the end of the world,
`cause you don't love me anymore?

Why do the birds go on singing?
Why do the stars glow above?
Don't they know it's the end of the world?
It ended when I lost your love.

I wake up in the morning and I wonder why ev'rything's the same as it was.
I can't understand, no I can't understand, how life goes on the way it does!

Why does my heart go on beating?
Why do these eyes of mine cry?
Don't they know it's the end of the world?
It ended when you said good-bye.

Bản dịch số 1 Wasabi, thanhnienxame.net

Thế giới đã ngừng lại

Sao mặt trời vẫn còn toả nắng trên cao?
Sao con sóng vẫn còn đánh bờ rì rào?
Chúng lẽ nào không biết thế giới đã ngừng lại,
vì anh không còn yêu em như hôm nao?

Sao con chim vẫn còn hót trên cành?
Sao bầu trời đêm vẫn còn sao xa lấp lánh?
Chúng lẽ nào không biết thế giới đã ngừng lại?
Thế giới đã ngừng lại khi em đánh mất tình anh.

Em thức dậy một sớm mai và em tự hỏi, sao chuyện chẳng như ngày xưa,
Em chẳng hiểu, không em chẳng hiểu, cuộc sống sao lại trôi qua như thế!

Sao tim em vẫn còn đập trong ngực dứt day?
Sao mắt em vẫn còn khóc cho cuộc tình không may?
Chúng lẽ nào không biết thế giới đã ngừng lại?
Thế giới đã ngừng lại khi anh nói chia tay.

Bản dịch số 2 Lion, thanhnienxame.net

Ngày tận thế!

Mặt trời kia, sao sáng mãi trên cao?
Biển xanh kia, sao sóng vẫn rì rào?
Có biết hôm nay ngày tận thế
Vì thằng kia nó đã bỏ tao.

Lũ chim kia, sao hót mãi không thôi?
Bầy sao kia, sao lấp lánh trên trời?
Có biết hôm nay ngày tận thế
Bởi chết rồi, tình yêu của tao.

Tao thức dậy một buổi sớm mai
Mọi thứ sao vẫn cứ thế hoài???
Tsb, éo thể nào hiểu được
Cuộc đời sao vẫn cứ thế sao?

Trái tim kia, thổn thức mãi mà chi?
Giọt lệ kia, rơi rớt nữa làm gì?
Có biết hôm nay ngày tận thế
Vì thằng kia nó đã bỏ đi.

Bản dịch số 3 Phương Thảo, thanhnienxame.net

Ngày tận thế

Lịt cụ thằng mặt giời kia sao mày dám tỏa nắng trên cao
Còn con đĩ sóng kia sao mày dám vỗ rì rào
Bọn chã ngố chã ngọng chúng mày không biết hôm nay tận thế hả?
Bởi thằng mặt nhồn nó đã bỏ tao

Con đĩ chim dở hơi kia sao mày vẫn còn hót ỉ ôi
Bọn lợn sao kia, sao chúng mày vẫn lấp lánh trên giời
Lũ dở hơi chúng mày không biết hôm nay tận thế hả
Thế giới sụp mẹ nó rồi từ ngày thằng kủ kặc ấy nó bỏ tôi

Bà mày chợt tỉnh giấc vào sáng hôm nay
Đe'o hiểu mọi chuyện tại sao lại ra nông nỗi này
Tổ bà nó, đe'o thể nào mà hiểu nổi
Cuộc đời chó má này sao lắm nỗi đắng cay

Ơ sao tim bà vẫn còn đập trên ngực cup C đây
Con mắt một mí của bà lệ vẫn tuôn đầy
Sao chúng nó đe'o biết hôm nay là tận thế nhỉ?
Thế giới sụp kụ nó rồi từ lúc thằng chó ấy nó giở bài bây.

Friday, October 13, 2006

Chủ Nghĩa Tư Bản Thân Hữu (crony capitalism)


Bài của TS Nguyễn Sỹ Dũng, Phó CN Văn Phòng Quốc Hội, viết nhân ngày Doanh Nhân Việt Nam 13/10.

Cũng đúng trong ngày này, Tuổi Trẻ có bài viết giới thiệu nữ doanh nhân trẻ Nguyễn Thanh Phượng, 27 tuổi, Chủ tịch HĐQT Cty VCFM - Cty quản lý quỹ đầu tư Bản Việt, một quỹ thành viên với quy mô 500 - 800 tỉ đồng huy động từ các nhà đầu tư cá nhân và doanh nghiệp trong nước. VCFM cũng đang huy động một quỹ khoảng 100 triệu USD từ các nhà đầu tư nước ngoài. Nguyễn Thanh Phượng là con gái Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Sự liên kết giữa các doanh nghiệp tư nhân với các quan chức nhà nước là một rủi ro rất lớn của quá trình chuyển đổi. Như một định mệnh nó là loại rủi ro dễ nhận thức, nhưng khó vượt qua.

Ở nước ta, các doanh nghiệp tư nhân đang đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Vai trò này đã được cả xã hội ghi nhận. Trong bối cảnh như vậy, và nhân ngày doanh nhân Việt Nam (13/10) lại nói về sự liên kết của các doanh nghiệp tư nhân với các quan chức nhà nước thật chẳng khác gì cái việc "thổi tù và" trong dàn hợp xướng nhạc giao hưởng vậy.

Tuy nhiên, chuyện "thổi tù và ngược" nhiều khi chướng tai, nhưng không phải hoàn toàn vô ích. Nếu sự liên kết nói trên, còn được gọi là chủ nghĩa tư bản thân hữu (trong tiếng Anh là crony capitalism),có thể làm cho quyền lực kinh tế và quyền lực chính trị gắn kết với nhau hình thành nên một thứ mafia toàn năng thì rủi ri cho đất nước là khôn lường. Trong sự liên kết này, nhiều hợp đồng béo bở, nhiều nguồn lực quan trọng sẽ bị các quan chức tìm cách chuyển cho các công ty tư nhân quen biết. Đến lượt mình, các công ty này sẽ lại quả và cung phụng chu đáo cho các quan chức. So với các công ty của nhà nước, các công ty tư nhân có thể làm điều này một cách dễ dàng hơn và “hợp pháp” hơn. Lý lẽ thường được đưa ra là: “Tiền của tôi, tôi muốn cho ai là quyền của tôi”.

Chủ nghĩa tư bản thân hữu còn được dùng để chỉ tình trạng bố làm chính trị, còn con cái thì làm kinh tế. Gia đình giàu có lên nhanh chóng nhờ “tài kinh doanh” của những người con. Tuy nhiên, đằng sau cái “tài kinh doanh” đó bao giờ cũng thấp thoáng hình bóng của ông bố. Vị trí lãnh đạo của ông bố đã đưa lại những hợp đồng giá trị, những mối quan hệ làm ăn dễ dàng cho những người con. Chẳng mấy chốc những người con đã có thể thâu tóm hầu hết những ngành kinh tế quan trọng của đất nước.

Đất nước Indonesia dưới thời của Tổng thống Xuhactô đã từng phải đối mặt với chủ nghĩa tư bản thân hữu với những biểu hiện đặc trưng nhất. Tất cả các ngành kinh tế mũi nhọn như xuất nhập khẩu, xây dựng, ngân hàng, tài chính đều do những người con của ông Xuhactô nắm giữ. Đất nước Indonesia đã phải trả giá cho điều này bằng bạo loạn và mất ổn định về kinh tế và chính trị - xã hội như thế nào là điều tất cả chúng ta đều biết. Nước Nga dưới thời của Tổng thống Enxin là một ví dụ nhãn tiền khác. Tất cả các ngành kinh tế quan trọng của đất nước như dầu lửa, ngân hàng v.v. đã lọt vào tay những người thân quen hoặc có quan hệ “người nhà” với gia đình của Tổng thống.

Ở Việt Nam ta bao nhiêu công ty tư nhân đã phất lên nhờ sự đỡ đầu trực tiếp của các quan chức nhà nước? Có lẽ chưa nhiều. Ít nhất thì chưa đến mức mà dư luận xã hội bị đánh động. Tuy nhiên, những mối quan hệ thân thiết thì đã bắt đầu hình thành. Và không ít hợp đồng cũng đã được chuyển cho các công ty tư nhân theo sự thân quen.

Chúng ta ủng hộ sự phát triển lành mạnh của các công ty tư nhân. Nhưng đó phải là sự phát triển theo đúng quy luật cạnh tranh của thị trường chứ không phải theo mô hình của chủ nghĩa tư bản thân hữu. Ngày Doanh nhân Việt Nam là dịp để chúng ta thổi lên tiếng tù và báo động về hiểm hoạ của chủ nghĩa tư bản thân hữu đối với đất nước ta.

  • TS. Nguyễn Sĩ Dũng

Thursday, October 12, 2006

Bằng "Tiến Sĩ" của BS Ái


Lịch sử trái khoáy của tấm bằng tiến sĩ

Thực ra, lâu nay cơ quan chức năng đã nghi ngờ về văn bằng tiến sĩ y khoa của ông Nguyễn Xuân Ái, tuy nhiên việc thẩm tra, xác minh quá chậm, cũng như chưa được làm đến nơi đến chốn. Hiện Sở Y tế đang tiếp tục xác minh thực hư về văn bằng tiến sĩ này. Có nhiều điểm "lạ" quanh tấm văn bằng tiến sĩ của ông Ái, đó là: thứ nhất, nét chữ được viết bằng bút lông trên văn bằng nhiều chỗ rất cẩu thả, tên Nguyễn Xuân Ái và tên tỉnh Quảng Nam được viết lộn xộn, chữ thì viết hoa, chữ viết thường; thứ hai, văn bằng ghi "làm tại Sài Gòn ngày 26 tháng 04 năm 1975", đây là thời điểm cận ngày giải phóng Sài Gòn (30/4/1975), tình hình đang lộn xộn, thì ai mà chứng nhận (?!); thứ ba, làm tại Sài Gòn ngày 26/4/1975, nhưng chỉ đúng một ngày sau (27/4/1975) lại có chữ ký cấp văn bằng của Viện Đại học Huế (?!); vào thời điểm đó, làm sao có thể "bay" từ Sài Gòn ra Huế "siêu nhanh" đến thế, và bay bằng phương tiện gì (?!); thứ tư, thời gian cấp bằng ngày 27/4/1975, là thời điểm Huế đã giải phóng, chính quyền cách mạng đang tiếp quản, bận rộn với rất nhiều công việc đại sự khác, hội đồng nào được lập ra để cấp bằng tiến sĩ cho ông Ái, mà lại sử dụng dấu Việt Nam Cộng hòa (?!). Hơn nữa, có dư luận cho rằng, lúc này giáo sư Nguyễn Văn Hai đã không còn ở Việt Nam nữa (?!); thứ năm, giáo sư Nguyễn Văn Hai ký hai chỗ trên văn bằng mà là hai chữ ký khác nhau, vậy một người hay có tới hai giáo sư Nguyễn Văn Hai (?!); thứ sáu, văn bằng có đóng đến 4 dấu mộc, nhưng bên dưới chỉ có 3 chữ ký (?!)...

Lẽ nào việc sai phạm của ông Nguyễn Xuân Ái cứ để tồn tại mãi? Lẽ nào cơ quan chức năng là Sở Y tế đành bất lực, để ông Ái ngang nhiên thực hiện những điều mà ngành y tế không cho phép, để rồi người dân còn sẽ lãnh hậu quả do cơ sở GPTM Nguyễn Xuân Ái gây ra dài dài?! Quá rõ ràng, trong giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y tư nhân mà Sở Y tế (TP.HCM) cấp cho ông Ái gần đây nhất là vào ngày 7/3/2003, trên đó có ghi rõ phạm vi hoạt động chuyên môn của phòng khám GPTM tại số 116 Cao Thắng của ông Ái gồm: xăm môi, xăm mi, hút mụn, cấy tóc, nâng sống mũi... thế nhưng từ lâu nay, ông Ái vẫn ngang nhiên quảng cáo công khai vượt ngoài những điều cho phép đó, xem Sở Y tế không ra gì! Ngoài việc quảng cáo "quá hớp", ông Ái luôn "lòe" người không hiểu biết bằng những chức danh như: giáo sư quốc tế; tốt nghiệp chuyên khoa GPTM Hoa Kỳ và Nhật Bản...