Wednesday, January 23, 2008

Mềm nắn rắn buông - hehe

(Copy từ Blog mayvodanh)

Sống ở Hà Nội (với tớ) là một thách thức (thú vị)”.

Giả dụ bạn là người địa phương khác, người Nam chẳng hạn (với đa số dân HN, người Nam nào cũng là anh hai Sài Ghềnh. Tương tự với nhiều dân Nam, thằng Bắc kỳ nào cũng là người Hà Nội tuốt. Không chết ai), ra Hà Nội, vào một quán phở.

  1. Nếu bạn bị người bán “bụp”. Kết luận luôn: Chứng tỏ bạn “mềm”
  2. Nếu bạn bụp lại người bán. Kết luận luôn: Chứng tỏ bạn “cứng”

Hai trường hợp này quá bình thường. Không có gì đáng kể. Trường hợp thứ 3 mới có chuyện.

Nếu thực sự bạn chỉ là người “mềm”, mà bạn gồng lên cho nó “cứng”, đại loại vào quán phở mà nói một câu hống hách hay không lọt tai. Xong. Bình thường người ta chỉ tạt vào mặt bạn có 1 ca nước sôi thôi. Vì bạn gồng cho “cứng”, bạn sẽ ăn 3 ca nước sôi vào mặt, gạt không kịp. Hoặc ngược lại, bạn thực sự “cứng”, chủ quán phở “mềm” mà lại cố gồng. Thì điều xảy ra cũng tương tự. Chấp nhận đi. Ai bảo!

Thế lày là thế lào? Rườm ra quá!

Dân kẻ chợ nó vậy chứ sao.

Cuộc đối đầu của 2 kẻ xa lạ gặp nhau lần đầu bao giờ cũng bằng ánh mắt, cử chỉ rồi đến câu nói đầu tiên. Tức là gần như ngay lập tức bạn sẽ được “cân” xem loại nào, bao nhiêu. Cứng hay mềm để nắn hay buông.

Những người sắc sảo là những người cân giỏi cân đúng và cân nhanh. Và chẳng bao lâu họ thân tình, đùa đãi, hoặc ai làm việc đấy, nước sông không phạm nước giếng.

Những người không sắc sảo, họ biết mình vậy, nên chẳng có chuyện gì xảy ra.

Bi kịch chỉ dành cho những kẻ tưởng rằng mình sắc sảo, hoặc hồ đồ cân sai, cân điêu và cân chậm. (có một số dân địa phương ở phía Bắc (trong đấy có cả một khu vực hành chính thuộc thành phố Hà Nội – không phải thủ đô Hà Nội đâu nhé) có truyền thống cân sai. Chuyện này lúc nào thích gây chiến tranh địa phương sẽ kể sau. Giờ đang sống hòa bình).

Đại loại như tình huống thế này:

1.

Quán đông, trời nắng, vỉa hè hẹp, phở ngon, giá rẻ, công an đuổi liên tục. Khách ăn gì thêm thì tự phục vụ, quán mặc định thế.

Thế mà bạn lại đòi thêm lọ dấm. Lại lên cái giọng: “Lấy cho lọ dấm cái đê!”. Xong rồi đấy.

Bạn sẽ bị bụp lại thế này: “Từ từ. Đây không có 10 tay nhá!” (sỗ sàng hơn, tùy theo cách bạn lên giọng, câu đấy có thể là: Này, bà chỉ có mỗi hai tay thôi, đéo có 10 tay để phục vụ dấm mới ớt đâu nhé! Muốn ăn thì tự đứng lên mà lấy. Công an đuổi bỏ mẹ. Ngồi chổng giái ra đấy mà sai. Haha!!!)

Tình huống này, bạn cân sai hoàn cảnh, đối tượng rồi đấy.* (đọc thêm phần bonus ở dưới, không thì dài dòng mất tập trung quá)

2.

Khách gọi bát phở, thấy không có miếng hành nào hết.

Hỏi bà chủ:

- Cho xin ít hành. Sao phở lại không có hành thế này!

- Hết (chỏng lỏn)

- Này, hết thì bà nói cho tử tế, đây thông cảm. Đây ăn phở trả tiền đầy đủ chứ có nợ hay trả tiền rách đéo đâu. Đéo ăn nữa! (cắp đít bỏ đi). (sỗ sàng hơn, tùy vào mặt và giọng người bán hàng, câu đấy có thể là (xin lỗi, rất tục) “ĐM. Hết. Nói như cái l... ấy. Phở không có hành thì ăn thế l... nào được. ĐM. Thế mà cũng há cái mõm ra nói được” rồi cũng cắp đít bỏ đi).

Tình huống này, người bán hàng cân sai đối tượng.

Thế đấy!

Thế nên ở một entry trước tớ mới nói: “Sống ở Hà Nội (với tớ) là một thách thức (thú vị)”.

Nếu không như thế thì sao?

Bạn có thể sẽ có ý kiến: Sao sống mệt thế nhỉ! Sao người Hà Nội quá quắt thế nhỉ?

Vầng! Nếu không như thế thì nó sẽ thế này:

  1. Bạn sẽ thấy mọi cuộc đối thoại vô cùng nhạt nhẽo. 10 ngày 10 câu hỏi thăm như nhau. 10 ngày 10 lời khen như nhau. Một ngày nào đó bạn có thể nhận được cả những lời khen đại loại: “Ối giời ơi! Hôm nay anh (chị) pha nước lọc ngon thế”. Câu khen này giống bị chửi vào mặt lắm.
  2. Bạn sẽ không bao giờ thấy được những cuộc đối thoại tung hứng thăng hoa và độc đáo cực kỳ thú vị – cuộc chơi những người sắc sảo. Và cái này người ta gọi là có duyên đây.

Vậy rồi sao?

- Nếu mềm, hãy cứ là mềm, không ai tử tế mà lại đi bắt nạt người hiền lành cả (chỉ thỉnh thoảng có vài đứa quá quắt thật sự, nó sẽ bị người khác bụp lúc này hay lúc khác. Bọn này thường bị hắt cỡ 3 ca nước sôi vào mặt một lúc)

- Nếu đủ cứng, hãy lao vào cuộc chơi, có ăn có thua, bạn sẽ thấy cuộc sống cực kỳ thú vị và trên đời có những con người cực kỳ hay ho.

- Nếu không phải 2 dạng như trên thì đừng xử sự... thiếu chừng mực, hay còn gọi là kệch cỡm. Đất kẻ chợ 70 người thì 69 anti kệch cỡm. Bất kỳ lúc nào ở đâu với ai sự kệch cỡm cũng bị bụp đến nơi đến chốn.

Cuối cùng thì đất kẻ chợ thực sự là một cái gương để bạn soi vào đấy và biết mình là ai. Thực sự là một thách thức (À nhân tiện nhắn: nếu bạn thấy một người hiền hiền, bạn bảo rằng người ta hiền, hầu như không phải đâu. Điều đó chỉ nói lên rằng: bạn mới là người hiền thôi. Còn họ, gặp người không hiền họ mới ra mặt)

Bonus:

  1. Bạn cứ thử sống ở HN một năm xem, mưa nắng thất thường. Tháng 3 ẩm ướt bức bối. Tháng 5 nắng đầu mùa rôm sảy cắn râm ran. Tháng 7 nước lên oi ngộp. Tháng 12 lạnh cắt da cắt thịt. Bạn có chắc tính tình hòa nhã mãi được hay không. Hay lúc ấy nhìn đứa nào chảnh chọe lại thấy ngứa mắt “người xấu, đứng đái trông cũng thấy xấu”. Vậy đấy, bạn phải biết ứng xử cho hợp với thời tiết.
  2. 7 nghìn đồng một bát phở. Vốn liếng hết 6 nghìn rồi. Lãi có 1 nghìn đồng. Chỗ ngồi không có. 1 buổi sáng người ta phải bán 100 bát phở mới có cái ăn. Mỗi bát phở chỉ có 5 phút ngồi, mà bạn ngồi gẩy mấy cái bánh phở hết nửa tiếng, lại còn đòi tăm, giấy ăn, nước trà để uống, thế thì có phải không? Sáng ra gặp cỡ 2 thằng khách như bạn, thì nhà hàng đóng cửa đi ăn mày. Tớ mà gặp trường hợp này, tớ nói thế này: “Em ơi, có cần xay bánh phở ra rồi cho người cầm thìa bón tận miệng không, cho nó nhanh và an toàn. Chứ em ăn thế này, vừa lâu vừa dễ đau dạ dầy!” Bạn muốn được phục vụ đến tận răng, hạnh họe này nọ, thì vào chỗ phở 30 nghìn một bát. 10 nghìn tiền phở, 20 nghìn tiền phục vụ, nó chiều bạn như chiều vong. Vậy đấy, bạn phải biết ứng xử cho hợp với hoàn cảnh.
  3. Bạn từ miền Nam ra, ăn phở đòi thêm giá, húng (rau quế) không có, thì cũng đừng trách cứ. Dân kẻ chợ nó vốn bảo thủ. Cũng chính vì vậy nó mới bảo lưu được cho bạn bát phở còn nguyên hương vị cũ mà bạn mỗi lần ra phải ghé vào ăn. Bởi nếu không bạn cứ ăn phở Bắc ở Sài Gòn là được rồi. Nếu bạn có bị mắng, cũng phải chịu thôi. Bạn đã không biết cách nhập gia tùy tục.
  4. Mệt quá rồi đi ngủ, hôm nào khỏe viết tiếp. Bất ngờ chưa! Haha

No comments: