Sunday, September 30, 2007

Các điệp viên ít được biết đến - BBC Vietnamese - 2

Orrin DeForest, một nhân viên CIA phục vụ sáu năm ở Việt Nam, nhắc đến con người này với mật danh “Reaper” trong cuốn sách “Slow Burn: The Rise and Bitter Fall of American Intelligence in Vietnam.” Một chuyên viên khác của CIA, John Sullivan, nói ông ta là “điệp viên giỏi nhất mà chúng ta từng có ở Việt Nam.” Còn trong cuốn tiểu sử về sếp CIA ở Sài Gòn Ted Shackley, tác giả David Corn dẫn ra một sự đánh giá thời hậu chiến của CIA rằng điệp viên này là “nguồn tin đáng tin cậy nhất về ý định của cộng sản” ở Việt Nam.

Frank Snepp, một nhà phân tích tình báo có đôi lần gặp con người này, gọi ông ta là “điệp viên hàng đầu của chúng ta” ở Việt Nam. Văn phòng của CIA ở Sài Gòn thì đơn giản gọi ông này là “nguồn tin Tây Ninh.” Sau 1975, những người cộng sản mô tả nhân vật này là “điệp viên nguy hiểm trung thành với CIA” và nói CIA xem ông ta là “điệp viên có giá nhất tại Đông Dương” của CIA.

Con người này là ai?

Tên của người này là Võ Văn Ba. Theo các ghi chép của phía cộng sản, nhân vật này, sinh năm 1923, là một đảng viên cộng sản phụ trách tuyển mộ đảng viên mới ở khu vực Tòa thánh Cao Đài và thành phố Tây Ninh.

Có những ghi nhận khác nhau về cách làm thế nào và nhờ ai mà điệp viên này được tuyển mộ cho CIA. Orrin DeForest nói chú của ông Ba, ban đầu theo Việt Minh nhưng sau trở thành sĩ quan phục vụ trong ngành An Ninh Quân Đội của miền Nam, đã thu dụng người cháu. David Corn và John Sullivan viết rằng chú của Ba, người mà họ chỉ nói là một sĩ quan miền Nam, đã tuyển Ba làm chỉ điểm cho cảnh sát quốc gia Việt Nam Cộng Hòa.

Trước khi CIA vào cuộc, có vẻ Ba làm việc một thời gian cho quân đội Mỹ. Theo John Sullivan, một người trong CIA nói Ba từng làm cho tình báo quân đội Mỹ.

Không lâu sau khi đến tỉnh Tây Ninh năm 1969, sĩ quan CIA đầu tiên phụ trách Ba đã nhanh chóng chuyển điệp vụ mà lâu nay tiến hành khá nghiệp dư trở thành một hoạt động tình báo chuyên nghiệp, đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của CIA.

Hoạt động

Từ nay ông Ba được yêu cầu báo cáo về những mục tiêu chiến lược, các kế hoạch hành động mang tính chất toàn quốc, chứ không còn là những mục tiêu chiến thuật cấp thấp. Ông Ba ở trong vị trí lợi thế để lấy được những thông tin chiến lược vì trong suốt giai đoạn này, trụ sở chính của Trung Ương Cục Miền Nam đặt rất gần chỗ ông, có lúc bên trong tỉnh Tây Ninh, có lúc ở tỉnh Bình Long kế cận. Các báo cáo của người này được chuyển qua các kênh thông tin của CIA, và chỉ một số ít người biết về sự tồn tại của Ba.

Để bảo đảm bí mật, chỉ một sĩ quan Cảnh Sát Đặc Biệt miền Nam và một nhân viên người Việt ở văn phòng CIA ở Tây Ninh được phép gặp mặt Ba ở Tây Ninh. Chỉ thỉnh thoảng Ba mới gặp nhân viên CIA người Mỹ và cũng chỉ gặp ở địa điểm mật tại Sài Gòn.

Thông tin mà ông Ba cung cấp thường xuyên được sử dụng trong các đánh giá của tình báo Mỹ về kế hoạch của phe cộng sản. Ngoài ra, mặc dù Ba chuyên môn theo dõi các khía cạnh chính trị chứ không phải quân sự, nhưng thỉnh thoảng ông cũng báo trước các cuộc tấn công ở khu vực Tây Ninh.

Tuy nhiên, vẫn có những câu hỏi về sự trung thành của ông Ba đối với CIA. Mấy lần kiểm tra ông bằng máy thử nói dối đều có kết quả không làm CIA hài lòng. Năm 1971, hai năm sau khi CIA tuyển mộ Ba, họ phát hiện rằng Ba vẫn ngầm liên lạc và báo cáo cho tình báo quân đội Việt Nam Cộng Hòa. CIA ngay lập tức liên lạc và yêu cầu quân đội Miền Nam ngừng mọi giao thiệp với Ba. Một số sĩ quan CIA cũng đặt câu hỏi làm sao Ba lại không bị Việt Cộng phát hiện mặc dù các điệp viên cộng sản đã xâm nhập vào toàn bộ các tổ chức tình báo của miền Nam, những nơi biết về sự tồn tại của con người này. Nhưng rốt cuộc, sự chính xác trong các báo cáo của Ba làm tan biến mọi hồ nghi, và giới tình báo miền Nam và Mỹ xem Ba là tài sản quý giá của họ.

Những người cộng sản cũng ngày một nhận ra là họ có kẻ phản bội trong hàng ngũ. Những thiệt hại ở khu vực Tây Ninh năm 1969, những dấu hiệu là đối phương biết trước ý định tấn công, khiến những người cộng sản nghi ngờ trong nội bộ của họ có điệp viên. Một nữ cán bộ được cử điều tra tại Tây Ninh, nơi Ba có nhiệm vụ tuyển mộ và tổ chức chi bộ đảng. Nhưng nhà nữ điều tra này lại bị an ninh miền Nam bắt được khi bà đi vào địa giới do Việt Nam Cộng Hòa kiểm soát, và bà bị giam cho đến hết cuộc chiến. Không có tư liệu cho biết liệu có phải ông Ba đã báo cho an ninh miền Nam bắt người này hay không.

Cuộc truy tìm nội gián trở nên gấp rút tới mức, theo một loạt các bài báo đăng trên báo chí Việt Nam năm 2004, một trong những điệp viên cao cấp của cộng sản trong chính quyền miền Nam, Nguyễn Văn Tá (tức Ba Quốc), được giao nhiệm vụ săn lùng nội gián vào năm 1972.

Ông Ba Quốc đoán rằng hồ sơ mà ông muốn có thể nằm trong một tủ khóa ở Nha điệp báo (ban K) thuộc Phủ Đặc ủy trung ương tình báo. Ông vào được nơi này và định mở khóa, nhưng lại có người vào bất thình lình, khiến ông đành bỏ dở. Hai năm sau, các hoạt động của chính ông Ba Quốc bị phát hiện và ông phải trốn vào căn cứ cách mạng ở đồng bằng sông Cửu Long.

Đoạn kết

Hồ sơ mật về ông Võ Văn Ba được an toàn cho đến ngày Sài Gòn sụp đổ hôm 29-4-1975. Khi quân đội cộng sản chiếm văn phòng Phủ Đặc ủy trung ương tình báo ở Sài Gòn, Viễn Chi, Cục Trưởng Cục Tình Báo của Bộ Công an Bắc Việt, được nói là đã tìm thấy hồ sơ về Ba trong ngăn khóa của Nguyễn Khắc Bình, Tổng giám đốc cảnh sát quốc gia.

Cho đến khi cuộc chiến gần kết thúc, ông Ba tiếp tục có những báo cáo giá trị cho CIA. Thế nhưng đến tháng một năm 1975, khi Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Bắc Việt ra Nghị Quyết tổng tấn công để “dứt điểm” Miền Nam Việt Nam, Võ Văn Ba đã không báo động trước cho CIA về Nghị Quyết nầy. Đây không phải lỗi của Ba mà là do Cộng sản nghi là có người phản bội trong hàng ngũ của họ, thành ra giới lãnh đạo Trung Ương Cục Miền Nam đã quyết định không phổ biến Nghị Quyết mới cho cấp dưới.

Vào giữa tháng Tư 1975, ông Ba cho CIA một loạt báo cáo cuối cùng mô tả chung chung kế hoạch tấn công Sài Gòn của Bắc Việt. Những báo cáo này được xem trọng đến mức chúng được đưa vào bản phúc trình năm 1976 của đại sứ Mỹ Martin trước một ủy ban của Quốc hội Mỹ về việc sơ tán khỏi Sài Gòn. Nhưng vào lúc Ba chuyển những báo cáo này thì số phận của miền Nam đã được định đoạt. Thực tế, số phận của chính ông Ba cũng được định đoạt, mặc dù lúc này ông chưa biết.

Khi Sài Gòn sắp sụp đổ, CIA đề nghị đưa Ba và gia đình sang Mỹ. Nhưng ông này lại từ chối, nói là muốn ở Việt Nam thay vì khởi nghiệp từ đầu ở xứ người trong lúc tuổi đã cao. CIA hứa họ sẽ làm mọi cách để ngăn không cho hồ sơ về ông Ba rơi vào tay đối phương. Tuy vậy, lúc đó quân đội cộng sản đã bắt được và tra hỏi một người mà có lẽ biết hoạt động của ông Ba rõ hơn ai hết.

Theo các ghi chép hậu chiến của Việt Nam, ông Nguyễn Văn Phong (hay Nguyễn Sĩ Phong) là một người di cư miền Bắc 33 tuổi làm việc cho văn phòng CIA ở Tây Ninh. Ông Phong là người liên lạc của Ba ở CIA kể từ 1969, ngay sau khi CIA tuyển mộ Ba. Sau nhiều năm làm việc trực tiếp với Ba, sau này ông Phong rời khỏi Tây Ninh và làm ở văn phòng CIA ở Ban Mê Thuột.

Ngày 10-3-1975, lực lượng cộng sản nhanh chóng chiếm được Ban Mê Thuột. Ông Phong và gia đình chạy đến nhà của Paul Struharik, đại diện của USAID và là nhân viên người Mỹ duy nhất còn ở lại trong tỉnh. Nhưng ngôi nhà lập tức bị bao vây và mọi người trong đó bị bắt.

Ông Phong thú nhận ông đã làm việc cho CIA và khai ra tên của Võ Văn Ba. Ngày 29-4-1975, quân cộng sản chiếm thành phố Tây Ninh và bắt được Phan Tất Ngưu, sĩ quan miền Nam phụ trách trường hợp ông Ba. Bản thân ông Ba bị bắt ngày 30-4.

Phía Việt Nam nói ông Ba tự sát ngày 8-6-1975 trong lúc đang bị giam trong trại của Bộ Công an. Sự thật về cái chết của Võ Văn Ba – có phải đó là tự sát hay là một điều gì khác – có lẽ sẽ không bao giờ được biết.

Đoạn kết khác

Còn có thêm một đoạn kết khác cho câu chuyện về điệp viên Tây Ninh. Vào năm 1980, trong cao trào thuyền nhân, Paul Struharik, đại diện của USAID ở Buôn Mê Thuột và là người có nhà bị bao vây hồi tháng Ba 1975, nhận được lá thư gửi về địa chỉ nhà ông ở Mỹ. Lá thư được gửi từ Malaysia, và người viết là Nguyễn Văn Phong.

Phong nói ông đã trốn được khỏi trại giam Bắc Việt bằng cách nhảy khỏi xe trong lúc chuyển tù. Ông nói sau khi trốn thoát, ông tìm thấy vợ con và cả nhà sắp ra đi trên con thuyền với những người tị nạn vừa đến được bờ biển Malaysia. Theo Phong viết thì vì thuyền của ông vẫn còn đi biển được, phía Malaysia muốn đẩy họ đi tiếp, nhưng Phong nói ông thuyết phục được người ta gửi lá thư này về Mỹ. Phong nhờ Struharik giúp đỡ.

Câu chuyện của ông Phong nghe khó tin vì̀ làm sao một người tù quan trọng như ông có thể trốn thoát, lại mang theo được cả vợ con. Tuy vậy người Mỹ biết rằng trong đời này cũng thỉnh thoảng gặp trường hợp phép lạ, thành ra họ vẫn gửi tin nhắn yêu cầu nhân viên chức trách để ý khi thuyền của ông Phong đến được trại tị nạn.

Khoảng hơn một tuần sau, một người Việt Nam lênh đênh trên biển Đông được một chiếc tàu đi ngang cứu được. Người này nói ông ta có mặt trên con thuyền của ông Phong. Ông nói con thuyền đó đã chìm trên đường tới Indonesia, và mọi người trên thuyền, kể cả ông Phong và gia đình, đã chết.

Các điệp viên ít được biết đến - BBC Vietnamese - 1

Nhiều chuyên viên đang và từng làm trong ngành tình báo của Mỹ và Nga đến nói chuyện về kinh nghiệm của họ trong cuộc chiến.

Có bảy buổi thuyết trình với bảy chủ đề lớn như: CIA ở Việt Nam, Chương trình Phượng Hoàng, Công nghệ và Tình báo, Cuộc chiến bí mật ở Lào, Hoạt động tình báo Nga và Việt Nam…

Một trong các diễn giả, Merle Pribbenow, đem đến hội thảo bài thuyết trình: “Những điệp viên vô danh nổi tiếng nhất trong cuộc chiến Việt Nam.”

Merle Pribbenow, cựu nhân viên CIA và chuyên gia tiếng Việt, từng phục vụ ở Sài Gòn từ 1970 đến 1975. Sau khi rời khỏi CIA năm 1995, ông dành thời gian để dịch các sách lịch sử của Việt Nam và viết về cuộc chiến. Bộ lịch sử quân đội nhân dân Việt Nam được ông dịch sang tiếng Anh, và được NXB Đại học Kansas ấn hành năm 2002.

Trong bài thuyết trình ở hội thảo, Pribbenow mô tả ba nhân vật hoạt động cho ba cơ quan tình báo khác nhau: CIA, Phòng Tình Báo Chiến Lược của Trung Ương Cục Miền Nam, và Tình báo Quân đội Liên Xô.

Được sự cho phép của tác giả, BBC xin giới thiệu hai phần trong bài thuyết trình, nói về Nguyễn Văn Minh (Ba Minh) và Võ Văn Ba (người được gọi là điệp viên số một của CIA ở Việt Nam).

Điệp viên trong hàng ngũ thân cận Tổng thống Thiệu

Trong cuốn sách về sự sụp đổ của Sài Gòn, Decent Interval, cựu phân tích gia của CIA Frank Snepp, khi nói về cuộc tổng tấn công miền Nam năm 1975, đã dành sự công nhận đáng kể cho một người vô danh mà ông gọi là “điệp viên trong hàng ngũ thân cận của Tổng thống Thiệu.”

Theo Snepp, người điệp viên cộng sản này đã gửi cho Bộ Chính trị Bắc Việt nội dung cuộc họp tháng 12-1974 giữa Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và các tướng lĩnh để đưa ra chiến lược của miền Nam trước viễn cảnh quân đội Bắc Việt tấn công vào năm sau, 1975.

Sự mô tả của Snepp dựa vào một đoạn trong hồi ký Đại thắng Mùa xuân của Đại tướng Văn Tiến Dũng. Tướng Dũng nói nội dung cuộc họp này đã được tình báo Bắc Việt lấy được.

Merle Pribbenow nhận xét cho đến ngày hôm nay, ngoài đoạn văn của tướng Văn Tiến Dũng, Hà Nội chỉ đưa ra thêm một tiết lộ khác liên quan bản phúc trình tình báo này. Tiết lộ đó nằm trong hồi ký “Tổng hành dinh trong mùa xuân toàn thắng: Hồi ức”, của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ấn hành năm 2000.

Trong hồi ký, tướng Giáp nói vào sáng ngày 12-12-1974, tình báo quân đội cho ông biết về những mệnh lệnh của Tổng thống Thiệu tại cuộc họp.

Cả hai nguồn chính thức của Hà Nội đều không cho biết ai là người cung cấp thông tin. Vậy nhà tình báo ấy là ai?

Kể từ khi kết thúc chiến tranh, Đảng Cộng sản đã công bố thông tin về nhiều điệp viên hoạt động bên trong chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Trong số các điệp viên nổi tiếng này, liệu có ai là người chuyển cho miền Bắc nội dung cuộc họp kể trên?

Nhà tình báo

Mạng lưới Vũ Ngọc Nhạ - Huỳnh Văn Trọng bị phá vỡ năm 1969. Một điệp viên cao cấp khác nằm trong ngành tình báo miền Nam, Đặng Trần Đức, thì đã trốn vào vùng căn cứ cách mạng sáu tháng trước ngày có cuộc họp tháng 12-1974. Nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn, và Đinh Văn Đệ, khi đó là Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Quốc hội VNCH, cũng là các ứng viên. Tuy nhiên, cả hai không có khả năng tiếp cận nội dung cuộc họp này, trừ phi một nhân viên VNCH đã tuồn ra cho họ.

Theo giả thuyết của tác giả Merle Pribbenow, người điệp viên có nhiều khả năng nhất trong trường hợp này không phải là một sĩ quan miền Nam cao cấp, cũng không làm việc tại Phủ Tổng thống, cũng không nằm trong nhóm tùy tùng thân cận của ông Thiệu.

Tên người này là Nguyễn Văn Minh (tức Ba Minh). Sinh năm 1933 ở Sài Gòn trong một gia đình gốc Bắc, ông Minh làm hạ sĩ quan phụ trách tài liệu mật trong văn phòng của đại tướng Cao Văn Viên, Tổng tham mưu trưởng.

Mặc dù nhân viên cấp thấp này không thể được dự cuộc họp trong Phủ Tổng thống năm 1974, nhưng biên bản và mệnh lệnh được đưa ra trong cuộc họp có thể đi qua tay người thư ký này. Bài báo trên tờ Quân đội Nhân dân năm 2005 không nhắc đến cuộc họp tháng 12-1974, nhưng cho biết ông Ba Minh thường xuyên chuyển đi các loại thông tin tương tự, như kế hoạch của các quân khu miền Nam, nội dung trao đổi giữa tướng Cao Văn Viên với các viên chức Mỹ.

Bốn năm sau khi gia nhập quân đội VNCH, năm 1963 ông Minh được đưa vào làm tại văn phòng của tướng Nguyễn Hữu Có, và vài năm sau, ông chuyển lên văn phòng của Tổng tham mưu trưởng Cao Văn Viên.

Năm 1973, sau Hiệp định Hòa bình Paris, Phòng Tình Báo Chiến Lược của Trung Ương Cục Miền Nam tìm kiếm các nguồn tình báo mới. Có vẻ như liên lạc giữa họ và Ba Minh đã mất nhiều năm, và chỉ đến bây giờ, liên hệ mới được nối lại. Theo tài liệu của Việt Nam, sau khi được liên hệ, ông Minh nhanh chóng trở thành người báo tin thường xuyên và có giá trị.

Ông thức đêm để chép tay các bức điện, kế hoạch (vì lý do an ninh, ông không chịu sử dụng máy ảnh để chụp tài liệu). Từ đầu năm 1974 đến khi kết thúc cuộc chiến, Ba Minh đã chuyển cho phía cộng sản một khối lượng lớn các báo cáo quân sự.

Ngày 30-4-1975, khi xe tăng Bắc Việt tiến vào trụ sở Tổng tham mưu trưởng, ông Ba Minh đã chờ họ tại đó. Ông trao chìa khóa phòng tướng Viên và trao lại các hồ sơ mật.

Sau này, ông Nguyễn Văn Minh được phong làm đại tá anh hùng tình báo, như một sự tưởng thưởng cho công trạng của ông vào những năm cuối của cuộc chiến.

Wednesday, September 26, 2007

Thơ dân dã !

Phong tư tài mạo tót vời
Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao
Tay phải thì xách siêu đao
Tay trái một nắm su hào, sup lơ
Đầu thì tóc mọc lơ thơ
Vai đeo một khẩu A Rờ mười lăm (AR-15)
Mạng sườn giấu một dao găm
Bi đông, lựu đạn cùng nằm một dây
Chân trái xỏ chiếc dép đay
Chân phải đóng một chiếc giày ba-ta
Tự hào ngực áo phanh ra
Giữa ngực vẽ một con gà khỏa thân ...
Cái chỗ nằm giữa… 2 chân
Xăm 1 con cú ngố đần, trụi lông !

Saturday, September 08, 2007

Một ý kiến về cuộc chiến Việt Nam

(Nguồn :http://blog.360.yahoo.com/blog-PhhR6dw6cqN0Z_GhUaE6ny78?p=912)

Vince Phạm từ Hà Nội viết như sau: Tôi đọc BBC Vietnamese hàng ngày, và thường xuyên đọc cả những ý kiến độc giả. Thi thoảng, nếu có thời gian và cảm xúc, tôi cũng đóng góp ý kiến của mình.

Về quan điểm chính trị và lịch sử tôi nghĩ mình là một người cởi mở vì tiếp cận hàng ngày với những nguồn thông tin đa chiều về các vấn đề quốc tế và trong nước.

Với cuộc chiến tranh 1954-1975, do tôi sinh năm 1973 tại miền Bắc, nên có thể coi như không được chứng kiến gì. Gia đình bố hai bên bố mẹ tôi đều không mất mát gì về mặt nhân mạng trong cuộc chiến dù có những người đi bộ đội và vào chiến trường. Tôi viết bài này để thử đưa ra một số lý giải tại sao Việt nam Cộng hoà phải sụp đổ? Về chủ đề này, hàng trăm cuốn sách đã được viết. Hàng ngàn sự lý giải hay biện minh cho chiến thắng và thất bại đã được đưa ra.

Theo tôi, trong mọi cuộc chiến, luôn có ba yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến diễn biến và kết cục của nó. Đó là vũ khí (mọi chủng loại), con người (kỹ năng và tinh thần chiến đấu) và sự chỉ huy (vạch ra chiến lược, chiến thuật). Trong một vài dòng, tôi chắc chắn sẽ không nói được nhiều và vì vậy cũng không đảm bảo có được lập luận đầy đủ.

Tôi cũng sẽ không nói về hai yếu tố đầu (vũ khí và con người) mà chỉ muốn đưa ra một số nhận định về yếu tố thứ ba, sự chỉ huy hay sự lãnh đạo. Hy vọng nhận được sự phản hồi của những người quan tâm.

1. Lãnh tụ cộng sản đặt ra mục tiêu chiến đấu thuyết phục hơn: Những người Cộng sản Việt nam đã làm cho đa số nhân dân cả hai miền Nam Bắc hiểu, chia sẻ và ủng hộ mục tiêu chiến đấu của mình và quan trọng hơn là đã tạo được động lực để những người ủng hộ đường lối lãnh đạo của họ sẵn sàng xả thân. Nếu xét khẩu hiệu của lãnh đạo VNDCCH: "Đánh đuổi ngoại xâm, thống nhất Tổ quốc" và khẩu hiệu của lãnh đạo CNCH: "Chống Cộng sản, bảo vệ miền Nam khỏi sự xâm lăng của miền Bắc" thì người bình thường, bất luận quan điểm chính trị thế nào, cũng có thể thấy rằng lãnh đạo VNCH đã trao lá cờ chính nghĩa cho những người cộng sản.

Mục tiêu chiến đấu của VNDCCH và mặt trận GPMNVN cũng nhận được nhiều thiện cảm và ủng hộ của dân chúng trên khắp thế giới thậm chí ở cả nước Mỹ. Thử so sánh các vế thứ sau của hai khẩu hiệu với nhau. "Thống nhất Tổ quốc" so với "bảo vệ miền Nam khỏi sự xâm lăng của miền Bắc". Cùng là nòi giống người Việt, có chung lịch sử, ngôn ngữ, văn hiến lẽ nào lại có thể tồn tại hai tổ quốc miền Bắc và tổ quốc miền Nam? Trong lịch sử dựng nước và giữ nước lâu dài của người Việt, ai cũng thấy rằng các lực lượng ly khai, cát cứ luôn đóng bị coi như những lực lượng ngáng trở, phi nghĩa còn lực lượng nhất thống tổ quốc luôn được những lực lượng tiến bộ, chính nghĩa. Những người nhất thống thiên hạ như Đinh Tiên Hoàng, Quang Trung là anh hùng dân tộc, còn 12 sứ quân, chúa Trịnh chúa Nguyễn là những thế lực phong kiến hủ bại.

Còn nếu so sánh hai vế đầu với nhau kết quả còn rõ ràng hơn nữa. "Chống cộng sản" so với "đánh đuổi ngoại xâm". Cộng sản chỉ là một chủ thuyết, một khái niệm mới mẻ của thế kỷ XX trong khi giặc ngoại xâm lại là một kẻ địch rất thực và là một quốc nạn mà người dân Việt đã quen phải đối mặt. Người Mỹ từ bên kia địa cầu mang bom đạn tới bắn giết người Việt nam. Dù sứ mạng của họ có được tô vẽ như thế nào chăng nữa thì cũng sẽ làm cho đại đa số người dân Việt căm phẫn. Còn những người cộng sản Việt nam thì luôn là người Việt nam. Chống Cộng sản là chống lại những người cùng nòi giống.

Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh trong bài trả lời phỏng vấn đài BBC có nói rằng hầu như mỗi gia đình miền Nam cũng đều có thân nhân nằm ở hai phía của cuộc chiến. Vậy thì liệu khẩu hiệu "chống Cộng sản" liệu có làm cho người dân sẵn sàng chiến đấu và hy sinh vì nó? Tôi chợt nghĩ chuyện gì xảy ra nếu lãnh đạo VNDCCH thay vì nói rằng "đánh đuổi giặc Mỹ xâm lược" lại nói rằng "chúng ta chiến đấu để chống lại sự bành trướng của giai cấp tư sản"?

2. Vì lãnh tụ cộng sản có tiền sử là những người yêu nước: Lãnh tụ cộng sản những người từng ngồi tù dưới chế độ thuộc địa vì những đấu tranh cho độc lập của tổ quốc. Họ từng bôn ba hoạt động tại hải ngoại, từng giành chính quyền từ tay phát xít nhật và thành lập một nhà nước độc lập đầu tiên tại Đông Nam Á, từng sống trong rừng núi để lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân. Họ tiếp tục sống trong bưng biền lam chướng để lãnh đạo cách mạng. Họ hy sinh bản thân nhiều và khi nắm quyền thì sống một cuộc sống thanh đạm.

Còn lãnh tụ VNCH, họ không có tiền sử yêu nước chống ngoại xâm. Nhiều người trong số họ thậm chí còn từng là sĩ quan do Pháp đào tạo hay tệ hơn từng cầm súng trong quân đội thực dân. Họ sống vương giả với tiền lương lấy từ viện trợ Mỹ. Nhiều người trong số họ tham nhũng, buôn lậu, mua bán quyền lực và thực chất là chính khách sa lông. Theo các bạn thì người dân Việt nam vào những thập kỷ 60 và 70 với đại bộ phận là những người nông dân chân chất và ít học, sẽ có xu hướng tin và đi theo tập đoàn lãnh đạo nào hơn?

3. Lãnh tụ cộng sản đoàn kết, lãnh tụ VNCH chia rẽ: Cộng sản Việt nam là những người kỷ luật ghê gớm, thậm chí đến mức hà khắc. Họ cũng rất phục tùng tổ chức. Ngoài việc cùng chung lý tưởng, những người lãnh tụ cộng sản Việt nam trong cuộc chiến là một tập thể đã cùng nhau vào sinh, ra tử và tôi luyện trong đấu tranh. Sự đồng lòng của họ tạo nên một sức mạnh lãnh đạo tập thể, đoàn kết và thống nhất. Còn các lãnh tụ VNCH thì phe cánh và có bị chi phối bởi quyền lợi cá nhân hoặc phe nhóm. Họ đảo chính nhau luôn luôn và nhiều khi sẵn sàng vì tư lợi mà có những hành động ảnh hưởng đến đại cục của họ.

4. Lãnh đạo cộng sản có chiến lược và chiến thuật tốt hơn: Những người cộng sản thực sự có trong tay những vị tướng tài ba ở đẳng cấp thế giới. Họ thể hiện sự vượt trội về chiến lược và chiến thuật trên nhiều khía cạnh của cuộc chiến như công tác tình báo, công tác dân vận, chiến tranh du kích, phối hợp đấu tranh vũ trang và chính trị, phối hợp đấu tranh công khai và đấu tranh bí mật, phối hợp giữa chiến trường và bàn đàm phán, tiến quân thần tốc, nghi binh,... Quân đội VNCH có thể thắng ở một trận đơn lẻ chứ không thể thắng trong cả cuộc chiến.

Kính thưa các loại chống Cộng, chống Hồ!

Kính thưa các loại chống Cộng, chống Hồ!

(Nguồn : http://blog.360.yahoo.com/blog-PhhR6dw6cqN0Z_GhUaE6ny78?p=912)

Hơn 25 năm sống trên cõi đời này tôi đã từng có vinh dự tiếp kiến với một số kha khá các loại chống Cộng nhà chư vị, từ chống cộng bản năng đến chống cộng lôi kéo, từ chống cộng thô sơ đến chống cộng tân tiến, từ chống cộng đơn cấp đến chống cộng đa cấp. Hôm nay, nhân tiện rảnh rỗi, đi dạo lòng vòng bắt gặp các vị, tôi thấy ngạc nhiên hết sức. Không biết các vị có học phép “trường sinh bất lão” hay các vị là lão ngoan đồng thực thụ không mà sao thời thế đổi thay, xã hội phát triển, con người tiến bộ rồi mà các vị vẫn y như xưa, từ vóc dáng đến giọng điệu, bái phục, xin bái phục!!! Tôi không thường nam chinh bắc phạt cũng chả giỏi ném đá ném gạch như chư vị trên cõi thế giới ảo này nên hôm nay chỉ vui tay ghi lại vài khuôn vàng thước ngọc vừa khai quật được trong nhà chư vị cho anh em gần xa thưởng lãm.

  1. Tàn tích 1: các cụ ngày xưa cũng Đông du, tây du đi tìm đường cứu nước thì sao bây giờ chư vị không được “noi gương”? (Mở ngoặc): chư vị rất thích mang cụ Phan Bội Châu ra để vinh danh bản thân. (Đóng ngoặc)

Kính thưa quý vị, nếu xuyên tạc là nghề của quý vị thì hãy cứ nhè ĐCS mà trổ hết tài nghệ đi chứ xuyên tạc đến lịch sử, đến cụ Phan làm gì cho cụ không yên với đám con cháu có đầu mà thiếu cái chất màu xám này. Các vị nhắc đến Đông du à? Cho hỏi tí, thế Đông du có thành công không? Tại sao nó thất bại? Quý vị đi mà hỏi đứa trẻ học lớp 3 lớp 4 đi, nó sẽ trả lời vanh vách là vì cụ theo đường lối “đuổi hổ cửa trước rước beo cửa sau”. Chính cụ đã mơ mộng rằng Nhật sẽ giúp VN giành độc lập nên mới ra cơ sự này! Vậy đã thẩm thấu chưa? Hơn nữa, hành động của cụ hoàn toàn có thể thông cảm được vì nó diễn ra trong tình thế đất nước rơi vào tay giặc, mất chủ quyền và lúc đó cụ hoàn toàn không hiểu nhiều về Nhật, mà cụ thể là bọn cai trị ở Nhật. Mà ngay cả cụ có nhờ cậy ngoại bang thì cũng chỉ vì cụ muốn nước nhà độc lập, dân ta không bị ngoại bang đè đầu cưỡi cổ nữa. Còn ngày nay, chư vị đi cầu cạnh Mỹ khi nước nhà hoàn toàn độc lập và ai cũng rõ Mỹ là tên bóp nghẹt dân chủ khắp thế giới như thế nào thì có khác gì Lê Chiêu Thống xưa kia đâu. Còn nếu như chư vị ngưỡng mộ LCT thì tôi đây xin đầu hàng vô điều kiện.

Người ta đông du tây du để học hỏi cái hay, phát hiện cái dở để về áp dụng cho phù hợp với điều kiện thực tế của đất nước, và quan trọng là dựa vào chính thực lực của mình để cứu vớt chính mình còn chư vị thì hàng ngày van nài: đại ca đầu rồng ơi, đại ca mang dioxin sang phát quang giùm nước em với, mà dioxin lỗi thời rồi thì mang mấy cái bã dân chủ mà lòe đồng bào giúp em với! Ăn mày dân chủ rởm thế này mà còn rêu rao khắp thiên hạ thì các vị là cao thủ đấy!

2. Tàn tích 2: Hồ Chí Minh và ĐCS VN đã can tội mang thứ chủ nghĩa ngoại lai vào đất nước khiến đất nước biến thành một thứ tiền đồn đẫm máu chỉ vì bảo vệ một ý thức hệ

À, chư vị luôn miệng bảo CN Marx là chủ nghĩa ngoại lai vậy thì cái chủ nghĩa nào là “thuần Việt”? CN tư bản, CN đế quốc, hay CN phát xít? ? Đến chết cười. Cơ mà, cái chủ nghĩa ngoại lai ấy khi áp dụng vào VN nó đã khiến VN đánh đổ bọn Pháp, Nhật rồi đại ca Mỹ, giành độc lập lại cho dân tộc Việt Nam. Còn cái chủ nghĩa thuần Việt nào đó mà Diệm đã áp dụng đã phá hoại Hiệp định Geneve, không tiến hành tổng tuyển cử, lê máy chém khắp miền Nam và khiến cho đất nước bị chia cắt thành 2 miền suốt 20 năm, chưa kể là cái chủ nghĩa “thuần Việt” nổi tiếng nào đó đã khiến Diệm phải tuyên bố “Biên giới Hoa Kỳ kéo dài đến vĩ tuyến 17”. Ôi, chính nghĩa thay cho cái chủ nghĩa “thuần Việt” ấy!

Còn nữa, ai biến mình thành pháo đài, tiền đồn của giặc, là con rối trong tay thiên hạ, làm cho VN thành bãi chiến trường? Là chế độ VNDCCH hay là chế độ Diệm-Nhu? Ai nhận tiền của quân xâm lược để nuôi sống cả bộ máy chính quyền từ quan cho tới quân? Ai đưa 500.000 quân Mỹ và các cố vấn Mỹ vào Việt Nam? Ai khiến nhân dân Việt Nam phải hy sinh xương máu cho nền độc lập và thống nhất nước nhà?

Chán, đây là thời nào rồi mà còn lặp lại y như vẹt giọng điệu của thời tiền sử: CN ngoại lai với chả ngoại lai.

3. Tàn tích 3: Chư vị là dị ứng với cụm từ “ăn bơ thừa sữa cặn” lắm vì chư vị thấy cần phải “nhắc thêm [để chúng tôi] tránh làm mất lòng cấp trên, con các vị lãnh đạo hiện nay (từ thủ tướng cho đến tất cả các bộ trưởng, thứ trưởng, lãnh đạo tỉnh, thành) đều đang đi “ăn bơ thừa sữa cặn” tại chính sào huyệt của chủ nghĩa đế quốc đấy. Một số thì được “địch” nuôi 100%, một số thì được “ta” và “địch” cùng nuôi.”

Chậc, kể ra tôi cũng là người kiên nhẫn khi cố tiêu hóa hết những luận điệu này mà không bị ngộ độc. Dù sao cũng cám ơn các vị đã nhắc nhở nhưng mà dzầy: Tôi đây chả ăn lương đô la của ai nên chả có cấp trên nào phải sợ cả. Còn luận điệu rằng con cái của các vị lãnh đạo đi du học nước ngoài tôi nghe nhàm rồi, cứ tưởng là sẽ chẳng còn ai nếu có đủ cả đầu lẫn óc có thể nhắc tới nữa chứ, ai dè… Này nhé, CNTB là thành tựu của cả nhân loại trong cả một thời kỳ lịch sử đi từ chế độ phong kiến lên, nó có ưu điểm riêng của nó mà ưu điểm lớn nhất của CN TB chính là cách thức quản lý, công cụ lao động tiên tiến có sự hỗ trợ của khoa học kỹ thuật. Do vậy, đi học tập những ưu điểm đó của nó có gì xấu? Tại sao ngày xưa khi cần đánh đuổi Pháp Hồ Chí Minh lại sang tận Pháp? Cơ mà, nói những điều này với chư vị xem ra phí lời vì đầu óc luôn thói “phủ định sạch trơn”, nhìn cái gì cũng phiến diện thì làm sao hiểu được những điều này?

Ngoài ra, chư vị hiểu gì cụm từ “ăn bơ thừa sữa cặn”? Những người nào mới là kẻ “ăn bơ thừa sữa cặn”? Chắc chắn không phải là các du học sinh VN sang trời tây học hỏi kiến thức để làm lợi cho chính bản thân, gia đình và đất nước rồi. Vậy thì chỉ còn lại những kẻ ngày ngày nhận đô la “tài trợ” cho hoạt động “tìm kiếm dân chủ” của mình thôi. Đó mới chính là kẻ “ăn bơ thừa sữa cặn”.
4. Tàn tích 4: bộ máy tuyên truyền của NN VN là 1 chiều, là ru ngủ, là áp đặt bưng bít người dân, không được khách quan, chói lòa dân chủ như Thông tấn xã Little Sài Gòn và anh hai Mỹ

Này thì “đài ta” nó “nhồi sọ, áp đặt, bưng bít” nhưng mấy cái web, forum, blog của chư vị thì sao nhỉ? Rặt toàn những từ ngữ hận thù quá khứ hay các thông tin bôi xấu NN VN và Hồ Chí Minh, các vị thì hễ mở miệng ra là lặp lại không sai một từ những luận điệu, hoặc là cổ lổ sĩ từ thuở thập niên 50-60, hoặc là những kiểu bôi nhọ như của “lý luận gia” Minh Võ mà Trần Chung Ngọc đã lột mặt nạ hắn từ lâu, hoặc là cái máy tuyên truyền dân chủ cực tốt của đại ca Mỹ. Thì ra cái “thông tin đa chiều” của chư vị là thế à? Hơi đơn điệu nhỉ. Chậc, hay là muốn “ý kiến đa chiều” như Mỹ thì mới thỏa lòng thỏa dạ? Vậy thì về mà tìm hiểu lại cái bộ máy tuyên truyền của Mỹ đi, đọc Noam Chomsky, chẳng hạn: “Bất kỳ ai từng chứng kiến một cuộc bầu cử ở Mỹ đều thấy rằng nó có cùng một cách thức như quảng cáo kem đánh răng”. Bush tuyên truyền đại loại như Iraq có vũ khí hủy diệt hàng loạt, đại loại nước Mỹ thân yêu mạnh như con voi đang bị Iraq khốn nạn yếu như con chuột đe dọa an ninh, đại loại nếu như Mỹ đánh Iraq thì sẽ nhanh chóng loại bỏ được nạn khủng bố, v.v… Chiến lược tuyên truyền này làm dân chúng Mỹ tin muốn sái cả cổ.

Thêm nữa, hễ bất kỳ ai lên tiếng phản bác các vị thì các vị bảo là bị ĐCS VN “nhồi sọ”. Tại sao các vị, thay vì bỏ công bới móc xem cái sọ của người ta mà không rảnh rỗi tự nhìn lại cái sọ của mình, xem nó bị nhồi nhét những gì từ cái miệng rêu rao dân chủ, nhân quyền của đại ca Mỹ, khiến các vị hình thành một phản xạ không điều kiện là cứ mở miệng ra là biến thành cái loa rè của TTX Little Sài Gòn, BBC hay Nhà Trắng thế!
5. Tàn tích 5: Cần lên án và đả phá Hồ Chí Minh vì ông ta… có người yêu, có vợ, có con

Đến đau bụng vì cười. Chưa nói gì đến tính chính xác của một rổ thông tin thật ít giả nhiều mà các vị tung hê, hãy hỏi một người bình thường nhất đi: một người có người yêu, có vợ, có con là một cái tội à? Hay là các vị bắt bẻ: sao có vợ có con mà không nói cho các vị biết? Cho các vị biết để các vị gửi tiền mừng chắc. Ô hay, đó là chuyện đời tư của người ta, người ta thích thì nói, không thích thì thôi, sao các vị tò mò thế? Xấu lắm đấy, bỏ nhá!

Nói những điều này với các vị cứ thấy nó vô duyên làm sao ấy, vì cái này ai mà chẳng hiểu, thế mà các vị cứ bắt mình cứ phải nói đi nói lại mãi thôi. Túm lại, điều cuối cùng mà những người có đầu óc bình thường nhất như chúng tôi đây muốn nói với các vị là: hãy thôi cái trò bới móc đời tư hòng hạ bệ một con người mà sự vĩ đại và công lao của Người đã được cả thế giới công nhận, dù bạn hay thù, và được cả một dân tộc xem như vị Cha già dân tộc. Chúng tôi không quan tâm Người có bao nhiêu vợ, bấy nhiêu con, chúng tôi chỉ quan tâm Người đã làm gì cho đất nước này, dân tộc này mà thôi.

Bài nói chuyện của tôi đến đây là hết, nếu tôi có lỡ xúc phạm đến các vị thì tôi xin vui lòng gặp lại quý vị lần sau!

Monday, August 20, 2007

Olympic 2008

VTV phát sóng trực tiếp 14 trận vòng loại Olympic

Đài truyền hình VN đã mua được bản quyền phát sóng trực tiếp 14 trận đấu vòng loại thứ 3 Olympic Bắc Kinh 2008, trong đó có 10/12 trận của bảng C (bảng đấu có VN) và 4 trận đấu hay khác của bảng A và B. Lịch cụ thể như sau:

Ngày 22.8: Nhật Bản - Việt Nam (18 giờ 30, VTV 2), Iraq - Úc (23 giờ, bảng A, VTV 3). Ngày 8.9: Việt Nam - Qatar (20 giờ, VTV 3). Ngày 9.9: Ả Rập Xê Út - Nhật Bản (0 giờ 30, VTV 3). Ngày 12.9: Nhật Bản -Qatar (17 giờ 20, VTV 2), Việt Nam - Ả Rập Xê Út (20 giờ, VTV 2). Ngày 17.10: CHDCND Triều Tiên - Iraq (14 giờ, bảng A, VTV 3). Ngày 18.10: Ả Rập Xê Út - Việt Nam (0 giờ, VTV 3). Ngày 17.11: Uzbekistan - Hàn Quốc (16 giờ, bảng B, VTV 3), Việt Nam - Nhật Bản (18 giờ, VTV 2), Ả Rập Xê Út - Qatar (23 giờ 45, VTV 3). Ngày 21.11: CHDCND Triều Tiên - Úc (13 giờ, bảng A, VTV 3), Nhật Bản- Ả Rập Xê Út (17 giờ 20, VTV 2), Qatar - Việt Nam (23 giờ, VTV 3).
T.K

Thursday, August 16, 2007

Thơ ...

Ước mơ của người Thanh Hoá
Lá rau má to bằng lá sen

Ước mơ của người Thái Nguyên

Búp chè xanh to bằng bắp chuối

Ước mơ của người Hà Nội

Giờ cao điểm không bị tắc đường

Ước mơ của người Hải Dương

Bánh đậu xanh to bằng cục gạch

Ước mơ của người xứ Huế

Nước sông Hương trở thành nước hoa

Ước mơ của người Khánh Hoà

Quả nho to bằng quả bóng

Ước mơ của người Ninh Thuận

Con cá cơm bằng con cá trắm

Ước mơ của người Nghệ An

Nhà của Choa ở gần lăng Bác

Wednesday, August 15, 2007

Thanh Hóa vs Sông Lam Nghệ An

Mùa Đông;130460 viết:

Hôm qua, sau khi xem xong bộ phim hành động võ thuật của VTV2, iêm xin mẹ 27k phóng xe ra sân VD tỉnh Thanh Hóa nhà minh chứng kiến trận so tài đẹp mắt của đội chủ nhà Halida Thanh Hóa và Dầu khí Sông Lam Nghệ An.

Ra muộn nên đành mua vé khu vực B3, vào sân đông quá xin thằng cơ động nhảy sang B4 ngồi. Vừa đặt đít thì thấy bên cạnh tiếng chọ chẹ cất lên. Trong bụng nghĩ thầm: đis mẹ, lại ngồi phần dân Nghệ An rồi. Ngẩng đầu lên thấy hai cán cờ SLNA màu vàng đang tung bay, xa xa cách hai cánh tay người một bộ trống, một bộ chiêng cùng một chiếc kèn trompat...

Hiệp một diễn ra với không khí giao hữu ( em nói là trên khán đài thôi, chứ dưới sân không quan tâm lắm. Sang hiệp hai sau sự cố thủ môn Thanh Hóa bị gãy chân phải dùng xe 115, không khí trên sân nóng lên rất nhiều với làn sóng phản đối của các cổ động viên xứ Thanh, lúc này em không còn can đảm ngồi cùng các bạn 37 thân yêu mà nhảy tót sang B3 ngồi với các anh chị em 36 nhà mình.

Cuối cùng cái gì đến cũng phải đến và cái nó đến ở đây là tiếng còi chấm dứt trận đấu sau 8 phút bù giờ ). Cổ động viên Thanh Hóa cương quyết không về ở lại đòi làm thịt trọng tài Hiền. Em nghe đến làm thịt là thích thế là cũng adua ở lại. Sau một hồi thì bọn cổ động viên trong đó có em nhất trí làm thịt thêm thằng thủ môn Đức Anh của xứ Nghệ. Lúc này trên 2 khán đài đã xuất hiên 2 đống lửa do cổ động viên đốt ( chúng em định làm món thịt nướng)

Sau gần một tiếng cầm cự trên sân, đội CSCD khóa khán đài B cho đội SLNA đi đường khán đài A ra đường ( đến bây giờ em vẫn chưa hiểu được nguyên nhân của hành động dại dột này)... Đội cầu thủ SLNA đi chưa hết đường hầm A thì các bác CSCD nhà mình mở cửa khu B cho cổ động viên ùa ra. Lúc này em các bác với vai trò tiên phong dẫn hơn 100 quân vòng ra cổng thể dục thể thao ào về khu khán đài A. Trên đường đi anh em không quên trang bị cho mình gạch, đá, gậy gộc.... Noi gương bác Hồ vĩ đại ngày xưa: ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, ai có gậy gộc thì cầm đá gạch. Lúc ấy có một số CDV lại mượn súng, dùi cui của các anh Cơ động nhưng phần vì sợ, phần vì tiếc của mà các anh ấy không cho mượn.

Chúng em hơn 100 CDV ùa đến nơi thì hội tụ với các bạn cùng chí hướng ở bên khu A tràn xuống, hai bên nháo nhác tìm đồng chí Lê Đức Anh, Nguyên ủy viên bộ chính trị thủ môn đội SLNA. Lúc này do tình hình cấp bách, đồng chí này đã thay chiếc áo tím bắt mắt bằng chiếc áo đen truyền thống. Ấy vậy mà do tinh ý, một CDV của chúng ta vẫn nhận ra và phang ngay một chiếc cối vào đầu. Phát súng đầu tiên đã nổ, lịch sử CDV đã sang trang. Chiếc cối này đã mở ra một trang mới đầy màu sắc cho Cổ động viên Holygan của bóng đá Việt Nam.

Các cầu thủ SLNA đáp trả, do lợi thế về thể hình nên cũng có một vài CDV của chúng ta nằm xuống, nhưng với tinh thần nằm xuống thì lớp sau lại đứng lên... Lúc này em ở top 2 la to: Các anh các chú ơi, nó dám đánh dân Thanh Hóa nhà mình! Tiếng hô như tiếng sét đánh trúng vào tim của mọi người. Tất cả dân quân Thanh Hóa ào vào, mũ cối, gạch đá tới tập... Các chú Cơ động đáng yêu đứng quanh đó cũng cười. Một cái cười rất xứ Thanh.:-j

Các cầu thủ khác của Nghệ An cả tây cả ta lường trước được khả năng nếu tiếp tục chống trả nên 100 phần trăm buông súng. Riêng đồng chí Đức Anh tuy đã súng đã buông nhưng dân mình không buông nên tiếp tục chịu đòn. Con dun nắm mãi cũng mềm. Sau 5 phút chịu đoàn thì Đức Anh bắt đầu tăng tốc chạy băng qua trường Quang Trung chạy tiếp ra hướng quán chè Bô bô cha cha mà iem cùng các 9x hay ăn. :-j

Lúc này lại tiếp tục với cương vị tiên phong. Với thành tích 100m 12 giây, iêm dẫn đầu đoàn lùa được 300 mét đầu. Cho tới khi vòng vào khu vực nhà đồng chí Phan Văn Tiến thì Đức Anh được một tấm lòng vàng người Thanh Hóa lai đi trốn vào nhà dân.

hết cuộc vui, em vòng về khu khán đài A thì được tin toàn bộ cầu thủ SL đã di chuyển về Khách sạn. Phần vì muộn ( lúc này đã 6h30) phần vì mệt. Em cũng lấy xe về nhà xem tiếp trận Arsenal cũng trên kênh VTC2 đài truyền hình kỹ thuật số!

Trên đường truy đuổi rất cảm ơn Em Ron Ron Ngọc Anh đã cổ vũ. Chân thành cảm ơn em Faby đã tận tình tiếp nước...

Kết lại là Thanh Hóa thua cũng chẳng ảnh hưởng X gì đến mình, đến hòa bình thế giới nhưng lại ảnh hưởng đến tình hình đội bạn. Em mong sao Thanh Hóa đá đâu thắng đó để không còn hình ảnh Đức Anh một mình chạy vòng quanh TP như thế này nữa. Các bác không đi xem trực tiếp, không hiểu được cái không khí của CDV đâu. Bực thì ít ( nói thật ra là DEO có) mà vui thì nhiều. Suy cho cùng thì đi xem bóng đá cũng chỉ là giải trí. Bỏ ra 25k vừa được xem bóng đá vừa được xem đánh nhau thì quá là lãi! :9:

Monday, July 30, 2007

30 tuổi vs 3 tuổi !

Cái này chôm từ Blog của bạn này : http://blog.360.yahoo.com/blog-2xZ0q5A_c68UObGyE43yWQ--?cq=1&l=31&u=35&mx=96&lmt=5

3 tuổi vs 30 tuổi - cuộc chiến dài bất tận

1.

- Sao đang ăn lại di cái bánh mì xuống đất thế kia hả Tin?

- Pim pim, Tin lái ô tô

- Mẹ hỏi Tin nhớ, đây là cái bánh mì hay cái ô tô???

- Cái ô tô!!!

- Đây là cái bánh mì, không phải cái ô tô!

- Ô tô!!!!!

- Di cái bánh mì xuống đất thế là bẩn nhớ, nghịch bẩn thế là hư hay ngoan?

- Ngoan!!!

- Nghịch bẩn là hư, hư thì bị mắng, thì mẹ không yêu đâu!

- Mẹ không mắng, mẹ yêu!!!!!

- Tin ngoan thì mẹ yêu, thế nghịch bẩn thế là ngoan hay hư?

- Là ngoan!!!!

Đôi co thế này chắc đến Tết Trùng Dương. Mẹ cú quá mẹ lấy cái que phát cho một roi vào mông. Tin tồ khóc tru tréo một tí xong mặt lì ra ngay. Mẹ hỏi, mẹ đánh có đau không, Tin tồ vẫn mắt mũi tèm lem nhưng vênh mặt, KHÔNG!!!

2.

Lúc sau Tin tồ tìm được một đoạn ống nước của bà ngoại, vác đi khắp nhà, vừa đi vừa lầm bầm: "Tin tìm xem ai hư, Tin đánh cho một roi nhớ." Mẹ bảo bỏ xuống không bỏ, còn cố tình đem vào phòng em bé huơ huơ lên. Mẹ quát mãi không nghe, mẹ cú quá giật cái ống nước vứt xuống đất đá binh một phát bay vào góc nhà. Tin tồ sợ mặt tái mét, miệng mếu xệch nhưng cố không khóc, lì mặt ra ngay xong lớn tiếng hỏi mẹ:

- Tin hỏi mẹ nhớ, đây là cái ống nước hay là quả bóng?
Tiếp theo :

1. Tin với mẹ đi ngủ trước, bố còn đang làm việc, ngồi dựa vào 3 cái gối. Tin ra lệnh dõng dạc: "Bố trả cho mẹ cái gối đi để mẹ nằm ngủ!" Mẹ cảm động sụt sùi tưởng con nó biết quan tâm. Bố sững sờ ngạc nhiên vội vàng trả ngay cái gối. Tin đưa gối cho mẹ rồi ra lệnh tiếp: "Mẹ nằm gối đi, đừng gối lên Mèo béo của Tin không Mèo béo đau đấy!"

==> Hậu quả của việc giáo dục con biết thương yêu động vật, kể cả động vật nhồi bông.

2. Nghỉ lễ, trưa Tin không chịu ngủ. Mẹ dỗ mãi không được tức quá rút điện thoại ra. "Alô, trường Chip Chip đấy ạ, cô giáo H. đấy ạ, cô ơi Tin tồ nó không chịu ngủ, thế cho nó đến trường cô dỗ ngủ với các bạn nhớ, vầng vầng, cảm ơn cô." Xong dập máy bảo Tin ngồi dậy thay quần áo. Tin khóc mếu đồng ý Tin đi ngủ ngay Tin không đi học đâu mẹ đừng bắt Tin thay quần áo. Nằm thêm 15 phút vẫn không chịu ngủ. Tin ngồi dậy chộp lấy điện thoại của mẹ, "alô trường Chip Chip đấy ạ, cô giáo H. đấy ạ, cô ơi Tin tồ nó không chịu ngủ...." (tua lại nguyên si không sót chữ nào", xong cười hề hề. Mẹ tức quá dậy bắt Tin thay quần áo thật. Đến đoạn này mới sợ, khóc om sòm rồi chịu nằm yên.

==> Chiêu này cũng như kiểu đi tán gái, chỉ dùng được 1 lần.

3. 10h tối Tin ngồi chơi ô tô. Mẹ gọi gần chục lần bảo đứng lên đi rửa mặt mũi tay chân, Tin lờ tịt coi như không nghe thấy gì. Mẹ cáu mẹ lôi vào toilet mắng cho một trận, Tin sợ Tin khóc lu loa. Mẹ hỏi thế sao mẹ gọi Tin không chịu nghe ngay, mẹ gọi Tin có nghe thấy gì không? Tin dụi mắt ngây thơ: Khôngggg.... Mẹ hỏi lại: Mẹ đứng ngay cừa phòng gọi Tin đứng dậy Tin có nghe thấy không??? Tin vẫn ngây thơ dụi mắt: Khônggggggggg.... Mẹ bảo: Thế tai Tin làm sao rồi, mai mẹ đưa Tin đi BS khám tai. Tin đưa 2 tay lên bịt tai khóc tru tréo: Tin không đi BS đâu!!!!! Mẹ hỏi lại: Thế mẹ gọi Tin có nghe thấy không? "Có, có!!!"

==> Chiêu này cũng chỉ dùng được 1 lần. Lần sau nó sẽ thản nhiên bảo: Vâng, mai mẹ cho Tin đi BS đi.

4. Ngày nghỉ, 10 rưỡi Tin còn chơi không chịu đi ngủ, lại bị mắng. Thông thường bị mắng xong bao giờ cũng đến bài vừa cười nịnh mẹ vừa bảo: "Tin ngoan rồi, Tin nghe lời rồi, mẹ yêuuuuu" Mẹ sẽ trả lời, "Ừ Tin ngoan thì mẹ yêu", rồi Tin cười ruồi, yên tâm thế là xong một trận chiến. Lần này Tin bướng quá, mẹ nhất quyết dỗi, mắng xong không dỗ Tin ngủ nữa, chỉ nằm bên cạnh. Tin nịnh mấy lần "mẹ yêu!!!" mẹ vẫn đường vào tim mẹ ôi băng giá kiên quyết làm mặt lạnh không cười không mẹ yêu không thơm Tin gì hết. Cứ tưởng một lúc buồn ngủ sẽ ngủ mất, hóa ra Tin trằn trọc từ 10 rưỡi đến tận 12h, buồn ngủ ngáp sái quai hàm rồi nhưng vẫn lăn qua lăn lại thỉnh thoảng quay sang nhìn trộm mẹ lúc đấy còn đang ngáp to hơn. 12h hơn mẹ buồn ngủ không chịu được nữa đành quay sang "Tin ngoan mẹ yêu", Tin thở phào cười ruồi một phát rồi ngủ luôn không đôi hồi gì hết.

==> Giống hệt bố mẹ, có chuyện gì nhất định phải giải quyết sòng phẳng xong mới yên tâm đi ngủ.

Lại nữa :

Bố Tin mua cho Tin một bộ đồ chơi ô tô tải chở than trên đường ray. Thấy ghi là cho trẻ từ 3 tuổi trở lên, nhưng "trẻ" 30 tuổi là mẹ Tin và thậm chí "trẻ" 60 tuổi là ông ngoại Tin cũng hì hục tháo tháo lắp lắp rồi ngồi đần ra xem nó chạy. Thật ra thì đấy là một thứ đồ chơi khá là ưu việt, chế tạo cực chính xác (ông Tàu chuyên làm hàng nhái xem ra bó tay vì chỉ cần lệch một tí là nó không chạy), chỉ cần 1 cục pin tiểu là nó chạy vè vè cả ngày, hết xúc than lại đổ than, vòng qua vòng lại. Ngồi xem nó chạy và nghĩ xem tại sao nó chạy được như thế là một việc khá thú vị.

Nhưng chính vấn đề là ở chỗ "ngồi xem" ấy. Một đứa trẻ 3 tuổi không khi nào thích "ngồi xem" cả, bà con công nhận không? Vì khi đã lắp lên rồi thì chả phải đụng đến nó, đúng hơn là không ĐƯỢC đụng đến nó, để yên cho nó tự chạy. Chỉ có thể can thiệp rất rất ít bằng cách bấm mấy cái nút cho nó chạy thêm 1, 2 chặng trong cả quy trình, mà việc này cũng khá là đơn điệu.

Thế là ra vấn đề. Tin tồ lúc mới đầu đã vồ lấy cái xe tải con mang ra ngoài chơi, sau khi mẹ nịnh nọt hăm doạ mãi mới chịu ngồi yên xem nó chạy. Xem được 2 vòng thì cậu lấy cái ô tô khác chặn ngang đường ray, thế là xe tải với than lăn lông lốc ra ngoài, phá tan nát cả quy trình ưu việt của món đồ chơi hiện đại. Ngồi thêm một lúc nữa thì cậu bê cả xe tải lẫn xe xúc ra ngoài, xếp lên trên hộp xốp và tự cho nó chạy, mỗi lần chạy một kiểu, lần nào cũng lao đầu xuống đất, xe đi một đằng than đi một nẻo. Rõ ràng là vui hơn, đúng không?

Thêm một lúc nữa thì Tin bẻ ngoéo 2 thanh đường ray ra, phát cho cụ một thanh, bảo "cụ alô đi, giả vờ đây là cái điện thoại". Mẹ đòi thế nào Tin cũng không trả lại. Hai mẹ con đôi co cãi cọ hết buổi tối, mẹ cuối cùng vẫn không thuyết phục được Tin xếp lại bộ đồ chơi theo đúng "quy trình", đành chịu thua. Có lẽ đành để cho nó tự "giả vờ đây là...." thì thú vị hơn nhiều là chỉ ngồi nhìn những thứ đồ chơi "hoàn hảo đến mức người ta chỉ việc ngồi nhìn và không phải tưởng tượng thêm gì cả" ((C)Momo). Hoặc là cất đi để thêm vài năm nữa, đến khi nó lớn thêm một chút xem sao. Nhưng xem chừng với bản tính phá phách di truyền của mẹ thì không mong chờ nó có thể chơi cái gì theo công thức được

Friday, June 15, 2007

Blog 5xu - Mười năm Netnam 6

Phần 6

Hồi mới chơi với netnam2. Có lần đang ở cty (hồi đó ngủ ngay tầng trên cùng của cty) thì thấy bảo vệ bảo có bạn tới tìm. Xuống thấy Chautuan đi xe 67 đứng chờ với một cái túi to. Mở túi ra đưa cho tôi một đống bao cao su, bảo: em phát cho cơ quan. Hóa ra hôm đó là 1.12, ngày thế giới chống HIV-AID. Tôi ôm vốc bao cao su xuống kho cho anh em, rồi quay chở ra, leo lên sau xe 67, đi phát bao cao su cùng Chautuan. Hai anh em chạy vòng vòng đường Lê Duẩn và Mạc Đĩnh Chi. Vừa đi vừa nhìn gái điếm đứng đường. Thi thoảng có người chào Chautuan thì dừng lại đưa bao cao su cho họ. Đấy là các chị ở hội đồng đẳng (những người làm nghề mãi dâm hoặc nghiện hút, nay tham gia phong trào tuyên truyền chống HIV.

Chautuan có bộ râu quai nón cực đẹp, mũi thẳng, mắt sáng, giống Bin Laden y chang. Anh cũng rất ghét đế quốc Mỹ. Và rất thương chị em làm nghề mãi dâm. Anh có nghề tay trái là quay phim chụp ảnh. Bên công an đi bắt ma túy hay mãi dâm, hay nhờ anh đi cùng để quay phim. Vì thế mà bị đánh vỡ đầu mấy lần vì tụi kia nhớ mặt (do có râu). Sau này đi quay ma túy, anh toàn phải cạo nhẵn. Chautuan là người ngay thẳng và trong sáng hiếm có. Một người cách mạng điển hình. Anh có thể nói tiếng bắc như người Hanoi và nói tiếng nam như người SG. Đúng là một nhà cách mạng. Mỗi tội không có tiền. Do ngồi ở Hồ con rùa suốt ngày nên quen hết tụi đánh giầy ở đấy. Chautuan toàn đi dép nhưng bọn đánh giầy khóai nhất vì có râu quai nón và hay cho chúng nó tiền.

Cái hồi Mỹ lấy lại tòa nhà sứ quán. Đang đập đi để xây lại thì tự nhiên tôi nghĩ ra là nếu đập đi thì mình không còn cơ hội thấy nó nữa. Liền gọi ngay Chautuan. Anh phi xe 67 qua đón tôi rồi ra đó chụp ảnh.

Trong nhóm đầu trò của netnam2, anh Chautuan luôn là thành viên tích cực nhất. Hình ảnh điển hình hồi đó khi bàn chương trình gì là 5xu bé nhất nhưng to mồm nhất, chửi Amin om xòm. Amin to đùng, mặt đau khổ, cứ giải thích: cái này Xu chưa hiểu. Còn Chautuan chắp tay sau đít đi đi lại lại, mồm lầm bầm: đang cãi nhau cái gì nữa không biết.

Bây giờ anh Chautuan bỏ sở y tế thành phố, đi làm cho doanh nghiệp. Thu nhập có khá hơn chút chút. Đổi được xe 67 thành xe dream. Mọi người bây giờ gọi anh là ông Râu nhiều hơn là Chautuan.

Chautuan quý tôi nhất netnam2 và thương Cua Đinh nhất. Cua Đinh thuộc lọai gái xinh của netnam2. Thế mà sau này đang làm cho EuropContinental gì đó, lương lậu cũng được. Lại đùng đùng bỏ đi Mỹ. Sau này có lần tôi liên lạc được thì chị đang làm nghề sửa máy điện thoại motorola. Tính Cua khá vui, mỗi lần tôi có bài hay trên forum là y như rằng Cua gọi và bảo: hay quá Xu ơi, để Cua mời Xu đi ăn nhé. Thế là hai chị em đi ăn.

Về sau netnam2 có thêm nhiều gái trẻ hơn. Ví như chị em Ukon. Hai đứa này nghịch dã man. Xuống bể bơi là chúng nó mò từng anh một lôi ra vặt lông chân. Sau Ukon lấy chồng sớm. Bây giờ em là chủ của cái shop Madarina chuyên về giày ở đường Lê Thánh Tôn. Năm ngoái có mở thêm chi nhánh ở Phố Huế, Hà nội. Chị em Ukon thân với Mav. Mà nói chung bất cứ member gái nào xuất hiện thì bắt đầu cũng thân với Mav. Mav có tài vẽ và làm quen gái. Nhưng không có tài dứt điểm. Nên bây giờ vẫn ế xưng ế xỉa. Mav nhà khá giả, ở một mình, các em đến chơi ngồi với Mav cả tối, thế mà cuối cùng toàn đi về sớm. Lão này càng ngày càng lười. Được cái chăm nghĩ ra cái mới nên sau gần 10 năm ngồi online ở nhà, nay đã đi làm Creative Director cho cty quảng cáo DAS ở SG. Lương nghe nói đủ để lão phục vụ 2 hobbies chính của đời lão là sách đồ họa và bia. Hồi đó ấn tượng nhất là em Sweet, một em sexy dã man, các bạn của em ấy cũng sexy dã man, bảo Mav là hỏng máy tính nhờ Mav đến sửa. Mav sợ không dám đến 1 mình, rủ Xu đi cùng. Đến nơi Mav thì sửa máy, Xu thì chui vào giường em kia nằm nghe nhạc, em ấy chui vào cùng. Sao mình hồi đó ngu ngơ thế ko biết. Bây giờ nghĩ lại thấy tiếc vật. Cách đây mấy tháng bhanh gọi đt nhưng người nói chuỵên lại là Sweet. Em này năm 1998 đi lấy chồng ở Mỹ, mất tích luôn, bất ngờ xuất hiện và gọi đt, làm mình nghĩ mãi ko nhận ra là ai. Nói chung các bạn gái netnam2 lấy chồng đi Mỹ nhiều quá, không thể nhớ xuể.

Mav trông thế còn khá hơn Uzi. Thằng này lười không để đâu cho hết. Đến tán gái nó cũng lười. Nên bây giờ đồng dạng với Mav. Thằng này không bao giờ thích đi quán xá đẹp. Đi thì phải kèm nó nó mới chịu vào. Đi discotheque thì bao giờ cũng chối đây đẩy. Thế mà có lần lên Blue, cậu lại là thằng ra sàn quậy hăng nhất. Bây giờ thì bớt lười rồi, quần áo ăn uống vào quy chuẩn hơn đựoc 1 tý. Cũng nói gương Mav đi làm ăn lương. Bây giờ nhìn nó không ai nghĩ chính là thần đồng NTV ngày xưa chưa đến 10 tuổi mà đã viết lời cho truyện tranh Phong Thần bán chạy như tôm tươi. Tinh hoa thằng này phát tiết khí hơi sớm nên tầm này chỉ bấm keyboard chơi game là hết vị.

Có một nhóm hai anh nữa, chỉ tham gia netnam2 thời kỳ đầu và nhanh chóng biến mất. Một là anhphung, nghe nói là anh ruột của guitarist Phùng Tuấn Vũ. Anh này có một cty bán máy tính ở gần Hồ Con Rùa. Anh kia là bạn của anhphung, tên account là Vupiano, ở ngoài đời thấy mọi người gọi là Vũ Jazz. Hình như anh là tay chơi piano nhạc jazz có hạng ở SG hồi đó. Anhphung có làm một bữa tiệc nhỏ nhưng thịnh sọan ở nhà hàng Gió Bắc, có vupiano, namn và tôi. Hôm đấy anhphung xỉn, cứ rơm rớm nước mắt và nói: em ạ, anh là người yêu nước. Anh vupiano thì đúng là nghệ sỹ dân chơi, toàn nói chuyện bậy, rồi đột nhiên kể về cái nghèo của miền Tây, quê của bồ anh: đêm tao nằm ngủ, vắt cái quần có cái bóp để 2 triệu ở đầu giường, sáng dậy chỉ mong bị mất tiền mà tiền vẫn còn nguyên. Sau anh vupiano đi Mỹ. Trước khi đi có làm một bữa bia mời bạn bè, riêng bạn netnam2, anh mời namn và tôi.

Một người nữa nay đã mất tích hẳn là Sandro. Anh này là người Ý, lúc trẻ đá cho AS Roma (đội B). Sau bị gãy chân, qua LA làm nhà hàng Ý hơn 10 năm. Thành tích nổi bật là đã từng được Michael Douglas mời tới nhà để nấu tiệc. Anh cũng chơi hết với nhóm vũ công nam của Tina Turner. Điều này khiến anh bị nghi là dân gay. Anh là chủ một nhà hàng Ý rất nổi hồi đó ở SG tên là Sandro Ristaurante (hình như viết thế). Nhà hàng này mắc tiền dã man. Tuy nhiên đến ăn không phải trả tiền. Ăn xong anh Phil cám ơn Sandro rồi đặt một tờ 10 ngàn lên mặt bàn một cách hết sức phong nhã. Động tác này tôi cố luyện mà không ăn thua. Mỗi lần netnam2 tụ tập ở cafe xem đội tuyển VN đá thì Sandro luôn gửi Pizza cỡ to đến. Lý do Sandro không đến xem thì rõ rồi, dân AS Roma cơ mà. Có lần đi với namn lên Apocalyse. Sandro đang hoành tráng ở đấy, anh em được bố trí ngay một bàn. Lúc đi về gọi tính tiền, thấy Sandro khoát tay một phát là bồi té mất. Về sau bố Sandro mất, anh về Roma ở với mẹ hơn 1 năm. Lúc quay lại SG béo ú. Sau đó anh qua Tokyo mở nhà hàng. Từ đó biệt tích.

Blog 5xu - Mười năm Netnam 5

Phần 5

Do có thời gian rảnh nên bọn tôi hay nghĩ ra các họat động tập thể. Đầu tiên là offline ăn uống hát karaoke. Sau thì đi dã ngoại. Hai chuyến đi đáng nhớ là đi thác số 4 và cái biển gì ấy. Đi thác số 4 có đọan đi bộ đến tận biên giới campuchia, có cả bộ đội biên phòng đi cùng. Bây giờ vẫn còn ảnh chụp ngồi cùng con hongnc (tức Hồng Nam Cực mà anh em gọi là Hồng Nắng Cực hoặc Hồng Bắc Cực) ở bờ sông biên giới. Còn đi cái biển kia thì con Hongnc nó dạy cả đoàn nhảy cái qué gì ấy rất dâm tục.

Con hongnc này rất nhắng. Nó ở SG thất nghiệp mấy tháng. Tôi với nó chán chả có việc gì bèn đăng ký lớp đi học tiếng Pháp ở IDECAF. Buổi chiều tôi qua chở nó đi. Trước học thì phải ăn. Hết tiền nên chỉ ăn phở. Ăn xong con hongnc còn bảo tao không cho mày dùng khăn lạnh, lấy cái gì mà lau mồm, không dùng khăn (vì hai đứa hết sạch tiền). Nó đúng là đứa phụ nữ quái dị nhất mà tôi biết. Nó nghĩ ra đủ trò, trò nào cũng buồn cười và quái thai. Năm 1998 anh em hay đi xem bóng đá đêm ở quán cafe trên đường điện biên phủ. Trận nào mà nó thua độ nhìn nó ủ rũ phát thương. Con này nghiện nhạc của Sting, thuộc rất nhiều bài hát của anh này.

Các họat động tập thể thì còn có mảng đặc biệt là tham gia các họat động từ thiện của báo Tuổi trẻ. Anh em vận động trên mạng, vận động người quen. Điểm đặc biệt là tạo ra văn phòng tiếp nhận ở quán Kem Công Trường ở Hồ Con Rua. Thay phiên nhau ra trực để tiếp nhận tiền và đồ. Có lần nhiều đồ quá, phải thuê taxi chở về nhà tôi. Taxi chở về đến nơi cương quyết không lấy tiền vì biết là chở đồ từ thiện. Nhà tôi thành kho tập chung đồ trước khi mang qua báo Tuổi Trẻ. Có lần nhiều đồ quá, không thể quét nhà hay lau nhà. Xong đến hôm chuyển đồ đi thì lại huy động member của Netnam2 đến bốc vác. Có lần có một chú lạ hoắc cũng tham gia vận chuyển đồ. Bê ra hành lang thì chỉ qua cái biệt thự bên cạnh và nói: nhà ông em đấy. Nhà đấy là nhà của ông Lê Đức Anh.

Trên netnam2 còn một nhóm nữa chỉ có 2 người là kph và ntn. Hai người này là hai người lập dị nhất mà tôi biết. Lập dị là thế này. Quen họ 10 năm rồi mà tôi chưa bao giờ thấy họ cáu. Cũng chưa bao giờ họ hé mở gì về cuộc sống cá nhân. Mặc dù cả hai đều rất thân với tôi. Đặc biệt là ntn thì cực thân. Có buổi tối đang chat thì mưa dữ dội. Đài nói đường phố ngập hết. Tôi bảo ntn là có khi phải đi xem đường phố SG hóa thành sông thế nào. Một lúc sau hết mưa, ntn đã đi xe máy đến dưới cổng (tôi ngủ ở cty). Hai anh em đi lăng quăng ngắm đường ngập đến tận đêm. Kph và ntn một thời gian sau là trụ cột của rạp chiếu phim 212 Lý Chính Thắng, chuyên chiếu phim phụ đề tiếng Việt. Bây giờ 212 Lý Chính Thắng trở thành Cinebox nhưng kph và ntn không tham gia nữa. Anh Hùng và AMinh bây giờ manage cái Cinebox. Hồi còn 212, ntn là người dịch phụ đề tất cả các phim. Mỗi tuần 2 phim, đều như vắt chanh. Sau này cả kph và ntn theo đuổi các dự án riêng nên sao nhãng rạp. Kph vẫn phiêu lưu các trò show và cuối cùng đã thỏa mãn ước mơ của mình với việc trúng thầu làm laser, lighting và parachute cho lễ khai mạc Seagame ở sân Mỹ Đình. Ntn thì dính vào nghiệp báo chí sách vở (ntn là người đầu tiên dịch các cuốn sách về Bill Gates, làm giàu cho ối đầu nậu ở SG). Hiện ntn là trụ cột của tờ Saigon Citylife.

Blog 5xu - Mười năm Netnam 4

Phần 4

Cục Gạch tự nhiên chán netnam2, xin nghỉ. Ở nhà chán, xin anh Phil vào Glassegg làm. Sau này tôi quay lại SG chơi, bảo Namn gọi Cục Gạch đi chơi. Namn bảo phải qua nhà nó đón, chứ nó không xài điện thoại. Tôi ngồi xe Hagen, Namn đi một mình, qua nhà Cục Gạch. Cục Gạch thấy đến rủ đi liền. Nhưng ra 1 cái là bắt tôi qua xe Namn, còn nó đi với Hagen.

Có lần khoảng năm 1998, netnam2 rủ nhau đi cái biển gì, tự nhiên quên. Tối ngủ nhà sàn, ăn uống nhảy múa, sáng hôm sau đi bộ hành quân từ biển qua núi. Cả hội đi vui vẻ. Riêng Cục Gạch đi chậm dần, rớt lại cuối đoàn. Vừa lê bước vừa ca thán mệt với ở nhà sàn ngủ sướng hơn. Tôi thì ở ban tổ chức, hehe, cứ lọ mọ đi cùng nó với an ủi nó. Tất nhiên an ủi một cục gạch thì nghĩa lý gì. Bỗng tự nhiên Namn đang đi trước một đọan, quay phắt lại, vứt cái gậy đang cầm trong tay, phăm phăm tiến đến trước mặt Cục Gạch chỉ mặt quát: đéo đi thì cút mẹ về. Thế là tự nhiên Cục Gạch vui vẻ hẳn, đi phăm phăm, rất hạnh phúc.

Cục Gạch thô ráp vậy mà lại là người đầu tiên có người yêu nhờ chat. Em ấy là thuyan. Thuyan hồi đó là em út của cả hội, được cưng lắm. Trong đầu tôi lúc nào cũng nghĩ thuyan là nhỏ tuổi. Mấy năm trước liên lạc lại, hỏi tuổi, hóa ra sinh năm 77, quá là lớn đi, hehe. Còn Cục Gạch sau này qua Úc, thi thoảng chat với tôi, vẫn than phiền là nếu tao có cái mồm tán gái như của mày thì nhiều gái chết lắm. hichic.

Trong đám netnam2 hồi đấy, quanh quẩn một hồi, có gần chục cặp yêu và lấy nhau. Anh ndanh lấy chị Tchau là vụ đầu tiên. Amin lấy Trang là vụ gần cuối cùng. Tchau sau khi lấy ndanh, mất tích luôn. Chỉ lo chồng con và gia đình. Có nick bamboo là vui nhất. Đấy là 2 chị em ruột. Cô chị xinh mà thằng em đẹp giai. Bamboo chị có nhiều anh thích dã man. Có cả Bamboo Fanclub mà mẹ bquyen dịch ra là câu lạc bộ quạt tre. Bamboo em thì có bồ là Hot, một cô người hoa. Nhưng cuối cùng lại lấy lamhloc (nguyen). Hai đứa bây giờ định cư ở Úc.

Tôi cũng có bồ từ netnam2. Lúc đó có account Saatchi của cty Saatchi. Nhiều bạn gái bên đó dùng chung nick này. Sau lần tổ chức đi chơi Thác Số 4. Về mới thân nhau. Có một bạn vớt được tôi. Còn một bạn khác tên là Chichi thì cả Hagen và Uzi ra sức vớt, vớt đến tận bây giờ vẫn chưa được. Hagen lúc đó có nhiều em khoái lắm, mà nó không chịu em nào cả.

Hagen là bạn tôi từ hồi tôi học đại học. Nó là anh họ thằng bạn thân tôi. Tết ở SG ra chơi, đi cùng, nên quen. Suốt năm đầu tiên ở SG tôi chỉ chơi với mình nó. Đi đâu cũng có nhau. Cuối tuần nó hay đến chỗ tôi ở, hai thằng đi cafe hay mua truyện về đọc. Nếu có Thể Công vào sân Thống Nhất đá thì mua vé đi xem. Sau này mỗi lần tôi vào SG, nó cũng chui ra ksạn ở với tôi để đi chơi cho tiện. Lúc tôi dính vào Netnam2 thì nó không nói gì, lẳng lặng theo dõi, rồi mua máy tính, modem, đăng ký account Hagen và vào chơi. Cuối cùng bạn netnam2 của tôi chuyển thành bạn nó cả. Hagen hiện là người làm về sở hữu công nghiệp thuộc loại giỏi nhất SG.

Namn, Hagen, Uzi và 5xu ngang tuổi nhau nên chơi thân thành nhóm. Ở netnam2 có nhiều nhóm như vậy. Ví dụ có nhóm anh Fool, TuanAlpha và Amin. Ba ông này là bạn thân của nhau từ ở ngòai đời, kéo nhau vào netnam2 làm bạn Net. Anh Tuấn và vợ là chị Ngọc bây giờ là chủ tiệm kim cương Alphana ở Đồng Khởi, hình như là tiệm kim cương lớn nhất SG. Năm trước chuẩn bị cưới vợ, nhân tiện vào SG làm nhẫn cưới và nhẫn đính hôn, khuyên tai cho vợ. Mới đến Alphana. Gần 10 năm không gặp (so với hồi ở SG thì đã kịp béo ú ra như con heo mọi), thế mà anh Tuấn chị Ngọc nhìn phát nhận ra ngay. Đâm ra một chú bắc kỳ nhà quê như mình tự nhiên bồi hồi và ngượng nghịu giữa cái cửa hàng kim cương sáng choang và im phăng phắc (không hiểu sao trong tiệm kim cương cả người bán lẫn người mua đều đi nhẹ nói khẽ).

Amin thì cực kỳ đặc biệt. Do thất tình nên đêm nào cũng đến nhà Fool khóc lóc. Fool chả biết làm gì, ngồi uống bia và chat. Amin ngồi cạnh xem. Dần dần nghiện. Lẳng lặng đi đăng ký account rồi vào. Ngay hôm đầu tiên online, gặp Namn và Xu, bị chửi tàn tệ, nhưng vẫn trụ được. Sau này Amin và 5xu đi đâu cũng có nhau như hình với bóng. Một ông trung niên to cao đen, một thằng nhóc bé tí. Một ông nói chậm rãi, một thằng nói như tiểu liên. Hồi đó tôi làm việc nhàn do bị xếp mới đì. Amin thì thất tình, chán việc. Hai anh em đi với nhau từ 9am đến 3am là bình thường. 80% thời gian đó là lanh quanh các quán cafe Hồ Con Rùa (hồi đó toàn quán cóc). Để bù cho quãng thời gian đã mất, sau khi lấy vợ 6 năm, Amin bắt vợ sinh liền 4 đứa con. Vợ Amin cũng quái kiệt, trong 6 năm sinh 4 đứa con, mua 5 cái nhà, được promote lên làm CEO cho một liên doanh sản xuất phần mềm. Chị cũng không quên thi thoảng spy chồng và phát hiện nhiều thứ hay. Chuyện này chỉ có Xu biết. Amin có hỏi cũng sẽ nhất quyết không khai.

Blog 5xu - Mười năm Netnam 3

Phần 3

Netnam2 ngoài giai còn có rất nhiều phụ nữ. Trong đó có bhanh và bquyen. Hai người bằng tuổi nhau, trùng cả họ và tên đệm. Namn nhận bquyen là vợ cả, bhanh là vợ hai. Ba đứa chúng nó đi đâu cũng có ... tôi. Nếu không có ai, thì vẫn có tôi.

Buổi chiều chiều, lúc đó bquyen còn làm cho cái cty đang xây dở tòa nhà Metropolitant, hay gọi đt cho tôi bảo tôi chạy qua đón. Hai đứa đứng ở đường Đồng Khởi. Tôi vẫn nhớ tôi gày gò bé tí, đứng cạnh bquyen xinh và điệu. Bquyen vịn tay vào vai tôi, mắt nhìn xa xa rồi bảo: tao với mày đi ăn cái gì nhỉ, hay tao dẫn mày lên tầng trên cùng của tòa nhà để mày ngó Saigon từ trên cao. Bquyen dẫn tôi đi rất nhiều chỗ xó xỉnh ở Saigon. Các hàng kem home-made, hay mì quảng, là nhờ bquyen mà tôi biết.

Nhà bquyen ở hơi xa, tận Thủ Đức, trên một mảnh đất rộng, cạnh sông. Anh em hay kéo nhau về nhà bquyen ăn uống tụ tập. Những hôm bình thường hay buổi tối, thường chỉ có tôi và Namn chạy xe xuống chơi với bquyen. Trên đường đi có một cây cầu nhỏ, lần nào phi qua cái cầu ấy Namn cũng bảo: bay này. Thế là xe bay phật một cái qua cái đường cong của cầu.

Bquyen có bà mẹ bé xíu, lái một cái xe Volswagen cổ bé xíu. Có bà ngoại rất già, suốt ngày ở nhà xem TV, nhưng chỉ xem kênh nước ngoài mới máu. Có lần sửa nhà, tôi thấy bà canh thợ, chửi thề rất hăng. Có lần tôi gọi đt đến nhà tìm bquyen, bà nghe máy, bảo bquyen không có nhà, rồi hỏi tôi là ai. Tôi bảo cháu là bạn bquyen. Bà quát um lên bạn bquyen thì cũng phải có tên chứ. Tôi bảo cháu là Xu. Bà bảo à thằng Xu, xong rồi buôn chuyện một lúc. Lúc cúp máy còn nói bye nhé. Rất óach. Lần cuối cùng tôi gặp bà, bà bảo cưới con bquyen sao cháu không đến, giận gì nó à.

Chuyện cưới xin của bquyen là chuyện vặt. Có lần khi còn son rỗi, bquyen ngồi cạnh tôi và hỏi: đố mày phụ nữ bọn tao làm sao mà tự do được, khỏi bị bố mẹ quản thúc. Tôi bảo: lấy chồng. Bquyen bảo: lấy chồng chưa tự do, mới chỉ thoát được bố mẹ, phải lấy rồi bỏ thì mới gọi là tự do. Sau đó bquyen làm đúng như thế.

Khác với bquyen, chinh chiến và yêu đương không biết mệt mỏi, thì bhanh mãi không thấy yêu ai. Mọi người bảo bhanh chỉ yêu Xu, mà Xu thì toàn bị mấy đứa con gái khác vớt. Chuyện này thực hư thế nào, tôi không dám hỏi bhanh.

Bhanh rất đặc biệt, làm cái gì cũng cẩn thận chỉn chu. Nhưng đi chơi thì cũng ác. Có lần bhanh đi với bọn tôi mấy ngày liền, chỉ về nhà thay quần áo. Đi chơi thì bhanh luôn ngồi sau tôi. Lúc chạy ngang nhà tự nhiên bảo: từ hôm qua tới giờ chạy ngang nhà mấy lần rồi mà không vào nhà. Nhậu ở nhà anh Fool cả đêm, sáng sớm tôi mở mắt ra đã thấy bhanh chơi với thằng Beo nhà anh Fool. Còn mỗi lần chị Hà chơi piano cho cả bọn nghe, thì bhanh ngồi cạnh dở cuốn nhạc. Cả hội mù nhạc, có mỗi bhanh biết nhạc, nên phải làm thôi. Có lần tôi than không có tv xem, Bhanh bảo tao mua cho mày một cái. Nói xong làm thật.

Blog 5xu - Mười năm Netnam 2

Phần 2

Cục Gạch là dân tin học, ra trường chắc là do học giỏi nên được nhận vào viện. Công việc của Cục Gạch là đi cài đặt WGM cho các khách hàng mới của netnam2. Mỗi lần đi cài như vậy, Cục Gạch được 50 ngàn. Sau này khi đã thân nhau rồi, mỗi lần lĩnh tiền, Cục Gạch gọi điện cho tôi (hồi đó toàn gọi từ số cố định của cơ quan) hẹn giờ rồi chạy qua chở tôi đi ăn. Từ chỗ nó qua chỗ tôi chỉ độ 3 phút đi xe máy.

Sở dĩ gọi là Cục Gạch vì tính tình, ngọai hình của nó y như cục gạch vậy. Vuông vức và thô ráp. Tâm của nó cũng vuông chằn chặn y như vậy. Nó không có đường cong. Nó không nghe lời bất cứ ai. Nếu có ai nói được nó thì người đó là tôi. Thằng này cự rất ghét người Bắc. Thế mà lại thân với bắc kỳ rặt như tôi. Điều thú vị nhất là tới nhà nó chơi, ba má nó đều nói tiếng Bắc.

Cho đến bây giờ, khi trở thành công dân Úc. Nó vẫn không dùng di động và đánh tennis vẫn đi chân đất nếu được phép. Nó có thể uống liên tục vài chai Heineken lạnh trong vòng vài phút trước sự kinh ngạc của Tuấn Mập. Hoặc uống cả thùng coca trong lúc xem mọi người đánh bài.

Trong đám account đầu tiên của netnam2, có một số đông là nhân viên và xếp của một facility ở Saigon thuộc công ty Morgan làm game 2D. Trong số đó có Tuấn, Namn và Phil. Sau này Morgan bên Mỹ phá sản, bằng nỗ lực phi thường của mình, anh Phil đã dựng nhóm họa sỹ người Việt của Morgan thành một cty 3D mà bây giờ rất nổi tiếng ở SG có tên gọi Glassegg. Namn trở thành giám đốc kỹ thuật của Glassegg. Tuấn Mập, xuất thân là tay lập trình cực giỏi, sau chán đời đi lang thang. Cuối cùng về làm ánh sáng cho Lush ở Lý Tự Trọng. Lush là do mấy người ở Glassegg bỏ tiền dựng nên. Gần 7 năm không gặp nhau, cách đây mấ năm, lần đầu tiên Namn dắt tôi vào Lush, gặp ngay Tuấn, thật mừng không tả xiết.

Lúc Phil dựng Glassegg, ngoài các nhân viên trung thành, anh gần như trắng tay. Một người bạn trên netnam2, là Fool, lúc đó cũng như bây giờ, là chủ tịch của công ty kiến trúc TTT, đã bị Phil thuyết phục làm office cho Glassegg và cho nợ tiền. Anh Fool và chị Hà vợ anh suốt mấy năm liền làm host cho dân netnam2 đế nhà ăn nhậu, oánh đàn, hát hò. Cả hai anh chị đều biết nhạc. Chị Hà là giảng viên nhạc viện. Anh Tâm là kiến trúc sư nhưng có thời là tay đệm piano được Trịnh Công Sơn ưng ý nhất. Phil cũng là một tay văn nghệ, lúc hứng lên anh cầm micro ở quán bar hát nhạc xưa (cả của Mỹ lẫn của Việt). Mà hát rất nghề.

Khi đi vào các building để tìm chỗ cho Glassegg, Phil đi cùng Rimc. Lúc đó Rimc mớ khoảng 29 tuổi và mới thôi làm giám đốc 3C Saigon. Hai thanh niên tài năng, ngon giai, sát gái, hào hoa và dâm đãng nhất Saigon ấy bước vào Melinh Point để thuê office. Tìm được tầng ưng ý, hai anh ghé qua một văn phòng của một cty Mỹ đã họat động, hình như là Nike, để ngó xem nội thất thế nào. Cô tiếp tân rất tinh tướng, không coi hai thanh niên hào hoa kia ra cái gì. Trong lúc Rimc mang sở trường của là uốn lưỡi năn nỉ gái ra để xin vào xem thì Phil chỉ thản nhiên bảo cô receptionist kia: Con mặt l^`n. Rồi bỏ đi.

Sau này Rimc làm cho TTT, trở nên nổi tiếng ở SG trong các hiệp hội doanh nhân. Năm ngoái hằng tuần thấy anh leo lên TV phát biểu rất hăng trong chương trình Làm Giàu Không Khó. Rimc có giọng nói rất đặc biệt, không ai nghe mà có thể nói Rimc là người ở đâu. Tâm tính của anh cũng vậy. Rất phức tạp. Anh cũng là người mưu trí. Tôi biết được ti tỷ mánh lới mẹo mực là nhờ học của anh.

Blog 5xu - Mười năm Netnam

Phần 1.

Năm 1997 tôi đang là cán bộ trẻ năng động công tác tại một cty xuất nhập khẩu ở Saigon. Trưởng phòng quý, giám đốc quý, cho nên các đề xuất của tôi thường được thông qua nhanh chóng.

Năm đó tôi đề xuất đổi cho tôi một cái PC tốt, có modem, và đăng ký dịch vụ email của netnam2 (phân viện công nghệ thông tin, ở đường Mạc Đĩnh Chi).

Năm 1997, cái modem là một thiết bị kỳ diệu. Tất nhiên là đắt tiền lắm.

Gửi được email ra nước ngoài lại là một sự kỳ diệu nữa.

Cả thành phố Saigon lúc đó chỉ có có một dịch vụ thư điện tử duy nhất là netnam2. Sử dụng phần mềm là WGM. Quay số điện thọai thường để kết nối vào server. Chỉ có 8 lines để kết nối vào server. Tức là nếu lúc đó có 9 người ở SG quay số để kết nối thì sẽ có một người đứng ngoài.

Mỗi ngày netnam2 đóng gói toàn bộ email của cả SG rồi gửi ra netnam HN một lần. Từ HN lại gửi đi Tây. Và ngược lại. Sau này đông email lên, thì ngày làm hai choác. (Chắc bây giờ dân blogger chắc không mấy ai biết đến cái tên Trần Bá Thái. Anh Thái ở viện công nghệ thông tin là người đầu tiên kết nối Việt-nam với phần còn lại của thế giới. Dịch vụ thư điện tử đầu tiên là Netnam thuộc đơn vị của anh Thái. Nhờ việc này mà anh Thái, có lẽ là dân IT đầu tiên của VN, được một tờ báo lớn của Mỹ, hình như là Washington Post, phỏng vấn).

Thế cho nên tôi rất hay sốt ruột, đêm nào cũng quay số để kết nối vào netnam2, xem có thư mới hay không. Có hôm rảnh rang thì nghịch các tính năng của WGM. Rồi thì vô tình vào teleconference. Và một sự kỳ diệu xảy ra, tôi thấy ở đấy có nhiều người đang nói chuyện. Đến hôm nay tôi vẫn nhớ có Victory đang đọc thơ. Những người còn lại lắng nghe. Kết thúc là "chuc ngu ngon, mong dep".

Rồi từ việc chat chit bằng tiếng Việt không dấu, mọi người quen nhau nhiều lên. Rồi hình thành forum với các box. Tất cả đều không có dấu. Nhưng vẫn chỉ có 8 lines điện thọai để kết nối. Có đêm đợi hàng tiếng đồng hồ, redial modem liên tục, để được vào chat. Tiếng rít của modem hàng đêm như vậy, nghe nhiều thành nghiện.

Cũng giống như forum bây giờ, forum của Netnam có admin, nhưng gọi là sysop. Sysop là các cán bộ nhà nước thuộc viện công nghệ thông tin. Các member là những người đăng ký account dùng dịch vụ email của netnam2. Chủ yếu là doanh nghiệp hoặc những người có nhu cầu liên lạc với nước ngoài. Mở account phải ký hợp đồng, trả tiền thuê bao rất đắt. Phí truy cập còn phải trả cả cước điện thoại nội hạt, hồi đó cực đắt. Vì các lý do này mà hành xử của cả sysop lẫn member đều hết sức đúng mực.

Sysop hồi đó có anh vusql, về sau lên viện phó, sau đó thì bỏ nhà nước. Có anh ndanh, bây giờ là giám đốc netnam2. Và có Cục Gạch. Nhờ quen thân sysop và họat động tích cực cũng như có tý danh tiếng ảo trên forum nên các anh sysop cho một account miễn phí, tên là 5xu. Từ đó có tên 5xu là thế. Trước đó dùng account của cty, tên là xunha, mọi người cũng đã túc tắc goi là Xu rồi, nên chuyển qua 5xu là chuẩn nhất.

Cậu bé 60 triệu USD 2

Bài 2: Chuyến bay định mệnh

Cha là tỷ phú nhưng cậu bé Lory sinh ra và lớn lên trong nghèo đói, chơi trò bắt dế, bắt chim với người cha dượng. Trong làng quê nghèo thiếu thông tin, mẹ con bé Lory không hề biết tin về cái chết của người cha tỷ phú gây chấn động thị trường chứng khoán trên thế giới. Mãi gần hai năm sau có nhóm người lạ mặt tìm đến...
Larry Hillblom sinh năm 1943 trong một gia đình bình thường ờ California. Năm 1969, sau khi tốt nghiệp Đại học Luật Berkeley, chàng trai 26 tuổi chỉ có trong tay 3.000 USD và định đầu tư vào cổ phiếu cho một hãng vận chuyển nhỏ ở San Francisco nơi đang làm việc để kiếm lời.

Ông tỷ phú lạ đời!

Tuy nhiên, ý định trên nhanh chóng thay đổi khi Larry gặp Adrian Dalsey và Robert Lynn. Ba người đầu tư nhỏ tuổi người California đã quyết định đầu tư vào dịch vụ chuyển phát bưu phẩm bằng đường hàng không từ San Francisco đến Honolulu ở đảo Hawaii. Thương hiệu nổi tiếng toàn cầu DHL được ra đời từ ba cái tên của những người đồng sáng lập là Dalsey, Hillblom và Lynn. Các ông cũng là người lập nên khái niệm đầu tiên về chuyển phát nhanh bằng đường hàng không. vài chục năm sau, DHL trở thành tập đoàn hàng đầu thế giới với 250 máy bay vận chuyển, 75.000 phương tiện chuyên chở, gần 200 ngàn nhân viên trải đều ở 5.000 văn phòng đại diện ở hơn 200 quốc gia.

DHL là hãng hàng không lớn thứ chín trên toàn cầu, cứ mỗi 58 giây lại có một máy bay chở hàng của DHL cất cánh. Ngoài bưu phẩm, DHL còn nhận chuyển máu, nội tạng và bất cứ thứ gì khách hàng yêu cầu. Thế nên có câu chuyện kể rằng một nhân viên DHL chuyển phát nhanh một cánh tay giả cho khách hàng ở Luân Đôn. Người khách hàng này nhận và lấp cánh tay giả vào cánh tay còn thiếu của mình và dùng cánh tay đó ký vào biên lai của DHL!

Vào thập niên 1980, vốn của Larry Hillblom trong DHL đã lên đến gần một tỷ USD. Ông giao lại người đại diện trông coi, còn mình thâm nhập vào các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam để đầu tư các dịch vụ kinh doanh du lịch. Ngoài Việt Nam, Larry còn đầu tư ở Philippines, Thái Lan, Singapore.

Đặc biệt, tỷ phú Larry rất khác người với sở thích mặc quần bò với áo thun ngắn tay bụi bặm. Larry cũng nổi tiếng thường xuyên la cà ở các bar rượu thâu đêm suốt sáng để tìm gái bản xứ mà không thích những cô người mẫu chân dài sẵn sàn ngã vào lòng gã tỷ phú chưa vợ bất cứ lúc nào. Larry Hillblom đã chọn đảo Saipan - một điểm nghỉ mát nổi tiếng xây khu biệt thự khổng lồ để định cư và bay qua lại Việt Nam bằng chuyên cơ riêng để đầu tư vào hai khu khách sạn, sân golf ở Đà Lạt và Phan Thiết. Ngoài ra, Larry Hillblom còn đầu tư vào River Side, công ty liên doanh ven sông Sài Gòn tại An Phú, quận 2 (TP.HCM).

"Nếu không đột ngột tử nạn, tỷ phú larry Hillblom sẽ đầu tư vào Việt Nam hàng trăm triệu USD nữa thông qua tập đoàn Danao ở Hongkong" - một người Việt thân cận của ông Larry cho biết.

Trưa Chủ nhật 25.5.1995, nghe tin tại đảo Micronesia gần đảo Saipan có một núi lửa vừa hoạt động trở lại, phun cột nham thạch khổng lồ cao cả trăm thước. Máu tò mò nổi lên, tỷ phú Larry vội sai người chuẩn bị máy ảnh, máy quay phim, gọi hai phi công trực chỉ nơi có ngọn núi lửa đang hoạt động. Chiếc chuyên cơ mang tên See's Bees không đến được nơi cần đến mà đâm xuống một vùng biển nhỏ của Thái Bình Dương. Mọi sự tìm kiếm đều vô vọng, 48 giờ đồng hồ sau, cơ quan cứu nạn thông báo cả ba người trên chiếc chuyên cơ đều tử nạn. Larry Hillblom lúc đó vừa tròn 52 tuổi. Thông tin này gây rúng động thị trường chứng khoán tại New York, Berlin, Tokyo, London. Cả thế giới đều tỏ ý tiếc thương tay tỷ phú tài giỏi, hào hoa nhưng bạc mệnh này. Các đội cứu hộ chỉ tìm được xác hai viên phi công, đến nay vẫn chưa ai tìm được xác của Larry Hillblom.

"Đi biển" một mình

Sau khi trở về Tân Xuân để tránh búa rìu dư luận vì lấy Tây có thai ngoài giá thú nhưng cô Bé không thể trốn chui trốn nhủi trong căn chòi lá rách nát mãi. Dù bụng mang dạ chửa, Bé vẫn phải ráng ra đồng đi gặt, đi làm cỏ mướn để kiếm cái ăn.

Trong lúc mang thai, cô Bé không có tiền để mua sữa uống, chỉ toàn cơm với rau mắm, thịt cá cũng chỉ là giấc mơ. Thế nhưng cuối năm 1994, thằng bé thiếu dinh dưỡng từ mẹ nhưng vẫn ra đời gần 4 kg. Bà mụ vườn soi ngọn đèn dầu leo lét cắt rốn, vỗ đánh đét vào mông đứa bé khiến nó khóc ngằn ngặt rồi reo lên: "Một thằng Mỹ lai, mày đặt tên nó là gì?". Ôm đứa con trai kháu khỉnh vào lòng, Bé ứa nước mắt ghép tên của mình và người tình tỷ phú.

Nhưng khi đi làm khai sinh cho cháu, lóng ngóng thế nào cha cô ghi lộn chữ Larry thành Lory. Cái tên Nguyễn Bé Lory ra đời từ đó. Thằng bé trổ giò lớn nhanh như thổi. Nó có khuôn mặt tựa người cha điển trai của mình nhưng lại thừa hưởng mái tóc đen mượt của mẹ. Nghe tin Bé sinh con, một người bạn của cô đã đến chụp Bé và bé Lory ba kiểu ảnh và gửi lên Đà Lạt cho người thân cận chuyển đến Larry. Nhờ những tấm ảnh này (chúng tôi sẽ đề cập ở phần tiếp theo), tỷ phú Larry mới biết mình có con rơi ở Việt Nam.

Năm 1995, khi thằng bé chưa đủ tuổi thôi nôi, một thanh niên tên H. ở Phan Thiết đến làm thuê ở Tân Xuân xót thương hoàn cảnh của bé đã ngỏ lời cầu hôn. Đối với Bé đó là mối tình đầu đời của cô dù cả hai đều là những người cùng khổ. Anh H. dọn về ở chung trong căn chòi lá với Bé ở Tân Xuân và hai người cũng sống với nhau không giá thú. Tuy nhiên, cuộc sống của họ thật sự hạnh phúc dù mỗi ngày phải làm thuê đong gạo ký. Bé Lory gọi anh H. là cha và nó luôn quyến luyến, nũng nịu đòi cha bắt dế, bắt chim mỗi chiều khi anh H. đi làm đồng về. Nó hoàn toàn không có thứ đồ chơi nào mà chỉ biết vọc cát quanh nhà. Thế nhưng căn nhà lá trống trước hụt sau vẫn đầy ắp tiếng cười của thương yêu. Khi bé Lory giáp thôi nôi, cả cô Bé và Lory đều không biết rằng cha nó - tỷ phú Larry Hillblom sắp có một chuyến bay cuối cùng. Cũng chính từ biến cố của chuyến bay tử thần này đã làm thay đổi cuộc đời của mẹ con cô Bé.

Cái chết của tỷ phú Larry Hillblom lúc đó cũng chưa có một ảnh hưởng nào đến cậu nhóc Nguyễn Bé Lory lẫn mối tình nghèo của Bé và anh H. Năm 1996, Bé sinh cho anh H. một đứa con gái bụ bẫm và đặt tên là Nhung. Một đêm hè 1996, khi Lory vừa lên hai tuổi thì có một nhóm người Tây có, ta có đi xe hơi bóng lộn xuất hiện tại căn nhà lá của cố Bé. Lory được đưa cho túi đồ đắt tiền nhưng lạ thay nó không buồn nhận mà như ý thức được điều gì đó nên khóc thét và ôm chặt người cha dượng. Hơn một năm trước, khi đến với nhau cả Bé và anh H. đều có chung lời nguyền rằng sẽ mãi mãi thương yêu nhau và chỉ có cái chết mới chia lìa đôi lứa. Liệu lời nguyền có bị bước qua khi có cả một "chuyến dịch" xuyên quốc gia từ Việt đến Hoa Kỳ chỉ để lấy được chữ ký của cô Bé?

Cậu bé 60 triệu USD

8 năm trước, dư luận thế giới xôn xao sau cái chết của nhà tỷ phú Lary Hillblom - ông chủ của hãng chuyển phát nhanh DHL - có tài sản hàng tỷ USD. Larry Hillblom chết mất xác trong một tai nạn máy bay, để lại nhiều đứa con rơi rải rác trên thế giới, trong đó có cậu bé Nguyễn Bé Lory ở Bình Thuận. Khi dư luận nổ ra thì Nguyễn Bé Lory biến mất tăm hơi, mang theo nhiều điều bí mật.

Bài 1: Chuyện tình của ngài tỷ phú

Mùa hè 2006, cậu bé triệu phú Nguyễn Bé Lory và mẹ bất ngờ trở lại VN. Chuyến đi được giữ bí mật tuyệt đối và Lory chỉ có 2 ngày về thăm ông ngọai ở Tân Xuân, Hàm Tân, Bình Thuận rồi bay ngay sang Mỹ. Nhất cử nhất động của cậu bé 13 tuổi đều được 2 vệ sĩ người Mỹ to đùng, mang kính đen bảo vệ và giám sát hết sức nghiêm ngặt. Không đầy năm năm nữa, Lory sẽ tiếp nhận khối tài sản thừa kế xấp xỉ 60 triệu USD!

Chuyến trở về của cậu bé Lory đã gần 1 năm nhưng với ông Mười Thân (ông ngoại của Nguyễn Bé Lory) nó vẫn còn mới tinh như vừa diễn ra hôm qua. Khi nó sinh ra, ông đã hứng không biết bao nhiêu dè bỉu, khinh khi của xóm giềng và búa rìu dư luận. Dù vậy, ông vẫn nuốt nước mắt chạy đôn chạy đáo lo cho mẹ tròn con vuông. Dù nó là đứa cháu ngoại mắt xanh, mũi lõ nhưng ông rất thương nó vì thằng nhỏ quá bất hạnh. Lúc sinh ra đã không biết mặt cha... Ông Thân mừng cho tương lai giàu có của con gái một thì mừng cho sự trở về VN của con gái và đứa cháu ngoại lai Tây đến 10 lần.

Không quên ngày tháng đói nghèo

Chuyến trở về của con và cháu đã giải tỏa hết bao nhiêu lo lắng khi mà liên tục có nhiều lời đồn thổi cho rằng thằng bé Lory không phải là con ruột của Lary Hillblom. Độc miệng hơn, người ta còn thêu dệt rằng con gái ông đã bị lừa đảo sạch hàng chục triệu USD tiền thừa kế và đang phải sống vất vưởng, ngửa tay nhờ cứu tế bên Mỹ....

Ngày trước ông Thân và các con ở trong một căn nhà lá trống hoác, nền nhà bằng đất đen xỉn lúc nào cũng đọng nước. Nghèo, rồi buồn chuyện con gái lấy Tây nên ông đâm ra nghiện rượu. Bây giờ ông Thân đã bỏ rượu, căn bệnh dạ dày cũng đã dứt. Ông dọn ra mặt đường ở trong căn nhà tuy không bề thế nhưng khang trang, sạch sẽ mà con gái ông gửi tiền về mua. Con gái và cháu ngoại cứ đòi ông đưa về căn nhà lá cho bằng được. Căn nhà lá vẫn đầy ắp những kỷ niệm không thể nào quên của cha con ông. Đặc biệt là Nguyễn Bé Lory, đứa con trai của tỷ phú Larry Hillblom, đã cất tiếng khóc chào đời ngay tại căn nhà này, trên chiếc giường tre bị mọt và cáu bẩn. Cậu bé triệu phú đã chụp từ trong nhà ra ngoài sân hàng trăm kiểu ảnh, còn mẹ nó thì ngồi bệt xuống nền đất khóc ngon lành.

Con gái tuổi Dần đa đoan

Nguyễn Thị Bé là con gái áp út của vợ chồng ông Thân. Bé sinh vào một đêm tháng 7.1974, ông Thân nghĩ thầm trong bụng, con gái tuổi Dần này rồi sẽ đa đoan và trắc trở.

Vợ mất sớm, ông Mười Thân gà trống một nách xốc vác nuôi tám đứa con, nhiều lúc trong nhà không có gạo để nấu đủ cơm cho các con ăn. Ngày đó, Tân Xuân vẫn có nhiều rừng nên nhờ thế ông mới nuôi nổi các con bằng nghề đốt củi làm than. Những đứa trẻ sống lăn lóc như củ khoai rồi cũng dần lớn, đều sớm thất học vì một mình ông Thân không thể kham nổi. Bé học hết lớp 5 thì bỏ học và đi ở đợ cho những nhà khá giả trong vùng. Cô bé đen nhẻm nhưng được cái lanh lợi và giỏi giang, ai kêu gì cũng làm. 13 tuổi, Bé có thể làm mọi việc từ gánh củi, gánh nước mướn, giữ em đến đi cấy, đi gặt ngoài đồng. Năm 1992, khi bước vào tuổi 18, Bé gạt nước mắt gói ghém vài bộ đồ cũ từ giã gia đình ra Phan Thiết để giúp việc nhà cho một người bà con xa.

Cũng trong thời điểm trên, trong quá trình đầu tư ở VN, tỷ phú Larry Hillblom bị thu hút bởi vẻ đẹp của Phan Thiết đã bỏ tiền ra mua lại khách sạn Vĩnh Thủy của Công ty du lịch Bình Thuận. Sau đó, ông đầu tư hàng chục triệu USD để xây dựng khách sạn bốn sao Novotel Coralia Oceane Dune và sân golf 18 lỗ được đánh giá là một trong những sân golf đẹp nhất châu Á Thái Bình Dương lúc bấy giờ. Khách sạn Novotel được kiến trúc như một chiếc du thuyền nằm sát bờ biển và sân golf tuyệt đẹp với diện tích 65.000m2 đã trở thành điểm đến ồ ạt của giới doanh nhân nước ngoài vào cuối tuần.

Cô Nguyễn Thị Bé được bạn bè rủ nộp đơn xin việc ở Novotel dù một chữ tiếng Anh cắn đôi cũng không biết. Để xóa bỏ cái tên nhà quê, Bé điền vào đơn xin việc với cái tên khá mỹ miều Nguyễn Thị Ngọc Hiền. May mắn sao cô Bé-Ngọc Hiền được nhận làm hầu phòng... Mấy tháng sau, từ một cô gái ốm yếu, đen đúa Bé đã phổng phao, trắng da, dài tóc và lọt vào mắt của ông chủ Larry Hillblom. Bé tâm sự với gia đình rằng cô hoàn toàn không biết Larry là một tỷ phú, cô chỉ thấy sự kính cẩn cúi chào của các nhân viên hay du khách khi ông đi ngang qua. Tâm sự của Bé là hoàn toàn thực tế bởi dù là tỷ phú, Larry Hillblom vẫn mặc quần jean, áo thun hết sức bụi bặm. Thỉnh thoảng tỷ phú này mới diện veston để ký kết hợp đồng với các đối tác hay tiếp khách.

Trong một lần dọn phòng, Bé đã trao đời con gái cho ông chủ mặc quần bò và thích con gái bản xứ những nơi mình đến đầu tư. Sau những lần như thế, ông chủ cưng Bé thấy rõ. Ông chủ thường dúi tiền cho cô tiêu vặt nhưng công việc hầu phòng của cô vẫn không thay đổi. Rồi cái thai trong bụng cũng lớn dần khiến cô nôn ọe liên tục. Không dám thú nhận có bầu với ông chủ giàu có vì nghĩ mình nghèo, sợ mang tiếng "thấy người sang bắt quàng làm họ", Bé lẳng lặng rời khỏi nơi làm việc trở về căn nhà dột nát của gia đình ở Tân Xuân.

Nghe nói khi Bé đã bỏ đi, tỷ phú Lary Hillblom đã cho người tìm kiếm mấy lần nhưng có lẽ cả người phái đi lẫn người được phái đi tìm đều thiếu quyết tâm. Cũng có thể cái tên Nguyễn Thị Ngọc Hiền và Nguyễn Thị Bé tréo nhau nên cuộc đời mẹ con cô Bé phải gặp nhiều sóng gió truân chuyên...

(còn tiếp)

Về tỷ phú Lary Hillblom:

Sinh ra trong 1 gia đình thuộc dạng trung bình ở bang California (Mỹ), khi còn nhỏ ông rất say mê học tập với tham vọng lớn lên sẽ kiếm thật nhiều tiền. Năm 1969, sau khi tốt nghiệp ĐH ngành Luật, Larry quyết định đến New York tìm cơ hội làm ăn và góp vốn với hai người nữa mở công ty DHL. Trải qua 35 năm trưởng thành và phát triển, đến nay DHL đã bao trùm trên toàn cầu, văn phòng đại diện được đặt ở 200 quốc gia với gần 4 triệu khách hàng, trong đó có VN, hàng chục máy bay Boeing vận tải, hàng chục ngàn xe tải chuyên dụng. Cổ phần của Lary Hillblom trong DHL lên đến hàng tỷ USD. Tuy giàu có nhưng trang phục chính của Lary Hillblom là quần bò bạc màu và áo thun ngắn tay. Chính vì vậy mà ông được giới kinh doanh đặt cho cái tên "tỷ phú quần bò".

Cuối năm 1992, Lary Hillblom sang VN tìm cơ hội làm ăn. Thế rồi trong thời gian nâng cấp khách sạn Vĩnh Thủy, "tỷ phú quần bò" đã phải lòng cô gái Việt tên Hiền (tên khai sinh là Nguyễn Thị Bé), sinh năm 1974 tại xã Tân Thuận, Hàm Tân, Bình Thuận. Ngày 20.5.1995, nghe tin cách quần đảo Mariana thuộc Mỹ khoảng 1.000 dặm có 1 núi lửa vừa hoạt động trở lại, đang phun ra những cột nham thạch rất kỳ lạ, Lary liền bay về Mỹ rồi kéo viên phi công riêng của mình lên máy bay để tới xem cho biết. Khi bay được 100 dặm, gặp thời tiết xấu, máy bay của Lary trên đường quay trở lại thì gặp sự cố và đâm thẳng xuống biển. Sau nhiều ngày tìm kiếm, lực lượng cứu hộ chỉ tìm thấy một phần thi thể của viên phi công mà không tìm thấy xác của Lary.

Những bài thi Lịch sử cười ra nước mắt

TPO - Theo thông tin từ nhiều Hội đồng thi, kết quả môn Lịch sử hết sức đáng buồn, nhiều bài làm của thí sinh đã bộc lộ những nhận thức về lịch sử lệch lạc đến tệ hại.

Mặc dù theo nhận xét chung của các giáo viên, đề thi tốt nghiệp môn Lịch sử năm nay dễ hơn so với những năm trước, thí sinh chủ yếu chỉ cần trình bày những kiến thức cơ bản, không yêu cầu học sinh phân tích, lí giải. Như vậy một học sinh có học lực trung bình cũng có thể làm được.

Đáp án của Bộ GD&ĐT cũng ngắn gọn, giản đơn. Trong hướng dẫn chấm thi của Bộ GD&ĐT nói rõ: "Thí sinh trả lời câu hỏi theo cách riêng, nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản vẫn cho đủ điểm".

Vậy mà tại Nghệ An, tỉ lệ bài thi đạt điểm trên trung bình vẫn không nhiều, còn số bài thi dưới điểm trung bình (kể cả điểm 0) lại khá phổ biến. Điển hình như túi bài thi có mã số HBS 1701-1724 (24 bài), tổng điểm chỉ đạt 40,5, trong đó chỉ duy nhất 1 bài đạt điểm 5, còn lại đều dưới điểm trung bình; túi bài thi mã số HNS 6801-6824 có 24 bài, tổng điểm 49, trong đó không có bài nào đạt điểm trên trung bình.

Thậm chí có túi bài thi 24 bài nhưng tổng điểm chỉ đạt 32, trung bình mỗi bài thi chưa đủ 1,5 điểm. Đặc biệt rất nhiều bài làm của thí sinh trả lời sai kiến thức, sự kiện và khái niệm cơ bản, diễn đạt, hành văn lủng củng, sai cả từ ngữ, ngữ pháp và tệ hại nhất là những sự "nhầm lẫn" và nhận thức lệch lạc về lịch sử.

Trong câu hỏi số 1, đề I, yêu cầu thí sinh trình bày nội dung Hội nghị thành lập Đảng, bài thi có mã số phách HNS 3002 trả lời: "...Tiếp tục công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc... nêu cao khẩu hiệu "tất cả cho tuyền tuyến, tất cả cho nhân dân".

Khi nói đến sự thống nhất các tổ chức Cộng sản để thành lập ĐCSVN, có thí sinh viết: "Trước tình hình đất nước bị bọn thực dân xâm lược, Đảng và Nhà nước ta quyết định thành lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam..." (HES 2521).

Có thí sinh đã dùng sai thuật ngữ và sai ngữ pháp như: "Thông qua chính sách điều lệ vắn tắt, sinh hoạt vắn tắt", "kỷ cương vắn tắt" (HNS 3001)... Một thí sinh khác lại viết: "Chiến dịch Hồ Chí Minh 1970, quân ta tiến vào Him Lan, Bản Kéo, lần lượt giành các đồi A1, C1, D, E... Hai bên chiến đấu giằng co quyết liệt và cuối cùng ta đã giành thắng lợi buộc Mỹ phải kí hiệp định Pari năm 1972".

Cũng câu hỏi trên, bài thi có mã số phách HNS 1420 trả lời: "...Đêm 30/12, rạng sáng 1/1/1975, nhân lúc quân lính Mỹ (...) đang say sưa, quân ta tấn công. Tiếng súng đầu tiên nổ lên, kháng chiến bắt đầu. Giặc lúng túng chống trả không kịp, bỏ cả đồn bốt chạy sang Trung Quốc".

Thí sinh có bài thi mang mã số phách HSS 6206 nhầm lẫn sự kiện Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 với chiến dịch Điện Biên Phủ: "...Đến ngày 30/4/1975, bộ đội ta đã tiến thẳng và bao vây Điện Biên Phủ... ".

Khi nói về tội ác của Mỹ - Diệm, có thí sinh viết: "... Mỹ - Diệm đã đàn áp nhân dân, lôi kéo người dân vào nhà chứa và đưa họ vào con đường nghiện ngập... Mở các lớp học, bắt người dân không học về lịch sử Việt Nam mà phải học về những gì mà các giáo sư Mỹ dạy" (HSS 6208).

Viết về ý nghĩa lịch sử của Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, bài làm của thí sinh mang mã số HVS 4602 : "...Mùa xuân 1974-1975, quân và dân ta không chịu được cảnh đàn áp của thực dân Pháp... Sau Lê Lai, Lê Lợi không chịu được cảnh lòng mang dạ sói của thực dân Pháp, đã nổi dậy đấu tranh năm 1975... nổ ra dòng dã 2 ngày 1 đêm và quân ta đã đánh đuổi thực dân Pháp... Mùa xuân năm 1975 máu chảy thành sông, người chết thì nhiều. Sau Lê Lợi lên làm vua được vài năm là chết”.

Ở câu 1, đề II, phần lịch sử Việt Nam, khi trình bày tình hình nước ta sau năm 1945, nhiều thí sinh viết: "...Cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ thành công thì VNDCCH gặp khó khăn từ nhiều mặt..." (HAS 0604, 0606, 0608...), "...quân Anh vào Việt Nam với danh nghĩa là giải tán quân Pháp... quân Tưởng tiến vào miền Nam Việt Nam..." (HES 1209), "...Tưởng là một tên Việt gian bán nước", "...sau Cách mạng Tháng Tám, các khu công nghiệp bị tàn phá nặng nề..." (HNS 1424).

Ở phần thi lịch sử Thế giới, sự sai sót cũng rất phổ biến. Trình bày diễn biến cuộc nội chiến ở Trung Quốc (1946-1949), có thí sinh viết: "...Mở đầu là cuộc binh biến Ba Son. Tại đây công nhân đã nổi dậy đình công, đứng đầu là Ba Son, một liệt sĩ cách mạng. Phong trào bị phát xít Nhật đàn áp dã man. Ba Son đã bị giết hại..." (KBS 3208).

Một thí sinh khác nêu: "...Năm 1946, ở Trung Quốc hình thành hai tầng lớp riêng biệt đó là cách mạng XHCN do Mao Trạch Đông lãnh đạo và dai cấp vô sản do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo..." (HNS 1420).

Còn rất nhiều bài thi có những sự nhầm lẫn và thể hiện những sự hiểu biết nông cạn của thí sinh mà chúng tôi không thể kể hết trong khuôn khổ một bài báo. Điều này cho thấy, khi thực hiện một kỳ thi nghiêm túc, những yếu kém về kiến thức lịch sử trong học sinh mới được bộc lộ. Qua đây có thể nhận ra một thực trạng đã đến mức "báo động đỏ" trong việc dạy và học môn Lịch sử ở nhà trường hiện nay.

Theo nhận định của nhiều giám khảo, môn Lịch sử là môn thi có nhiều thí sinh đạt điểm kém nhất và với tình hình trên sẽ có nhiều trường tỉ lệ đỗ tốt nghiệp chỉ đạt mức dưới 50%.

Trung Thu - Hoàng Hảo